Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Xử lý rác thải sai cách, chỉ thêm ô nhiễm

Phóng viên - 18/01/2021 | 5:32 (GTM + 7)

Xử lý rác thải là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm. Nhiều mô hình, dự án xử lý rác được đánh giá cao về tính hiệu quả, nhưng trong thực tế, không phải người dân ở khu vực nào cũng được tiếp cận với những mô hình, dự án này.

Người dân đốt rác ven đường quốc lộ 57 đoạn qua huyện Chợ Lách, Bến Tre. Ảnh: T.Đồng

Xử lý rác thải sai cách, chỉ thêm ô nhiễm

Tại ĐBSCL, nhiều gia đình vẫn xử lý rác sinh hoạt cũng như rác thải từ sản xuất nông nghiệp theo thói quen từ trước đến nay.

- Không có mùi nhiều, do mình ở vườn mà, đốt rồi chút xíu là cháy hết trơn luôn à.

- Rác ít như lá mít lá xoài thì đổ xuống hố. Còn bọc (ni lông) thì đốt, đem ra vườn đốt, sạch sẽ hết. Nếu mà cháy xém xém thì đem bỏ xuống hố.

Rõ ràng, có nhiều cách để xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày. Trong những cách mà quý vị và các bạn vừa nghe, có cách làm được khuyến khích nhưng cũng có những cách xử lý được đánh giá là có “tác động ngược”, khiến môi trường thêm ô nhiễm.

Thực tế trong thời gian qua, nhiều mô hình như thu gom, phân loại rác; thùng rác công cộng;… đã phát huy hiệu quả. Nhưng nhìn chung, không ít mô hình chỉ mang tính phong trào, được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hoặc chỉ được triển khai ở một số địa bàn trọng điểm, việc cải thiện thói quen của đa số người dân thì vẫn còn hạn chế.

Thế nên, một số cách thông dụng được bà con thực hiện để xử lý rác hàng ngày có thể kể đến như: bán ve chai, gom lại đốt, đào hố chôn xuống đất. 

Nếu chai nhựa được thu gom để bán ve chai, rác thải hữu cơ được chôn xuống đất làm phân bón cho cây trồng thì có lẽ không cần phải bàn cãi. Nhưng trong trường hợp chai nhựa, túi ni lông cũng được chôn xuống đất hay rác được gom lại thành đống to rồi đốt, khói bay mù mịt thì lại khác.

Chị Đỗ Thị Xuyến, quê ở Tiền Giang chia sẻ:

- Hồi nhỏ em hay thấy hàng xóm quét rác trong vườn rồi chất đống đốt, hồi đó thấy thì cảm thấy bình thường vì ai cũng làm vậy. Tới khi em lớn, đi học ở thành phố đông người rồi mới để ý, ai mà đốt rác khói bay mù mịt là khó chịu lắm, nhựa cháy hôi, ô nhiễm. 

“Đốt rác cho sạch sẽ”, “ở đây thông thoáng lắm, không ảnh hưởng ai” hay “ai cũng đốt nên mình thấy bình thường”,… đó là một số cách lý giải mà phóng viên ghi nhận được qua chia sẻ của một số người dân.

Chính xác thì mục đích của bà con là để dọn sạch sẽ môi trường quanh nhà. Tuy nhiên, việc đốt rác dễ gây mùi khó chịu, nhất là mùi hôi từ rác thải nhựa; khói bụi phát sinh là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí. Trong nhiều khí độc được tạo ra trong quá trình đốt rác, có cả dioxin và furan, những khí gây nguy hại cho sức khỏe con người. 

Không chỉ rác sinh hoạt mà phế phẩm nông nghiệp cũng bị đem đốt… Cụ thể, vào những thời điểm cuối vụ thu hoạch lúa, thỉnh thoảng tổng đài của Mekong FM ghi nhận thông tin thính giả phản ánh về tình trạng bà con đốt rơm rạ ở khu vực gần đường cao tốc hoặc các tuyến quốc lộ, khiến nhiều bác tài lo ngại về an toàn giao thông, bởi tầm nhìn bị khói bụi che khuất.

Mới đây, tại tỉnh Cà Mau, nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân đã yêu cầu các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không đốt chất thải rắn, rơm rạ sau thu hoạch để giảm các nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, một cách xử lý khác được nhiều bà con lựa chọn là chôn lấp, nếu rơi vào trường hợp rác thải được xử lý là chai nhựa, túi ni lông, ống hút nhựa,.v.v… thì chẳng khác nào chúng ta đang “đầu độc” môi trường đất.

Chai nhựa mất từ 500 – 1.000 năm để phân hủy, trong khi ống hút nhựa tưởng chừng bé nhỏ nhưng thời gian phân hủy cũng mất từ 100 – 500 năm. Cây trồng sẽ khó có thể phát triển trên một mảnh đất toàn rác thải không phân hủy. 

Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng đã có những quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xử lý rác thải không đúng quy định.

Nói về những lưu ý dành cho mỗi gia đình trong việc xử lý rác, ông Nguyễn Hoàng Dẫn – Phó trưởng Phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục bảo vệ môi trường Đồng Tháp khuyến cáo:

Chôn hoặc đốt rác sinh hoạt gia đình không có phân loại thì có một số tác động. Đốt thì khi trong rác có lẫn lộn những rác thải khác như bọc ni lông chẳng hạn, sẽ phát sinh ra khói bụi, những chất độc cho môi trường. Còn những loại này khi chôn vào đất thì sẽ không phân hủy, để thời gian lâu thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất.

Ảnh minh họa

Rác thải sinh hoạt - cần phân loại tại nguồn 

Liên quan đến câu chuyện xử lý rác, ông Nguyễn Hoàng Dẫn – Phó trưởng Phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục bảo vệ môi trường Đồng Tháp chia sẻ:

Khuyến cáo người dân nên phân loại rác tại nguồn, trong đó lưu ý là chỉ chôn những loại rác nào dễ phân hủy, rác hữu cơ. Còn riêng những loại rác khó phân hủy như bọc ni lông, các chai nhựa thì nên thu gom, xử lý bằng những phương pháp khác như bán lại cho các cơ sở mua phế liệu, chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý.

“Phân loại tại nguồn” là lưu ý đầu tiên trong việc bà con xử lý rác, kể cả rác sinh hoạt và rác thải nông nghiệp. Việc này không tốn quá nhiều thời gian cũng không làm phát sinh chi phí trong gia đình. Chỉ cần một thùng rác hữu cơ (rau cải bỏ đi, vỏ trái cây, vỏ trứng…) và một thùng rác vô cơ (chai lọ, túi ni lông,…), bà con đã có thể thực hiện dễ dàng việc phân loại. Trong điều kiện tốt hơn nữa, mỗi gia đình có thể chia thùng rác ở nhà thành 3 phần: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó phân hủy và rác tái chế (thùng carton, hộp giấy cũ,…).

Bước tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành thu gom: đối với rác thải hữu cơ dễ phân hủy, bà con có thể sử dụng làm phân compost, phân bón cho cây trồng; rác vô cơ khó phân hủy, bà con có thể mang đến điểm tập kết rác gần nhất để được đưa đến nơi xử lý; trong khi với một số loại rác thải tái chế, bà con có thể bán lại cho các vựa thu mua phế liệu để đưa vào các nhà máy tái chế.

Riêng với chai lọ thuốc trừ sâu đã qua sử dụng, một số địa phương cũng đã áp dụng mô hình thùng rác công cộng để phân loại và thu gom, xử lý đúng quy cách. Mong rằng mô hình này sẽ được nhân rộng, để người dân có nơi tập kết rác an toàn, hợp vệ sinh. 

Còn về việc đốt hay chôn lấp, thực tế đây cũng là giải pháp được nhiều nhà máy xử lý rác áp dụng. Tuy nhiên, việc này được thực hiện theo quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn, tránh khói bụi hay nước rỉ ra để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến đất, nước và không khí. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người 'bỏ' máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người "bỏ" máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đây là thời điểm nhiều người dân lựa chọn đi du lịch hoặc về quê thăm người thân. Năm nay, giá vé máy bay có xu hướng tăng cao hơn mọi năm, xu hướng du lịch, nhu cầu đi lại của người dân có sự thay đổi như thế nào?

Sống thấp thỏm, ngủ không dám đóng cửa

Sống thấp thỏm, ngủ không dám đóng cửa

Hơn 9 tháng qua, hàng chục hộ dân sống dọc bờ kè Thanh Đa thuộc phường 25, quận Bình Thạnh (TP.HCM) phải sống trong thấp thỏm lo sợ khi hàng trăm mét bờ kè tại đây bị sạt lở vẫn chưa được khắc phục.

Hà Nội công bố Kế hoạch quản lý chất lượng không khí

Hà Nội công bố Kế hoạch quản lý chất lượng không khí

Ngày 11/4, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 với mục tiêu bảo đảm ít nhất 75% số ngày trong năm có chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI.

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.

Cơ sở tái chế phế liệu 'bức tử' môi trường

Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường

Nhiều năm qua, môi trường xung quanh cơ sở thu gom tái chế phế liệu trú tại đường Phan Văn Bảy, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) đoạn đối diện cơ sở Làng Ta Farm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo người dân, cơ sở này hoạt động không có giấy phép và xả thải trực tiếp ra môi trường.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

// //