Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tháng 7 đầy biến động, nhà đầu tư nên làm gì tiếp theo?

Phóng viên - 03/08/2021 | 9:24 (GTM + 7)

Kể từ vùng đỉnh 1.420 điểm được thiết lập vào phiên 2.7.2021, chỉ số VN-Index đã ghi nhận mức giảm hơn 7,7%, tương đương hơn 110 điểm. Có thể nói, kể từ tháng 2.2021 đến nay thì tháng 7 là tháng có mức độ biến động mạnh nhất của thị trường. Áp lực bán gia

Một đơn vị sản xuất vaccine, sinh phẩm, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông tin thị trường tài chính, kinh tế và giao dịch hàng hóa

# Theo Báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước, trong 7 tháng đầu năm 2021, trung ương đã chi 4,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng năm 2021 để chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19. 

# Mua sắm tiêu dùng của người dân cũng giảm mạnh do dịch bệnh. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tính giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. 

# Trong bối cảnh dịch Covid 19 bị bủa vây, để thực hiện mục tiêu kép là phòng chống dịch và phát triển kinh tế, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải nhanh chóng tái cơ cấu, tìm ra những đột phá mới nhằm chiếm lĩnh thị trường. Theo bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản buộc phải đầu tư cho công nghệ trong sản xuất và bán hàng, bởi đây là hướng đi bền vững chứ không chỉ để đối phó với đại dịch:

Việc đổi mới công nghệ trong sản xuất cũng như trong kinh doanh là rất cần thiết. Điều này gắn liền với nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng tốt … Khi đó mới có thể bán các hệ thống bán hàng hiện đại. Ngoài ra cần  mở các lớp học cho các nhà sản xuất học về sản xuất, kinh doanh, học về marketing, cũng như học cách đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào để có được những hiệu quả tốt nhất.

# Tính từ đầu năm, trung bình mỗi tháng cả nước có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 14 tỉ đồng, giảm 3,3% so với tháng trước và giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước. 

# Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, sản xuất và XK thủy sản sụt giảm đáng kể (từ 15-20%), nhất là từ nửa cuối tháng 7.

Trong đó, mặt hàng tôm giảm 4% so với cùng kỳ khi đạt 374 triệu USD. XK cá tra và cá ngừ giảm khoảng 5% khi đạt lần lượt 117 triệu USD và 60,5 triệu USD. 

# Khảo sát thị trường cho thấy mặt bằng chung các loại vật liệu xây dựng tăng khoảng 25% so với đầu năm; trong đó, tăng cao nhất là sắt, thép xây dựng.

# Theo khảo sát của CBRE, giá bán trên thị trường sơ cấp trong quý 2 trung bình ở mức 1.472 USD/m2, tăng 7% theo năm và 1% theo quý. Trên thị trường thứ cấp, giá bán ở ngưỡng 1.180 USD/m2, tăng 4% theo năm. 

# Kết thúc phiên 3/8, sắc đỏ chiếm ưu thế trên cả 4 nhóm mặt hàng là nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng, khiến chỉ số MXV-Index đóng cửa giảm mạnh gần 1.5% về mức 2251 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá cà phê thế giới tiếp tục kéo dài chuỗi giảm sang phiên thứ 5 liên tiếp, khiến giá cà phê nội địa đồng loạt giảm mạnh hơn 300 đồng/kg trong sáng nay. Cung cấp thêm các phân tích và nhận định về giá cà phê, bà Phạm Vũ Thủy Tiên, thuộc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết:

Trong bối cảnh hai khu vực tiêu thụ chính là châu âu và mỹ đã mở cửa trở lại, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng cà phê trên toàn cầu. Kết hợp với việc thiệt hại sản lượng tại Brazil do khung thời tiết bất lợi thời gian qua vẫn chưa được thống kê đầy đủ thì nhiều khả năng trong thời gian tới, giá cả hai mặt hàng cà phê sẽ chuyển sang giai đoạn tích lũy đi ngang, để thị trường “hấp thụ” hết tác động từ đợt biến động giá dữ dội vừa qua.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)

# Các thượng nghị sĩ Mỹ đã nhất trí một kế hoạch trị giá 1.000 tỷ USD đầu tư vào đường sá, cầu, cảng, internet tốc độ cao và các cơ sở hạ tầng khác. 

