Du khách đang được trải nghiệm nhiều hương vị hấp dẫn, đặc biệt là các loại bánh dân gian đủ màu sắc làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Hình ảnh chiếc bánh là kí ức tuổi thơ, hoài niệm thời cha ông mở cõi, tôn vinh những nghệ nhân làm bánh dân gian.
Từ Châu Đốc xuôi về Cần Thơ trải nghiệm bánh dân gian
Định cư tại TP Châu Đốc (An Giang) với nhiều đặc sản trứ danh, trong đó có Bánh bò thốt nốt và mắm Châu Đốc, thế nhưng chị Trần Thị Mỹ Nương vẫn bị cuốn hút bởi lễ hội bánh Dân gian Nam bộ tại TP Cần Thơ. Cất công chạy xe máy đường xa 100 km để trải nghiệm các gian bánh đủ màu sắc, nhiều hương vị, chị Nương chia sẻ: “Có quá nhiều bánh, nhiều kiểu bánh thấy lạ mắt và có độ ngon khác nhau. Ví dụ, đồng là một loại bánh Da Lợn nhưng mà bánh Da Lợn ở lễ hội này ngon hơn ở những nơi khác”.
Lễ hội bánh Dân gian Nam bộ lần thứ IX năm 2022 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ” đã được khai mạc, kéo dài từ ngày 07/4 – 11/4 tại Quảng trường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Lễ hội có sự tham gia của 207 gian hàng, gồm: Khu Bánh dân gian; Khu Ẩm thực; khu đặc sản vùng miền. Trong đó có nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm phụ trợ cho nghề bánh (nguyên phụ liệu - dụng cụ làm bánh); gian hàng sản phẩm OCOP.
Chị Tăng Thị Bảo Trân – sống tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ hồ hởi cho biết: “Mình ấn tượng nhất là gian hàng Thốt Nốt, từ trái Thốt Nốt mà chế biến ra rất nhiều món ăn, người dân xứ mình rất khéo tay. Mình tự hào lắm và giới thiệu cho bạn bè của mình ở xa đến đây trải nghiệm”.
Sau khi mở cửa, lễ hội đã thu hút hàng nghìn khách du lịch và người dân địa phương đến tham quan, thưởng thức. Lễ hội tạo một xung lực mới cho ngành du lịch của TP Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Anh Vũ Xuân Đông – phụ trách marketing, công ty Tân Việt Sin Food nhận định: “Mấy năm vừa rồi người dân không đi chơi được, năm nay mình thấy không khí cực kì vui, sức sống du lịch hồi sinh rồi”.
“Sân chơi” của các nghệ nhân làm bánh
Lễ hội bánh Dân gian Nam bộ lần thứ IX năm 2022 là sự kiện thường niên cấp quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và giá trị Bánh dân gian Nam Bộ nói riêng.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và du khách trải nghiệm, tăng cường liên kết, hợp tác, xúc tiến đầu tư khai thác, hướng đến việc xây dựng Bánh dân gian trở thành thương hiệu quốc gia.
Đây cũng là “sân chơi” của các nghệ nhân đã từng “chinh chiến” ở nhiều cuộc thi về ẩm thực trên cả nước. Theo xu thế “ ăn sạch, ăn để chữa bệnh”, các loại bánh được trình diễn chế biến trong lễ hội hầu hết sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên: rau, củ, quả.
Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều ý tưởng “design” kết hợp công thức bánh dân gian với kiểu mẫu đương đại đã khoát chiếc áo mới cho ẩm thực dân gian và khơi gợi lòng hiếu kì của thực khách.
Nghệ nhân bánh dân gian truyền thống Âu Diêu Phát cho biết: “Thế mạnh bên mình là chế biến bánh Dimsum ngũ sắc, nhân là rau củ quả và hải sản, thịt. Lớp ngoài sử dụng bột há cảo, màu tự nhiên. Năm nay tham gia lễ hội tại Cần Thơ mình thấy các bạn đón nhận và ưa chuộng loại bánh này, đây chính là động lực để mình cố gắng dự thi để đạt những giải thưởng danh giá”.
Anh Vũ Xuân Đông – phụ trách marketing, công ty Cổ phần Tân Việt Sin Foods cũng cho biết: “Năm nay mình có nhiều mặt hàng bánh đa dạng: bánh bao, Surimi, Dimsum hải sản với nguồn nguyên liệu được tuyển chọn kỹ càng và khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mang lại những món ngon cho người tiêu dùng”.
Lễ hội bánh Dân gian Nam Bộ là một trong những hoạt động chào mừng chuỗi sự kiện khánh thành Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ; Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) và kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022); ngày Quốc tế lao động 1/5.
Các hoạt động góp phần từng bước phục hồi ngành du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 và tạo niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn.
Sau đây là những hình ảnh ghi nhận tại Lễ hội bánh Dân gian Nam bộ lần thứ IX năm 2022:
Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12
Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.
Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.
Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.
Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.
Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.
Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.