Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Cuộc sống của các em bé trong vụ mái ấm Hoa Hồng bây giờ ra sao?

Phan Nhơn: Thứ tư 08/01/2025, 10:21 (GMT+7)

Ngày 03/01, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Giáp Thị Sông Hương - chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng về tội hành hạ người khác. Vậy đến nay số phận và cuộc sống của 86 em bé trong mái ấm Hoa Hồng ra sao?

Năm 2024 vừa qua, chắc chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện xót xa của 86 em bé ở mái ấm Hoa Hồng, quận 12, TP.HCM đã bị lợi dụng hình ảnh làm từ thiện nhân đạo. Song, đằng sau là vô vàn hành vi nhẫn tâm đến đau lòng biết bao người, những bảo mẫu thay vì yêu thương thì thường xuyên đánh đập, bạo hành, quát mắng những đứa trẻ từ 1 - 3 tuổi đang rất hồn nhiên.

Sau loạt điều tra của báo Thanh Niên đăng tải, cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc giải cứu các em bé ở mái ấm Hoa Hồng. Phần lớn các em được đưa về Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình (Thủ Đức) và Làng Thiếu niên Thủ Đức.

Những em bé trong mái ấm Hoa Hồng giờ đầy đã hòa nhập cuộc sống ở ngôi nhà mới tại các trung tâm bảo trợ xã hội do Nhà nước quản lý.

Những em bé trong mái ấm Hoa Hồng giờ đầy đã hòa nhập cuộc sống ở ngôi nhà mới tại các trung tâm bảo trợ xã hội do Nhà nước quản lý.

Trong không khí của những ngày cuối năm, PV VOV Giao thông đến thăm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình (Thủ Đức) – nơi tiếp nhận 32 bé tại mái ấm Hoa Hồng.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ Tam Bình, đơn vị tiếp nhận khẩn cấp 32 bé sau vụ mái ấm Hoa Hồng và có 6 trẻ được địa phương bàn giao lại cho gia đình. Các bé hiện giờ đang được chăm sóc theo tiêu chuẩn chế độ của Nhà nước hỗ trợ. Các nhân viên trung tâm ngày ngày hỗ trợ các em xóa đi phần kí ức “đáng quên” để có một cuộc sống hòa nhập tốt mai sau:

“Phải nói các bé còn nhỏ thành ra khả năng hòa nhập rất nhanh. Thời gian đầu vô đây thấy có sự khác biệt, bé hoảng loạn về mặt cảm xúc do thay đổi môi trường. Thời gian đầu rất mệt, các con nuôi rất cực, sau 21 ngày thì hòa chung với trẻ ở trung tâm thì tâm lý ổn định dần. Hiện này các bé tinh thần ổn định, phát triển bình thường. Nếu khủng hoảng này kéo dài hoặc thậm chí tới lớn thì mình không thể xác định được. Mình chỉ biết hiện nay các bé sinh hoạt, ăn uống, vui chơi bình thường còn sau này phải đến trường hòa nhập nhiều nữa nên cũng khẳng định bây giờ được”.

Các em được chăm sóc theo tiêu chuẩn nhà nước hỗ trợ, được hướng dẫn ăn ngủ  vui chơi rất nề nếp

Các em được chăm sóc theo tiêu chuẩn nhà nước hỗ trợ, được hướng dẫn ăn ngủ  vui chơi rất nề nếp

Bảo mẫu Lê Thị Bảo, người tiếp nhận chăm sóc các bé những ngày đầu về trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn khi các em lạ môi trường thường quấy khóc. Song, bằng thâm niên lâu năm, biết các em có phần thiệt thòi nên cũng sớt chia yêu thương bù đắp:

“Trẻ thì đông nhưng tình thương thì mình phải chia hết, mình phải làm hết sức bổn phận công việc của mình, đòi hỏi phải yêu thương cố gắng  chăm sóc các cháu hết sức. Hiện bây giờ các cháu phát triển rất là bình thường, rất là ổn. Nếu như ở đây sinh sống hòa nhập thì lớn lên các cháu sẽ ra ngoài đi học như bao nhiêu bạn. Nói chung những gì phát triển cho trẻ thì các cháu đều hưởng hết”.

Các em bé ở trung tâm bảo trợ Tam Bình (Thủ Đức) được chăm sóc  yêu thương bởi những bảo mẫu có thâm niên kinh nghiệm nhất.

Các em bé ở trung tâm bảo trợ Tam Bình (Thủ Đức) được chăm sóc  yêu thương bởi những bảo mẫu có thâm niên kinh nghiệm nhất.

Chưa thể đánh giá hết những tổn thương do bạo hành trước dây, giờ các em đã hòa nhập và có một sự phát triển tốt hơn.

Chưa thể đánh giá hết những tổn thương do bạo hành trước dây, giờ các em đã hòa nhập và có một sự phát triển tốt hơn.

Theo Trần Hữu Nghị, Phó giám đốc Làng thiếu niên Thủ Đức, đơn vị  gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận các bé, và giờ đang tiếp nhận khẩn cấp ở cấp độ thứ 2. Vì 37 bé không tên, tuổi, không mã định danh nên được đánh số từ 1 đến 37. Những công việc tổ chức như ăn ngủ vui chơi của các bé đã vào nề nếp. Song giờ đây, Làng thiếu niên Thủ Đức đang hoàn thiện hồ sơ để các bé có bảo hiểm, có khai sinh để sau này đến trường:

“Lúc chúng tôi nhận thì không tên, không tuổi rất là khó khi không có hồ sơ ban đầu. Trẻ sinh ra ít nhất có hồ sơ thăm khám bệnh, mình dựa vào đó để tiếp tục kiểm tra và phân loại sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ đến không có một tờ giấy lộn lưng nên chúng tôi phải bắt đầu làm lại từ đầu dựa trên cơ sở bé trai, bé gái và đánh số để lập hồ sơ”.

Nơi các em bé tại Làng thiến niên Thủ Đức sống là ngôi nhà cạnh khu vườn rợp bóng mát và đầy tiếng chim

Nơi các em bé tại Làng thiến niên Thủ Đức sống là ngôi nhà cạnh khu vườn rợp bóng mát và đầy tiếng chim

Chị Nguyễn Thị Yến Nhi, Trưởng Khoa Sơ Sinh, cho biết các bé tại nơi đây đang được chăm sóc bởi 2 bảo mẫu xuất thân là trẻ mồ côi lớn lên từ Làng thiếu niên Thủ Đức nên gần như tình thương lúc nào cũng đủ đầy và ấm áp. Hiện đơn vị đang sàng lọc sức khỏe,  xác định tuổi tác năm sinh vì đến giờ chưa rõ ràng và sau  khi vào nếp các bé sẽ được tập tành từng bước để hòa nhập như trẻ đi mẫu giáo.

“Ở đơn vị thì tiếp nhận và chăm sóc trẻ từ nhiều nguồn nên tất cả các con ai cũng được yêu thương như nhau hết, sẽ không có sự phân biệt ai ít, ai nhiều hơn. Với lại các cô ở đây cũng tiền thân là trẻ mồ côi lớn lên quay lại làm việc nên cũng hiểu được hoàn cảnh đó, các cô sớt chia thêm nhiều tình yêu thương. Sau khi sàng lọc ra thì các con được rèn nề nếp như tập xúc ăn, tập bỏ tã đi bô, tập kêu bố mẹ dần dần. Như vậy các con sẽ quen với nề nếp đơn vị”

Chứng kiến được các bé hơn 100 ngày sau biến cố được sống trong tình yêu thương của các cô nơi ngôi nhà mới, chạy nhảy dưới ngôi nhà bình yên rợp bóng mát và đầy tiếng chim… không thể nào kìm được cảm xúc hạnh phúc thay. Giờ đây, những thiên thần nhỏ đã tìm được nơi an trú “chữa lành” và xóa mờ những vết thương trong tâm hồn trẻ thơ. 

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
36 lỗi khiến xe ô tô bị phạt tiền và trừ điểm bằng lái

36 lỗi khiến xe ô tô bị phạt tiền và trừ điểm bằng lái

Từ ngày 01/01/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm giao thông đối với xe ô tô. Đặc biệt, 36 lỗi vi phạm nghiêm trọng không chỉ bị phạt tiền mà còn dẫn đến trừ điểm trực tiếp trên bằng lái.

Phạt nặng, có sợ thật không?

Phạt nặng, có sợ thật không?

Mức xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông cao, thậm chí gấp hàng chục lần so với trước đây. Vậy, câu hỏi đặt ra là với mức xử phạt như thế, người ta có sợ mà kiểm soát tay lái của mình mỗi khi ra đường hay không? Câu trả lời là có và không...

Rón rén hơn khi mượn, thuê xe tự lái sau Nghị định 168

Rón rén hơn khi mượn, thuê xe tự lái sau Nghị định 168

Nhiều người dân, doanh nghiệp đã thận trọng, có phần rón rén hơn trong việc mượn, thuê xe tự lái ngay sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, các mức xử phạt với hành vi vi phạm Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tăng vọt.

Vì sao không quy định diện tích tối thiểu sân tập lái?

Vì sao không quy định diện tích tối thiểu sân tập lái?

Nghị định 160/2024 có hiệu lực từ 01/1/2025, có nhiều quy định đối với các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe; đáng chú ý, nghị định này không quy định diện tích tối thiểu sân tập lái, mà chỉ yêu cầu đáp ứng đủ các bài tập liên hoàn.

Đào, quất rộn ràng khoe sắc phục vụ người dân chơi Tết sớm

Đào, quất rộn ràng khoe sắc phục vụ người dân chơi Tết sớm

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng tại chợ hoa Quảng An, nhiều tiểu thương đã bắt đầu bày bán những cây quất, cành đào phục vụ nhu cầu chơi Tết sớm của người dân.

Sức sống mới cho làng nghề đan cần xé

Sức sống mới cho làng nghề đan cần xé

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những chiếc cần xé truyền thống gắn liền với nhịp sống làng nghề suốt hơn một thế kỷ, người dân Ngã Bảy, Hậu Giang ngày nay đã khéo léo thổi hồn vào từng nan tre, biến những sản phẩm quen thuộc thành những phiên bản thu nhỏ đầy tinh tế.

Hậu Giang: Bất cập ở những khu tái định cư

Hậu Giang: Bất cập ở những khu tái định cư

Mặc dù các khu tái định cư phục vụ các dự án cao tốc tại Hậu Giang đã hoàn thành và đón người dân vào sinh sống nhưng vấn đề sinh kế và các tiện ích đi kèm như điện chiếu sáng, công viên và các dịch vụ công cộng vẫn chưa phát huy hết tác dụng, gây lo ngại cho cư dân.