Quỹ Phòng chống thiên tai: Chi thế nào, doanh nghiệp có được trừ vào doanh thu?
Phóng viên - 27/04/2021 | 14:55 (GTM + 7)
Thực tiễn công tác phòng chống thiên tai thời gian qua cho thấy, việc thành lập Quỹ Phòng chống thiên tai Trung ương là cần thiết; nhưng cần có giải thích về nguồn thu, cơ chế sử dụng Quỹ rõ ràng để tạo sự đồng thuận cao
Thực tiễn công tác phòng chống thiên tai thời gian qua cho thấy, việc thành lập Quỹ Phòng chống thiên tai Trung ương là cần thiết nhưng cần có giải thích về nguồn thu, cơ chế sử dụng Quỹ rõ ràng để tạo sự đồng thuận cao.
Vậy nguồn thu, cơ chế của của Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương ra sao để đảm bảo hiệu quả?
Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với TS Lê Minh Nhật - Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những nội dung này:
BĂN KHOĂN CÁCH THỨC NỘP QUỸ
PV: Thưa ông, một trong những nội dung đáng chú ý Dự thảo này đã nêu ra đó là, nguồn tài chính của Quỹ Trung ương bao gồm vốn điều lệ của Quỹ là 500 tỷ đồng do ngân sách Trung ương cấp, vậy cơ sở nào của con số này? Sau khi thành lập Quỹ Trung ương sẽ thực hiện chi những nội dung nào?
TS Lê Minh Nhật: Tính đến nay, quỹ cấp tỉnh tồn quỹ 1.900 tỷ đồng thì Ban soạn thảo quyết định chọn vốn điều lệ quỹ là 500 tỷ đồng của Quỹ Trung ương, tương ứng khoảng 25 % tổng tồn quỹ hiện tại, để mức vốn nêu tại Dự thảo là phù hợp với tổng chi hàng năm cân đối giữa quỹ của các tỉnh và quỹ của Trung ương
Quỹ Trung ương thực hiện chi những nội dung cụ thể: công tác cứu trợ, hỗ trợ hoạt động ứng phó thiên tai khẩn cấp vượt quá khả năng của tỉnh, địa phương thì Trung ương cân đối.
Thứ hai, hỗ trợ đầu tư sửa chữa các công trình nhà chống lũ bão trong một số loại hình thiên tai khác.
Thứ ba, hỗ trợ các hoạt động thông tin và truyền thông đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức. Công việc này rất quan trọng trong tuyến đầu phòng, chống thiên tai.
Hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai vượt quá khả năng khắc phục của địa phương. Hỗ trợ đột xuất cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân và người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống thiên tai bị thiệt hại.
PV: Hiện một số doanh nghiệp trong và ngoài nước băn khoăn cách thức thu nộp quỹ, theo Dự thảo nghị định này thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu nộp cũng như cách thức công khai sử dụng quỹ. Trước phản ánh này, ông có ý kiến ra sao?
TS Lê Minh Nhật: Theo quy định của dự thảo lần này, thủ trưởng các doanh nghiệp có trách nhiệm thu của người lao động do mình quản lý và nộp chuyển vào tài khoản của quản lý quỹ cấp tỉnh hoặc cấp huyện do UBND tỉnh ủy quyền.
Qua theo dõi, nhiều địa phương thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền, phổ biến trong các doanh nghiệp nên số thu quỹ từ các doanh nghiệp là rất lớn. Thu quỹ với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp bằng hình thức chuyển khoản là công khai và minh bạch.
Đối với việc công khai việc sử dụng quỹ, hiện nay, cơ quan quản lý quỹ đã công khai kết quả thu, báo cáo quyết toán thu, chi và nội dung chi bằng nhiều hình thức.
Một là niêm yết tại trụ sở của Quỹ; thông báo bằng văn bản tới cơ quan, tổ chức đóng góp Quỹ và công khai trên website của cơ quan quỹ.
Nếu các doanh nghiệp có những vướng mắc, có thể làm việc với các cơ quan của tỉnh và đặc biệt là Ban soạn thảo và Ban biên tập quản lý các quỹ và dự thảo trình Quỹ Trung ương như chúng tôi.
Phía Ban biên tập tổ soạn thảo sẽ giải quyết một cách triệt để những cái khó khăn của các doanh nghiệp trong việc thực hiện quỹ này.
PV: Các quy định mới nếu được thông qua thì theo ông nó sẽ có ý nghĩa như thế nào?
TS Lê Minh Nhật: Sau khi nghị định có hiệu lực, các địa phương sẽ có thêm nguồn lực phân bổ để khắc phục hậu quả thiên tai.
Đồng thời quỹ phòng chống thiên tai Trung ương cũng là một trong những đơn vị tiếp nhận các khoản viện trợ nước ngoài; để hỗ trợ kịp thời cho các địa phương chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề do thiên tai.
Và chúng ta có thể khắc phục hậu quả ngay trong những giờ đầu khi thiên tai xảy ra.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Vậy, nếu những quy định tại dự thảo được thông qua sẽ có tác động xã hội như thế nào? Phóng viên VOVGT phỏng vấn thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về nội dung này.
DOANH NGHIỆP MUỐN TRỪ VÀO DOANH THU
PV: Xin ông cho biết một vài đánh giá về tính cấp thiết của dự thảo Nghị định về việc thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai?
Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa: Trước hết, tôi rất ủng hộ chủ trương này, vì nước ta bị ảnh hưởng rất nhiều về thiên tai, lũ lụt, lũ quét. Thực tế trong nhiều năm vừa qua, đặc biệt trong năm 2020 rất nhiều trận lũ mang tính lịch sử, sạt lở đất ở miền Trung.
Do vậy, chúng ta phải có nguồn tài chính khẩn cấp để chủ động chi kịp thời và cũng nhất trí Chính phủ phải sớm có nghị định để bộ máy hoạt động kịp thời, đáp ứng với tình hình phòng chống bão lụt, thiên tai hiện nay.
PV: Theo ông, những nội dung của dự thảo nghị định đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết đó hay chưa?
Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa: Cơ bản tôi đồng tình với dự thảo nghị định này. Nhưng ở đây có một số điều tôi băn khoăn.
Trước hết, bộ máy của Quỹ Trung ương và Quỹ cấp tỉnh xác định thành phần của bộ máy này là kiêm nhiệm, để khỏi phát sinh về bộ máy, chế độ, trụ sở làm việc…
Thứ hai là chi của quỹ này. Tôi ví dụ có những khoản chi là chi cho chương trình đào tạo, tập huấn, thì không nằm trong nguồn chi này. Chi cho hỗ trợ quan trắc, anh hỗ trợ bao nhiêu.
Hoặc nội dung thứ 8, chi cho phát sinh hoạt động của bộ máy. Anh kiêm nhiệm thì anh đã có những hoạt động thường xuyên rồi. Anh đi ứng cứu là đã có xăng xe, tiền công tác của cơ quan đó chịu trong nguồn sự nghiệp hành chính rồi.
Do vậy, tôi đề nghị, xác định quỹ này chi những trường hợp đặc biệt khẩn cấp. Như vụ sạt lở của Quảng Nam, của Thừa Thiên Huế, của Quảng Trị thì phải có nguồn khẩn cấp và giao cho quỹ này chi, ví dụ, hỗ trợ cho những con người hy sinh trong phòng chống bão lụt.
PV: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng cách thu nộp quỹ theo quy định tại dự thảo gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu, nộp và các cách thức để công khai việc sử dụng quỹ. Ông có ý kiến về vấn đề này như thế nào?
Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa: Doanh nghiệp muốn công khai số tiền này và trừ vào doanh thu của người ta.
Quan điểm của tôi đối chiếu, nếu cần sửa luật thì chúng ta sửa luật. Cái này thường xuyên, liên tục chứ không phải như COVID-19.
Nếu các doanh nghiệp và các mạnh thường quân đóng góp, chúng ta cần có những chính sách để tránh những thiệt thòi không công bằng trong kinh doanh của doanh nghiệp.
PV: Nếu những quy định tại Dự thảo được thông qua thì sẽ có tác động xã hội như thế nào?
Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa: Tôi cũng mong muốn nghị định này sớm được thông qua, nhưng quan điểm của tôi là sớm phải rà lại và đánh giá.
Vì đã là nghị định thì chúng ta không cần đợi Thông tư nữa và trên cơ sở Nghị định này thì chúng ta áp dụng được ngay, vừa đáp ứng được, xử lý những tình huống khẩn cấp đặc biệt nghiêm trọng khi thiên tai, lũ lụt xảy ra.
PV: Xin cảm ơn ông!
Việt Nam là 1 trong 5 nước bị tổn thương lớn nhất của biến đổi khí hậu. Khi thiên tai xảy ra, Việt Nam thường xuyên nhận được sự hỗ trợ nhân đạo, từ bạn bè quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, nhưng chưa có cơ chế quy định cụ thể việc tiếp nhận và phân bổ kịp thời cho các địa phương sử dụng.
Do vậy, việc xây dựng, ban hành Nghị định về thành lập và quản lý Quỹ phòng chống thiên tai được cho là sẽ khắc phục được những bất cập đó.
Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này? Theo bạn, nếu dự thảo nghị định được thông qua sẽ có tác động như thế nào trong việc ứng cứu, hỗ trợ kịp thời các trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ?
Mời bạn chia sẻ qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hoặc qua hotline 02437.919191, fanpage VOV giao thông.
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 13h15p, thứ hai và thứ tư hàng tuần trên FM91, trên Spotify, Aple Podcast (đối với IOS) và Google podcast (đối với hệ điều hành Androi)
Từ ngày 01/01/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm giao thông đối với xe ô tô. Đặc biệt, 36 lỗi vi phạm nghiêm trọng không chỉ bị phạt tiền mà còn dẫn đến trừ điểm trực tiếp trên bằng lái.
Mức xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông cao, thậm chí gấp hàng chục lần so với trước đây. Vậy, câu hỏi đặt ra là với mức xử phạt như thế, người ta có sợ mà kiểm soát tay lái của mình mỗi khi ra đường hay không? Câu trả lời là có và không...
Nhiều người dân, doanh nghiệp đã thận trọng, có phần rón rén hơn trong việc mượn, thuê xe tự lái ngay sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, các mức xử phạt với hành vi vi phạm Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tăng vọt.
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 đã tạo ra chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người tham gia giao thông.
Theo báo cáo mới đây, năm 2024, nguồn cung về nhà ở tại Việt Nam đã tăng 8,6% so với năm 2023, đánh dấu một tín hiệu tích cực trong việc cải thiện tình hình nhà ở trên cả nước.
Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng tại chợ hoa Quảng An, nhiều tiểu thương đã bắt đầu bày bán những cây quất, cành đào phục vụ nhu cầu chơi Tết sớm của người dân.
Nghị định 160/2024 có hiệu lực từ 01/1/2025, có nhiều quy định đối với các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe; đáng chú ý, nghị định này không quy định diện tích tối thiểu sân tập lái, mà chỉ yêu cầu đáp ứng đủ các bài tập liên hoàn.