Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nghề và đặc sản làng Vẽ

Phóng viên - 01/02/2019 | 6:54 (GTM + 7)

VOVGT - Kẽ Vẽ một thời trên bến dưới thuyền cùng một số nghề truyền thống nổi tiếng đã gắn bó với người dân làng Vẽ qua nhiều thế hệ.

Làng Kẻ Vẽ còn được biết đến với nhiều món ẩm thực nổi tiếng như giò Chèm, nem Vẽ...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đằng sau cái ồn ào, náo nhiệt của phố phường Hà Nội, nhiều người không biết có một góc trời yên bình đến lạ mang tên Đông Ngạc. Với niên đại hơn 400 năm, làng cổ Đông Ngạc với tên gọi nôm là Kẻ Vẽ đã trải qua bao nhiêu thăng trầm đổi thay của Hà Nội nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, đơn sơ hiếm có.

Những cánh cổng làng rêu phong, ngồi nhà thờ cổ của nhiều dòng họ cùng những con đường ngõ lát gạch nghiêng như trở thành ngọn hải đăng để những người con làng Vẽ dù đi khắp bốn phương vẫn luôn muốn trở về.

Hãy quay ngược thời gian, đến với hình ảnh của Kẽ Vẽ một thời trên bến dưới thuyền cùng một số nghề truyền thống nổi tiếng đã gắn bó với người dân làng Vẽ nhiều thế hệ. Thông qua câu chuyện về nghề đặc trưng của làng Vẽ từ nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.

“Ở làng Vẽ có nghề thủ công và món ăn rất nổi tiếng là Nem làng vẽ. Nem của họ không phải là nem như ta thấy bây giờ như nhân và bọc bánh đa rán mà là nem gồm có bì thái mỏng trộn với thính, lá sung và 1 số nguyên liệu khác. Nem Vẽ này ngày xưa có nghề làm nem nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền mới nuôi được con cái đi học, nên những người có điều kiện học hành là nhờ nghề này.

Sau này làng có quá nhiều người thành đạt, không sống ở làng mà ra đô thị lớn, thậm chí ra nước ngoài sinh sống nên nghề làm nem mất dần và chỉ còn trong sử sách. Làng còn có nghề phụ nổi tiếng khác là nghề làm mây tre đan và những sản phẩm này đã được xuất khẩu sang Pháp và các thuộc địa của Pháp từ đầu thế kỷ 20. Đến năm 1980 ở làng Vẽ vẫn còn nghè đan mũ nan bằng cái giang, vì ruộng của làng Vẽ rất ít nên nghề này cũng giúp cho kinh tế khu vực này khấm khá hơn”.

Nem Vẽ không giống nem chua như nem Thanh Hóa, nem Nam Định mà là nem chạo, gồm có: bì lợn sống rửa sạch, cạo sạch lông rồi chấn nước sôi cho chín tới để lấy độ dòn.

Dùng dao sắc mỏng lưỡi, thái tay thành sợi cho đẹp. Lọc lấy mỡ gáy cắt vuông nhỏ như hạt lựu, rồi trộn tất cả với thính đã rang thơm, thính này làm bằng gạo tẻ rang thơm vàng tán bột.

Sau một thời gian đủ để ngấm, thính sẽ làm chín mỡ gáy, dễ tiêu. Ăn với rau thơm, ta tận hưởng được các vị dòn, vị béo, vị thơm – như trong câu ca:

“Tay cầm bầu rượu nắm nem

Mải vui quên mất lời em dặn dò”.

Làm bánh sấy cũng rất công phu: thịt thăn nõn(từ con lợn ỷ pha: mõm nhỏ chân ngắn) thái to bằng đồng bạc hoa xòe đem ngâm với nước giềng và nước mắm, đổ vào một miếng lá chuối rồi lấy dao đập cho bẹt ra tròn như cái đĩa, đem phơi khô.

Khi nào ăn thì đem nướng rồi tẩm với nước đường ăn thơm ngon đủ mùi vị bùi béo cay ngọt rất thú vị.

Bánh phồng thì nhiều nhưng dễ mấy ai được thưởng thức món bánh quý tiến vua, đó là bánh phồng làng Vẽ (nay thuộc Đông Ngạc) ngoại thành Hà Nội

Thông thường các nhà quan lại làng Vẽ mời bạn đến đọc thơ, ngắm hoa, thưởng nguyệt trong khi tại một góc nhà một chú tiểu đồng nhóm lò than hoa, dùng quạt phẩy khẽ cho hồng than mới đưa bánh thịt vào nướng, tay đảo như nướng bánh đa, bánh thịt phồng dẻo thơm ngon hơn cả cách ăn mực nướng.

Đặc sản Nem Vẽ và bánh sấy của làng Vẽ khi xưa là các đặc sản “tiến vua”, cho thấy sự kỳ công, khéo léo và tinh tế của người làng Vẽ trong những món ấm thực bình dân này.

Về ẩm thực, Đông Ngạc từ xưa , ngoài món ăn nổi tiếng là nem Vẽ thì còn có một số quà bánh như bánh khoai phồng, bánh sấy.“Thứ nhất bánh cuốn Thanh Trì, thứ nhì khoai phồng làng Vẽ”. Làm bánh khoai phồng phải đúng mực thước, nhiều kinh nghiệm, xem thời tiết mà làm thì bánh mới phồng to.

Người làng Vẽ làm bánh khoai không bằng bột khoai mà làm bằng bột nếp cái hoa vàng. Nếp cái hoa vàng đã sao chín thơm như làm bột dẻo, bột khảo, người ta trộn với nước đường nhạt và ủ theo một kỹ thuật riêng , tạo nên những hạt bột nhỏ như hạt lạc, hạt ngô trắng thơm. Khi ăn, người ta cho vào rang những hạt nảy nở phồng to như củ khoai sọ nên gọi là bánh khoai.

Tuy nhiên, những đặc sản này của làng Vẽ từ lâu đã không còn, phần vì nguyên liệu đắt đỏ hoặc không đảm bảo được sự thuần chất như xưa, phần vì cuộc sống hiện đại, bận rộn đã khiến cho con người không còn dành nhiều thời gian cho những sự kỳ công trong các món ăn bình dân này nữa. Nhà văn Nguyễn Hiếu cho biết:

“Cũng như cái Giò Chèm, Nem Vẽ ngày xưa nó nổi tiếng như thế mà cho đến bây giờ nó cũng bị mai một do yếu tố thương mại xâm nhập vào, cũng như nó bị nhưng món ăn khác từ nhập khẩu, món ăn ngay, ăn liền, ăn nhanh nó bị mai một rât nhiều những phong tục của làng, nhưng ở làng Vẽ vẫn còn giữ được khá nhiều truyền thống cũ của họ. Đôi khi có những tục ngữ dân ca nhắc lại làng nghề chỉ tồn tại trong ngôn từ thôi chứ còn từ khi bác lớn lên thì chưa thấy làng Vẽ có nem nào nổi tiếng cả”.

Ở Kẻ Vẽ xưa không có nhiều ruộng đất như các làng khác nên người dân làng Vẽ rất chăm chỉ, chịu khó với nhiều nghề thủ công

Những người không có ruộng hoặc ít ruộng họp nhau lại làm các nghề thủ công như: Phường Thổ Oa (xóm Lò Nồi) chuyên làm nồi, chum vại, tiểu sành. Phường Hàng Quang (xóm Hàng Quang) chuyên nghề song quang, bàn ghế bằng mây.

Ở rải rác khắp các xóm ngõ là người làm các nghề thủ công khác như làm quạt lá vả, khăn xếp bằng lượt, chậu trồng cây cảnh bằng đất nung, gạch ngói, đồ sơn mài, nhuộm vải bằng củ nâu, vàng mã…

Đến đầu thế kỷ XX có thêm nghề làm mũ cứng bằng dút lợp vải, nghề làm mũ nan, sau này gọi là mũ panama, mũ “đầm chếch” cho phụ nữ Pháp

.Đến cuối thế kỷ XIX, Kẻ Vẽ đã trở thành một trung tâm buôn bán giao dịch sầm uất của phía Tây Bắc Hà Nội với chợ Vẽ được ghi trong sách “Đại Nam nhất thống chí” và phố Vẽ có nhiều cửa hiệu bán tơ lụa vải vóc, tạp hóa, tương cà mắm muối và các đặc sản: chả sấy, bánh khoai phồng, lam dừa, giò chả, nem, cà dầm tương.

Trẻ em Kẻ Vẽ đi đâu chơi cũng thường có thói quen cặp một bó nan giang ở nách, hai tay thoăn thoát đan nan. Cô gái làng Đông Ngạc ra Kẻ Chợ (Hà Nội) buôn bán thì quần chùng áo dài xột xoạt thướt tha, khi trờ về Kẻ Vẽ thì xuống đồng chân lấm, lên bờ thoăn thoắt đan quạt làm nem.

Đó là hình ảnh người dân thường làng Vẽ một thời, và nay chỉ còn trong ký ức, trong lời ru hay những câu ca dân gian…

“Làng này chủ yếu đi buôn bè, các sản phẩm từ trên rừng thì đưa về đây rồi đây là cái bến trung chuyển về Hà Nội. Gỗ to ở đây không làm, nhưng các loại khác phục vụ cuộc sống thì có. Nên về mặt tâm linh thì mình nghĩ rằng các cụ đã chọn cho 1 vị trí đắc địa để cho làng phát triển.

Về mặt kinh tế thì địa phương này nói chung chính ra là nghèo, đất thì ít, mà nghề đi buôn thì những người phát lên thì giàu còn bà con nói chung chỉ chợ búa bình thường. nghề ở đây không duy trì được, vì sau thời kỳ ngày xưa của các cụ thì phần buôn bán ở bờ sông nó ít đi rồi, ngày xưa phải thả bè chứ bây giờ cano kéo vô tư.

Cái nghề thì có bài hát: Thùng thùng trống đánh ngũ liên, bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa, nhưng bây giờ là : Chàng về nuôi cái cùng con/ chứ không phải nàng về, tức là vợ đi buôn, còn chồng ở nhà trông con cái/ để thiếp đi trảy nước non cao bằng/ Cao bằng đồng mỏ thì xa, có về Kẻ cáo với ta cho gần/ Kẻ cáo thì đi buôn cần/ /kẻ giàn buôn mít, bái ân buôn chè/ làng Gạ đóng đậu bán kê/, Kẻ Vẽ buôn bè, cất rượu quanh năm. Một bài hát ru, như mình mình cảm thấy phải nói rằng ng sáng tác bài hát như thế truyền lại cũng hay”.

“Nghề của làng Vẽ cũng bình thường thôi, ngày xưa có xóm bãi hoang có nghề thủ công là nghề đan mũ đan túi xách phục vụ cho đầm tây, đó là 1 trong những làng nghề tương đối xuất sắc khi người Pháp còn đô hộ nước mình. Những cái giang được làng mua về, họ chẻ ra, đun, chặt ra từng khúc một, học chẻ ra và đan thành những cái mũ rất đẹp phục vụ cho tây đầm, sau này phục vụ xuất khẩu.

Nghề này còn lan ra cả làng, lan sang cả làng Chèm và một số làng khu vực xung quanh nhưng bây giờ nó bị mai một rồi, sau khi cầu Thăng Long bắc lên thì làng Mai Hoa nó bị mai một đi, và cái nghề đó cũng bị mai một nhiều, nên phải nói là 1 số đồ mỹ nghệ sau khi đô thị hóa làm cho 1 cái làng trù phú về đan mũ như làng Mai Hoa cũng bị mai một rất nhiều, đây là mặt trái của đô thị”.

“Về nghề nghiệp ở đây hiện nay cũng mai một đi rồi. Trước đây trên bến dưới thuyền thì có nghề buôn bè thì rất nhiều, còn hiện nay thì không có nữa rồi. Còn nghề thủ công thì không có gì đáng kể, 1 số nghề thì không thể khai thác, không thể làm được nữa. Mây tre đan thì hiện nay không còn nữa.

Đây chủ yếu là cho thuê nhà, kinh doanh nhỏ, thế thôi chứ giờ cũng chả có nghề gì mà làm nữa cả, trước làm nghề đan nan, quạt nan thì cái nghề đó giờ hết rồi, không còn nữa, những ông già, bà già ngày xưa, những người làm được thì cũng chết hết rồi. Ở đây cũng thuộc làng du lịch, nhưng thực tế nhà nước mình cũng chưa khai thác được hết, còn các đơn vị tư nhân thì hàng ngày họ vẫn dẫn 2,3 đoàn về đây tham quan, tìm hiểu”.

Không gian văn hiến và những di tích cổ kính của làng Đông Ngạc hiện nay cũng nằm trong chuỗi điểm đến hấp dẫn của tuyến du lịch ngược đê sông Hồng, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho du khách.

Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác hiệu quả.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phụ huynh đề nghị cấm hẳn việc lái ô tô trong sân trường

Phụ huynh đề nghị cấm hẳn việc lái ô tô trong sân trường

Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3/10) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Tàu hỏa sẽ ra sao khi có đường sắt cao tốc?

Tàu hỏa sẽ ra sao khi có đường sắt cao tốc?

Một số chặng của dự án đường sắt cao tốc Bắc–Nam sẽ được khởi công vào năm 2027 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào năm 2035. Vậy đường sắt sẽ ra sao? Cần tính toán, quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia như thế nào trong bối cảnh hình thành hệ thống đường sắt cao tốc?

Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết

Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết

Chiều 03/10, trả lời câu hỏi phóng viên về việc nhiều ý kiến đề nghị xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường phổ thông nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã có văn bản khẳng định, Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, thuộc top 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ nam giới hút thuốc là nhiều nhất với tỷ lệ trên 45%.

Cho học sinh nghỉ thứ Bảy, liệu có giảm được áp lực?

Cho học sinh nghỉ thứ Bảy, liệu có giảm được áp lực?

Thời gian gần đây một số địa phương trên cả nước đã thí điểm cho học sinh THCS được nghỉ thêm ngày thứ bảy, lịch học từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Nhiều gia đình và học sinh bày tỏ sự hào hứng với điều này.

Giới trẻ và 'cái bẫy' nicotine thế hệ mới

Giới trẻ và "cái bẫy" nicotine thế hệ mới

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nóng đã tăng gần gấp đôi, lên mức 8% trong một nghiên cứu mới đây của Đại học y tế cộng đồng.

// //