# Sau dự luật về xây dựng cơ sở hạ tầng, Nhà Trắng sẽ tiếp tục thúc đẩy một kế hoạch tham vọng khác, đó là dự luật ngân sách cho chăm sóc y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, và biến đổi khí hậu trị giá 3.500 tỷ USD. 

# Tập đoàn Pfizer đã tăng giá 25% vaccine Covid19, trong khi Moderna cũng tăng giá vaccine trong thỏa thuận mới nhất với EU. Cả 2 tập đoàn dược đang kiếm được hàng chục tỷ USD lợi nhuận từ đại dịch Covid-19. 

# Trong bối cảnh giá thép tăng mạnh trên toàn cầu, hai cường quốc là Trung Quốc và Nga đang nỗ lực hạn chế xuất khẩu thép nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước, khiến nguồn cung lại càng bị siết chặt. 

# New Zealand vừa tuyên bố mở thêm bong bóng đi lại 1 chiều với 3 quốc đảo ở Thái Bình Dương để mở đường cho người lao động ở những quốc gia này đến New Zealand làm việc. 

# Theo thống kê, khi Moscow xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên đến nay, đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế của thủ đô nước Nga thiệt hại hơn 600 tỷ ruble (khoảng 8,5 tỷ USD). 

Ảnh minh họa

Thông tin thị trường chứng khoán

Trong nửa sau của tháng 7, giá trị giao dịch ở sàn HOSE thường xuyên duy trì dưới mốc 15.000 tỉ đồng/phiên. Điều này được giới phân tích lý giải đến từ tâm lý của nhà đầu tư. Ở chiều mua, nhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ các nhịp hồi phục của thị trường, và chỉ thăm dò với tỉ trọng nhỏ. Ở chiều bán, nhà đầu tư cũng không thực hiện bán bất chấp mà có sự trả giá. Từ đó dẫn đến sự sụt giảm về thanh khoản của thị trường.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Khánh, GĐ phát triển đầu tư, CTCK VPS, ở kịch bản chỉ số chung tiếp tục giảm sâu, thì đây là cơ hội cho các nhà đầu tư bắt đáy: 'Kịch bản tệ hơn là VNindex có thể giảm đến khu vực 1220-1200 thì lúc đó đấy là một cái ngưỡng mà thị trường tạo sự cân bằng mới. Khi đó là thời điểm giá hấp dẫn với nhà đầu tư mới để tham gia giải ngân'.

Một số chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể chốt lời ngắn hạn một phần danh mục nếu như đã đạt lợi nhuận kỳ vọng, tạm thời chưa nên gia tăng thêm tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục để chờ đợi chỉ số kiểm định lại ngưỡng 1.280 điểm.

Ông Lê Đức Khánh, GĐ phát triển năng lực đầu tư, CTCK VPS đưa ra đánh giá: 'Theo tôi bắt đáy tại ngưỡng 1280 sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư  đang nắm giữ các cổ phiếu của chưa kịp bán trong giai đoạn trước, hoặc là nếu có bắt đáy các cổ phiếu mới với những nhà đầu tư vẫn còn nhiều tiền thì rõ ràng với một tỷ trọng vừa phải thậm chí nhỏ hơn thì sẽ hợp lý hơn chứ giai đoạn này chưa phải là thích hợp lắm'. 

Cùng với đó, nhà đầu tư trung và dài hạn cũng được khuyến nghị chỉ nên xem xét giải ngân với tỉ trọng vừa phải vào một số cổ phiếu vốn hóa trung bình với triển vọng kinh doanh tốt nếu xuất hiện những nhịp điều chỉnh của thị trường./.

Còn theo SSI Reseach, trong trường hợp cung chốt lời tiếp tục gây áp lực trong các phiên tới, nhiều khả năng VN-Index sẽ ghi nhận các nhịp hiệu chỉnh ngắn trước khi quay trở lại với đà tăng. Vùng hỗ trợ gần đối với chỉ số là khu vực 1.300 điểm trong khi đó kháng cự gần là 1.340 điểm. Để VN Index chính thức xác nhận đà tăng quay lại sau chuỗi giảm kể từ đầu tháng 7 chỉ số cần phải vượt qua khu vực 1.340 điểm đi cùng với thanh khoản tích cực.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //