Những nguy cơ khi người dân sử dụng nước ngầm, 'từ chối' nước máy
Phóng viên - 23/03/2022 | 8:33 (GTM + 7)
Đối với nhiều hộ việc lắp đặt đồng hồ nước cũng chỉ để tượng trưng chứ sử dụng sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giếng khoan.
Chỉ sử dụng nước máy để uống và dùng nước giếng khoan cho mọi sinh hoạt thường ngày để tiết kiệm chi phí, đó là cách mà gia đình ông Sung ngụ tại quận Gò Vấp vẫn duy trì hơn mười năm qua.
Ông Nguyễn Đăng Sung – Quận Gò Vấp, TP.HCM chia sẻ: "Nước máy về đây rồi mà mình không muốn xài vì hoàn cảnh khó khăn, muốn dùng được nước máy thì phải có tiền. Nước giếng kia thì ai mà cân, đong, đo, đếm được. Xài thì cứ xài, mất điện, hư máy thì sửa, mình cứ xài thoải mái mà không phải tốn kém".
Còn đối với nhiều hộ kinh doanh phòng trọ trên địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM, việc lắp đặt đồng hồ nước cũng chỉ để tượng trưng chứ sử dụng sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giếng khoan.
Ông Đỗ Minh Tường – Chủ một khu nhà trọ ở Quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết: "Cái này do chi phí sử dụng cao quá, định mức thấp, làm sao có thể đáp ứng với chừng này con người ở đây".
Cùng sống trong khu vực nhà trọ của ông Tường, chị Lê Thị Út Ngọc chia sẻ: "Ở đây sinh hoạt nấu nướng là toàn sử dụng nước giếng khoan, biết nước máy thì an toàn hơn nhưng mà phải trả tiền nên vẫn chấp nhận dùng nước giếng".
Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, trong 160 mẫu nước giếng khoan được kiểm nghiệm, chưa đến 2% mẫu nước đảm bảo các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh dùng cho sinh hoạt. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước giếng khoan chủ yếu diễn ra tại các quận huyện ngoại thành.
Bác sĩ Cao Ngô Lẫm – Nguyên Trưởng khoa sức khỏe cộng đồng, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết: "Nếu sử dụng những nguồn nước nhiễm kim loại nặng, nhiễm amoni thì sẽ gây ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng, gây biến đổi gen hoặc ung thư. Nếu nguồn nước nhiễm về vi sinh vật có thể gây tiêu chảy, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng".
Tiến sĩ Hà Quang Khải – Khoa môi trường và tài nguyên, Đại học Bách Khoa TP.HCM phân tích thêm:"Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân gây nên sụt lún mặt đất, đặc biệt là những khu vực nền đất yếu trong đó có việc khai thác nước ngầm là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đó. Nếu như chúng ta cứ để tốc độ khai thác tiếp tục tăng chắc chắn những hậu quả như xâm nhậm mặn nó sẽ xảy ra và hạ thấp mực nước ngầm nó sẽ xảy ra tồi tệ hơn".
Ngày nước thế giới năm nay (22/3) được Liên Hợp Quốc phát động với chủ đề "Nước ngầm - Biến một tài nguyên vô hình thành hữu hình". Tại TP.HCM, thời gian qua, việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm được xem là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún, ngập lụt và nghiêm trọng hơn là làm ô nhiễm suy kiệt các tầng nước ngầm..
Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông mặc dù đã được lắp đặt hệ thống nước sạch; nhưng thực tế nhiều hộ gia đình trên địa bàn TP.HCM vẫn hạn chế sử dụng nguồn nước này, thay vào đó vẫn khai thác và sử dụng nước giếng khoan.
Những đồng hồ nước có chỉ số từ 0 đến dưới 4m3 hiện còn rất nhiều, đặc biệt là tại các quận huyện ngoại thành như Quận Gò Vấp, Quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè…. theo thống kê thì con số này chiếm 15% trong tổng số 350.000 đồng hồ nước được lắp đặt.
Còn về phía đơn vị cung cấp nguồn nước máy cho thành phố, ông Bùi Thanh Giang – Phó Tổng giám đôc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn – Sawaco cho biết: "Theo lộ trình của thành phố, phía công ty cũng giảm dần lượng nước ngầm khai thác. Trong thời gian tới sẽ phát triển hơn nữa mạng lưới cấp nước để tất cả người dân đều tiếp cận được nguồn nước sạch, từ đó hạn chế khai thác sử dụng nước ngầm".
Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm tại thành phố đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân là do thói quen sử dụng nước giếng khoan của không ít người dân nhất là những người dân ở các khu vực quận huyện ngoại thành.
Hạn chế sữ dụng nước giếng khoan bảo vệ nguồn nước ngầm là trách nhiệm chung của cộng đồng trong việc chống lại những biến đổi của khí hậu, bảo vệ môi trường bền vững và trên hết là vì chính sức khỏe của mỗi người dân chúng ta./.
“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.
Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.
Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.
Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...
Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.