Thắp sáng ngọn lửa thiện nguyện cùng cả nước chống dịch
Phóng viên - 20/08/2021 | 6:48 (GTM + 7)
Virus Sars-CoV-2 đã khiến gần 300.000 người bị nhiễm bệnh và vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Bên cạnh những nỗ lực từ phía chính quyền và ngành y tế thì đội ngũ thiện nguyện cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Hơn 21h đêm, khi mà đường phố Sài Gòn chìm trong giấc ngủ thì anh Phạm Tuấn Kiệt (45 tuổi, ngụ quận bình Thạnh) lại tất tả ra khỏi nhà với những phần ăn nóng hổi trên tay.
Hơn 2 tháng qua, anh Kiệt cùng các đồng đội của mình đã có hàng ngàn chuyến xe miễn phí chở nhu yếu phẩm, vật tư y tế…đến bà con trên địa bàn thành phố. Nhìn lại những ngày rong ruổi làm thiện nguyện, anh Phạm Tuấn Kiệt xúc động chia sẻ:
Càng đi mình càng thấy có nhiều hoàn cảnh khó khăn cần đến sự giúp đỡ của mình nhiều hơn. Đồng ý là sự giúp đỡ của mình không nhiều, nhiều khi chỉ là 1 bao gạo, 1 chai nước tương nhưng với nhiều người là cái gì đó lớn, họ khóc thậm chí quỳ lạy mình, họ nói không có cái này thì không bấu víu vào cái gì để có cái ăn. Mình sẽ làm đến khi nào mình không làm được nữa thì thôi. Còn dịch thì mình vẫn còn làm.
Từ ngày dịch COVID-19 quay trở lại, Lê Quang Long và các bạn bè của mình trong nhóm thiện nguyện Những Bước Chân Xanh ngày thì rong ruổi phát hơn 1000 phần cơm đến các khu cách ly, phong tỏa, đêm tối thì cùng nhau chuyển gạo, rau củ đến các bếp để kịp cho bữa nấu hôm sau.
Hơn 3 tháng cùng Sài Gòn chống dịch, nhóm Những Bước Chân Xanh đã tiếp nhận và phân phối hơn 200 tấn rau củ quả, hơn 70 tấn gạo, khoảng 100.000 trứng gà và rất nhiều hàng hóa nhu yếu phẩm khác cho người dân và lực lượng chống dịch tại TP.HCM. Chàng trai 28 tuổi Lê Quang Long tâm sự:
Đây là chiến dịch khá nguy hiểm, khi biết tin thì ba mẹ rất lo lắng ngày nào cũng nhắn tin hỏi thăm, rất buồn khi làm ba mẹ phải lo lắng nhưng đây là lúc bà con cần mình nhất thì mình phải cố gắng.
Trong 3 tháng qua Long và nhóm đã ở Sài gòn và hỗ trợ Sài Gòn, đến nay thì sức lực mọi người cũng đi xuống khá nhiều nhưng tinh thần vẫn còn rất vững để cố gắng giúp đỡ bà con.
Khi tận tay trao quà và nhận lại những nụ cười của bà con thì mình cảm thấy rất vui khi làm việc này.
Từ khi “Sài gòn trọng thương” thì chị Phạm Thu Bảo Vân và các anh chị em trong Nhóm từ thiện Chia sẻ Yêu thương đã vào cuộc để chuyển hàng ngàn suất quà gồm gạo, gia vị, rau củ quả…đến các khu cách ly phong tỏa; kịp thời chi viện nhiều chiếc khẩu trang N95, đồ bảo hộ, nước uống và trang thiết bị y tế đến các y bác sĩ tại cơ sở điều trị COVID trên địa bàn:
Khi bước chân vào các khu phong tỏa, cách ly để trao cho họ những phần quà có cảm giác rất đặc biệt. Nó vừa làm cho mình sợ vì mình bước vào khu nguy hiểm nhưng cũng rất hạnh phúc khi mình trao cho họ 1 món quà nhỏ, giúp họ vượt qua trong lúc thành phố bị trọng thương.
Chị rất ngưỡng mộ sự hi sinh, lăn xả của mọi người khi lao vào tâm dịch để hỗ trợ bà con, nhưng cũng rất mong mọi người cố gắng giữ gìn sự an toàn cho mình cũng là an toàn của gia đình, qua đó giảm bớt áp lực cho y tế đang bị quá tải.
Chị Nguyễn Anh Đào (ngụ chung cư 4S Linh Đông, thành phố Thủ Đức) cho biết sau hơn 1 tháng hoạt động, Bếp cơm thiện nguyện 4S của chị và các hàng xóm đã cho ra lò gần 4000 suất ăn nóng gửi đến lực lượng chống dịch địa phương cũng như người lang thang cơ nhỡ:
Vì thiếu 1 số vật dụng nên em có đăng lên các group của chung cư thì may mắn được nhiều anh chị hàng xóm tham gia chung tay ủng hộ khiến cho bếp cơm được nhiều suất ăn hơn. Trong quá trình làm cũng có nhiều khó khăn không lường trước được nhưng cứ 1 ngày nghỉ nấu cơm thì sẽ có 100 người không có phần ăn nên em và mọi người cố gắng từng ngày. Sẽ cố gắng tiếp tục đến khi TPHCM hết giãn cách và mọi người hoạt động lại bình thường.
Trong bối cảnh hệ thống y tế quá tải, lượng oxy dùng cho điều trị bệnh nhân Covid 19 nặng thiếu thốn thì cha đẻ của ATM gạo Hoàng Tuấn Anh một lần nữa cho ra đời ATM oxy. Chỉ sau vài ngày triển khai, đã có hàng ngàn lut bình oxy đến được với người cần.
Anh Hoàng Tuấn Anh mong muốn: 'Khi lắp được bình ở tất cả các quận huyện thì các tình nguyện viên, đoàn viên sẽ không phải đi từ quận này qua quận kia để lấy. Ngoài ra cũng sẽ đem bình đến kịp thời hơn cho các bệnh nhân'
Thấu hiểu những khó khăn của nhiều người nhập cư tại TP.HCM khi “đi không được, ở cũng không xong”, Ông Nguyễn Thanh Hân, Giám đốc Trung tâm Công tác Xã hội thanh thiếu niên thuộc Trung ương hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng các bạn trẻ đã có ý tưởng thành lập ATM việc làm và ATM nhà trọ miễn phí để kịp thời hỗ trợ nơi ở và việc làm trước mắt để hỗ trợ người dân yếu thế.
Ông Hân cho biết thêm:
'Đối với ATM việc làm cộng đồng, nhiều doanh nghiệp hiện tại cần lao động nhưng không biết tìm người lao động bằng cách nào trong thời dịch bệnh này. Nhà trọ cũng vậy, nhiều chị em trong nhóm cộng đồng họ nói ước gì có 1 kênh nào đó thỉ sẽ cho mượn nhà trong 1 thời gian để hỗ trợ chỗ ở cho bà con.
Tất nhiên, việc làm của chúng tôi sẽ không giúp được tất cả bà con hiện tại, nhưng chúng ta có thể khơi màu sau đó sẽ có nhiều doanh nghiệp, đơn vị họ sẽ làm như chúng tôi và lan tỏa ra.'
Theo ghi nhận của Ban mặt trận tổ quốc Việt Nam TP.HCM thì kể từ đầu năm 2021 trở lại đây, đã có hàng ngàn tỷ đồng tiền mặt cùng hàng trăm ngàn tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm, máy móc vật tư y tế…đã được các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch cũng như đảm bảo an sinh xã hội tại TP.HCM.
Theo bà Tô Thị Bích Châu - chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM thì đây là nguồn động viên hết sức kịp thời trong bối cảnh thành phố còn rất nhiều khó khăn: 'Thay mặt Đảng Bộ, chính quyền, UBMTTQ TPHCM chúng tôi chân thành cảm ơn Đảng bộ chính quyền và nhân dân cả nước đã dành tình cảm cho TPHCM. Chúng tôi xin hứa sẽ sử dụng nguồn quỹ hỗ trợ phòng chống Covid minh bạch và đúng đối tượng. Đồng thời các món quà nghĩa tình sẽ được chuyển ngay đến các nơi cần nhất.
Gần 3 tháng TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo các cấp độ khác nhau để phòng chống dịch cũng là chừng đó thời gian mà các tổ chức, cá nhân thiện nguyện góp sức góp của để đồng hành cùng thành phố.
Đây là nguồn lực vô cùng to lớn mà TP.HCM cần trân trọng và tiếp lửa cho lực lượng này trong cuộc chiến đầy cam go phía trước. Đây cũng là nội dung bài bình luận: “Thắp sáng ngọn lửa thiện nguyện trong cuộc chiến chống dịch”:
Không thể phủ nhận rằng, dịch bệnh COVID-19 là một cú sốc của cả thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Thách thức trước Covid 19 được xem là chưa có tiền lệ, và việc chống chọi với đại dịch thời gian qua chỉ ra rằng nếu chỉ trông cậy vào nguồn lực của nhà nước thì rất khó thậm chí là không thể vượt qua được cú sốc này.
Được tác nghiệp và tham gia vào công tác tình nguyện trong những ngày Sài Gòn căng mình chống chọi với dịch bệnh với tôi là một kỷ niệm khó có lần thứ 2 gặp lại.
