Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tăng mức đóng bảo hiểm y tế nhưng quyền lợi cũng phải tương ứng

Nguyễn Yên - 25/05/2022 | 15:29 (GTM + 7)

Sau 6 năm triển khai thực hiện, Luật BHYT đã đạt được nhiều thành công, nhất là về tỉ lệ bao phủ... Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã đặt ra những yêu cầu mới trong việc thực hiện chính sách BHYT tại Việt Nam

Sau nhiều lần lấy ý kiến đóng góp, hiện Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi do Bộ Y tế chủ trì có 12 Chương, 59 Điều.

Thay đổi lớn nhất ở Dự thảo này là đề xuất điều chỉnh các mức hỗ trợ với người tham gia BHYT hộ gia đình và chỉ giữ lại 2 mức đóng. Cụ thể, mức đóng BHYT hộ gia đình với người thứ nhất tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, từ người thứ hai trở đi bằng 80% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình với người thứ nhất vẫn không đổi, nhưng người thứ 2 sẽ tăng thêm 10%, người thứ 3, 4 và 5 trở đi tăng lần lượt 20%, 30% và 40% mức đóng so với hiện hành.

Về mức hưởng, tại Điều 27, Dự Luật đề xuất giảm mức hưởng chi trả BHYT của một số nhóm đối tượng từ 100% hiện hành xuống 95% gồm: Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ dưới 6 tuổi; người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người từ đủ 80 tuổi trở lên; hộ nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng khó khăn; người sống tại khu vực đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo; thân nhân của người có công…

Mặt khác, Dự luật bổ sung thêm một số dịch vụ khám chữa bệnh được BHYT chi trả, như: Điều trị dự phòng bệnh tật; dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sàng lọc trước và sau sinh, bệnh lây truyền từ mẹ sang con; sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh mạn tính; khám sức khỏe định kỳ.

Dự Luật này cũng đề cập việc đa dạng loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở. Theo đó, Dự thảo đề xuất bổ sung các loại hình cung ứng dịch vụ y tế như: Nhà thuốc; trung tâm chẩn đoán hình ảnh; trung tâm xét nghiệm, cấp cứu, vận chuyển người bệnh.

Hiện Dự thảo Luật BHYT (sửa đổi) đang tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp trước khi trình Quốc hội vào đầu năm 2023.

ảnh minh hoạ

ảnh minh hoạ

Dự thảo Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) lần này có nhiều điểm mới, hướng tới mục tiêu tạo những điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai, đồng thời nâng cao trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia nhằm hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân.

Để làm rõ hơn các nội dung trong quá trình xây dựng - sửa luật về BHYT, PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn bà Trịnh Thị Tú Anh, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi Trường của Quốc hội.

PV: Trước tiên, bà đánh giá thế nào về tính cấp thiết của Luật bảo hiểm y tế (sửa đổi) lần này?

Bà Trịnh Thị Tú Anh: Trong thời gian qua còn một số vấn đề về BHYT và khám chữa bệnh chưa được giải quyết như: độ bao phủ tuy rộng nhưng phát triển thiếu tính bền vững, nhóm đối tượng tham gia chưa đồng đều; mức đóng BHYT xét trên thu nhập là cao nhưng lại khá thấp so với nhu cầu thực tiễn; chất lượng khám chữa bệnh BHYT cho người dân chưa cao; chưa đảm bảo hài hòa năng lực giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

Thêm vào đó, Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh, mô hình bệnh tật thay đổi, nền y học thế giới và nước nhà đang thay đổi mạnh mẽ thì việc sửa đổi kịp thời Luật BHYT là cơ hội để Việt Nam xây dựng chính sách quản lý và duy trì hiệu quả cơ chế tài chính công trong công tác chăm sóc sức khỏe cũng như tăng cường và mở rộng khả năng tiếp cận, lựa chọn của bệnh nhân với các phương pháp điều trị mới.

PV: Vậy, các nội dung trong Dự thảo hiện nay, theo bà đã đáp ứng được các yêu cầu từ thực tiễn chưa? Cần bổ sung vấn đề gì?

Bà Trịnh Thị Tú Anh: Để hoàn thiện hơn, theo tôi cần bổ sung: Về chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHYT, theo tôi cần rà soát tất cả các đối tượng đang được quy định tại Dự thảo lần này và các văn bản quy phạm pháp luật khác để không bỏ sót đối tượng.

Một số nội dung và giải pháp thực hiện chính sách này còn chưa rõ ràng như mở rộng đối tượng tham gia đến thân nhân người lao động và được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng; nhưng chưa nêu rõ chủ thể đóng 70% còn lại và chưa xác định người lao động thuộc khu vực nào được áp dụng chính sách này.

Về việc mở rộng quyền lợi y tế, đề nghị cần cân nhắc việc mở rộng phạm vi được hưởng trong mối tương quan với khả năng cân đối của Quỹ BHYT và đảm bảo tính xã hội, chia sẻ rủi ro của BHYT.

Về việc đa dạng hóa cơ sở cung ứng dịch vụ y tế thì cần làm rõ hơn cách thức tổ chức thực hiện và cơ chế kiểm soát về chất lượng, giá cả của các loại hình cung cấp dịch vụ y tế này.

PV: Có ý kiến cho rằng, khi tăng mức đóng BHYT thì cũng phải tăng quyền lợi cho người tham gia. Quan điểm của bà ra sao ?