Rong ruổi trên những chuyến xe 0 đồng, những buổi bốc vác rau củ quả từ thiện hay tận tay chuyển những chiếc khẩu trang, từng bộ đồ bảo hộ y tế đến các y bác sĩ mới thấy virus Sars Cov2 đã và đang tàn phá TP.HCM - địa phương vốn được xem là nhộn nhịp nhất cả nước như thế nào.
Chưa bao giờ mà các số điện thoại từ thiện được công khai xuất hiện nhiều đến như vậy, và cũng chưa khi nào mà các tổ chức cá nhân tham gia làm thiện nguyện nhiều đến như thế. Từ hạt gạo, cọng rau, ly sữa đến viên thuốc, bình oxy và cả những chiếc quan tài đều được cho đi miễn phí để làm sao nhanh chóng xoa dịu được vết thương mà dịch COVID-19 mang lại.
Rất nhiều các doanh nghiệp, cá nhân dù đang gặp muôn vàn khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng vẫn sẵn sàng dốc hầu bao đến những đồng cuối cùng để hỗ trợ cho lực lượng y tế và bà con để đối đầu với dịch bệnh.
Với họ bây giờ công việc không còn là doanh thu, lời lãi mà là làm sao để y bác sĩ không bị thiếu vật tư y tế điều trị, làm sao để người dân tại các khu phong tỏa cách ly không bị thiếu đói và làm sao để người nghèo ra đi vì COVID-19 có được chiếc quan tài tươm tất trước khi đi hỏa táng.
Covid-19 không loại trừ bất cứ ai. Đã có một số tình nguyện viên phải ra đi vì không may nhiễm virus, nhưng không vì thế mà hoạt động thiện nguyện dừng lại. Thay vào đó là những lời động viên, kêu gọi nhau nâng cao cảnh giác, tăng cường phòng bị an toàn để rồi tiếp tục duy trì và thổi bùng ngọn lửa thiện nguyện ngay trong những ngày được xem là cam go nhất của cuộc chiến chống dịch bệnh.
Để kịp thời huy động và tận dụng được nguồn lực thiện nguyện khổng lồ này, Chính phủ và chính quyền các địa phương cần kịp thời có những chính sách hỗ trợ, động viên cũng như tạo ra những hành lang pháp lý cần thiết để các tổ chức, cá nhân thiện nguyện có thể đóng góp nhiều hơn cho công cuộc phòng chống dịch của thành phố nói riêng, cả nước nói chung.
Dịch bệnh rồi sẽ qua đi nhưng chắc chắn tình người sẽ luôn ở lại, đó sẽ là bằng chứng để chúng ta nhắc nhớ nhau về những ngày Sài gòn và cả nước khốn khó nguy nan.
Như VOV Giao thông đã từng thông tin và cảnh báo nhiều lần trên sóng trong các khung giờ cao điểm về thực trạng TNGT thường xuyên xảy ra, gây thương vong trên tuyến đường Minh Khai, đặc biệt là đoạn qua ngõ Hòa Bình 7.
Thông tin từ các đơn vị đào tạo, sát hạch cấp GPLX cho thấy, hiện tại, loại xe có khối lượng toàn bộ từ 3,5 tấn đến 7,5 tấn dùng để đào tạo hạng C1 đang thiếu trầm trọng, trong khi loại xe có khối lượng toàn bộ từ trên 7,5 tấn trở lên dùng để đào tạo hạng C lại thừa rất nhiều.
Trong khi nhiều chuyên gia đề xuất, nên cho phép phương tiện rẽ phải liên tục khi gặp đèn đỏ, thì Sở GTVT Hà Nội khẳng định, đơn vị này đang rà soát để mở thêm lối rẽ phải tại các nút giao đèn tín hiệu và chỉ những nút giao đủ điều kiện về hạ tầng mới cho phép phương tiện rẽ phải.
Đã gần 1 tháng kể từ khi xảy ra vụ tai nạn với máy bay của hãng hàng không Jeju Air, Hàn Quốc. Vậy tiến trình điều tra nguyên nhân vụ tai nạn đã có gì mới? Vụ tai nạn đã gây ảnh hưởng như thế nào tới hàng không Hàn Quốc?
Tết Nguyên đán đang đến gần và đây cũng là thời điểm nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, kéo theo đó là sự hoạt động rầm rộ của "xe dù, bến cóc" đặc biệt tại các khu vực cửa ngõ TP.HCM. Vấn nạn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông và gây mất trật tự xã hội.
Sau gần 1 tháng Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng. Những ngày cuối năm, lượng phương tiện tham gia giao thông trở nên đông đúc hơn, tại các nút giao người dân vẫn nghiêm chỉnh chấp hành đúng theo quy định.