Bà Trịnh Thị Tú Anh: Để khi tăng mức đóng thì quyền lợi của người tham gia cũng tăng theo thì cần phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm sao để người có thẻ BHYT được hưởng chất lượng dịch vụ y tế cao nhất với thái độ phục vụ tốt nhất.

Để tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bằng BHYT cần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục khi thanh toán chi phí BHYT, tập trung làm tốt công tác quản lý chất lượng bệnh viện, nâng cao chất lượng khám lâm sàng và thực hiện theo đúng các quy trình kỹ thuật trong khám chữa bệnh.

Tôi đề nghị cần phát triển hệ thống bệnh viện vệ tinh và khám chữa bệnh từ xa với mục tiêu tăng khả năng tiếp cận y tế cho người dân, dù họ ở vùng sâu vùng xa.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà!

ảnh minh hoạ (internet)

ảnh minh hoạ (internet)

Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi đang lấy ý kiến theo hướng tăng mức đóng BHYT hộ gia đình so với luật hiện hành. Bên cạnh đó cũng mở rộng quyền lợi được BHYT thanh toán. Điều này sẽ tác động ra sao tới công tác chăm sóc sức khỏe người dân?

PV VOV Giao thông trao đổi với bà Nguyễn Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khỏe và phát triển cộng đồng (CHD) về nội dung này.

PV: Theo bà, việc sửa đổi chính sách về BHYT lần này cần phải đảm bảo các mục tiêu gì?

Bà Nguyễn Hoàng Yến: Để Việt Nam hướng tới BHYT toàn dân thì Luật BHYT lần này phải đề ra và đảm bảo đủ các chi phí chi trả cho công tác khám chữa bệnh. 

Để gia tăng người dân sử dụng BHYT trong khám chữa bệnh cũng như dự phòng bệnh, và tăng chất lượng phục vụ y tế cho người dân thì phải tăng mức chi trả BHYT dẫn tới tăng số người sử dụng dịch vụ.

Phải đảm bảo những người dân nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người lao động tự do có thể tiếp cận và sử dụng BHYT để khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm các bệnh hiểm nghèo mãn tính.

PV: Theo Dự Luật này, người tham gia có thể lựa chọn mua bảo hiểm y tế bổ sung hoặc bảo hiểm "đóng thêm" với chi phí hợp lý. Theo bà phải làm sao để khi tăng mức đóng thì quyền lợi của những người tham gia cũng phải tương ứng?

Bà Nguyễn Hoàng Yến: Việc tăng mức đóng BHYT và tăng mức chi trả trong Luật BHYT lần này đã đưa các gói dịch vụ bổ sung như người sử dụng BHYT có thể đóng thêm chi phí để chi trả cho các bệnh hiểm nghèo, các bệnh nan y và các dịch vụ y tế tự chọn ngoài phạm vi chi trả của Quỹ BHYT.

Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho bệnh nhân và gánh nặng bệnh tật cũng như chi phí điều trị cho ngành Y tế.

Việc tăng mức đóng BHYT hy vọng sẽ tăng chất lượng dịch vụ; đề nghị có các gói điều trị dự phòng, sàng lọc sớm, chẩn đoán bệnh tật sớm với nhiều đối tượng khác nhau.

Như vậy sẽ tăng khả năng sử dụng thẻ BHYT của người dân để có thể phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

PV: Các nội dung của Dự thảo Luật bảo hiểm y tế (sửa đổi) khi được thông qua, theo bà sẽ có ý nghĩa thế nào đối với công tác chăm sóc sức khỏe người dân?

Bà Nguyễn Hoàng Yến: Nếu các nội dung của Luật BHYT lần này được thông qua sẽ có ý nghĩa rất lớn tới việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngừời dân.

Sức khỏe người dân được cải thiện khi sử dụng BHYT nhiều hơn, tăng cường kiểm tra sức khỏe từ sớm, sàng lọc và điều trị dự phòng sớm. Hướng tới bao phủ 100% toàn dân để không ai bị bỏ lại phía sau như được sàng lọc trước sinh với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh và khám chữa bệnh tại nhà cho người già và người khuyết tật được đề cập trong Luật sửa đổi này.

Luật cũng đề nghị tăng mức chi trả tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và các gói khám sức khỏe định kỳ sẽ đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh thường xuyên, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt khi về già sẽ giảm bớt gánh nặng bệnh tật và giảm chi phí khám chữa bệnh.

PV: Xin cảm ơn bà!

Luật BHYT (sửa đổi) khi được thông qua sẽ là hành lang pháp lý để quản lý quỹ BHYT hiệu quả, giúp sử dụng quỹ BHYT đúng mục đích, chăm lo cho sức khỏe người dân tốt hơn; mặt khác cũng thể hiện sự bình đẳng hơn vì dù là người ở thành thị hay ở nông thôn đều bắt đầu chu trình khám chữa bệnh BHYT từ một cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe

Hơn nữa, việc sửa Luật theo đúng xu hướng chăm sóc sức khỏe nhân dân là phòng bệnh hơn chữa bệnh, và Quỹ BHYT từng bước giúp việc phòng bệnh để giảm chi tiêu cho gánh nặng bệnh tật sau này.

Bạn kỳ vọng gì vào Dự thảo Luật bảo hiểm y tế (sửa đổi)? Nếu được ban hành, các quy định mới sẽ sẽ tác động thế nào tới quá trình triển khai vì mục tiêu BHYT toàn dân?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

--

Đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM 91 Mhz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //