Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ngành dệt may đối mặt nhiều thách thức khi thực hiện phát triển bền vững

Hoàng Hà - 29/11/2022 | 10:11 (GTM + 7)

Thực hiện chương trình hành động về phát triển bền vững, ngành dệt may Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

 

# Sáng 28/11, tại TP. HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam và châu Âu đã tham dự Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2022. Sự kiện nhằm hỗ trợ VN đạt được cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và các mục tiêu phát triển KTXH được nêu trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 – 2030.

# Còn tại TP. Hải Phòng vừa diễn ra Diễn đàn Ligistics Việt Nam 2022. Với chủ đề "Logistics xanh" diễn đàn nhằm truyền tải thông điệp của Chính phủ về việc đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng "xanh hóa", khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường gắn với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt là đối với dịch vụ logistics.

# Mới đây VinFast đã xuất khẩu lô ôtô điện thông minh đầu tiên, gồm 999 chiếc VF8 ra thị trường quốc tế. Sự kiện này đánh dấu bước tiến đặc biệt của ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam khi lần đầu tiên những sản phẩm ô tô công nghệ do Việt Nam làm chủ và sản xuất chính thức tiến ra thế giới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra, doanh nghiệp dệt may cần phải làm gì và cần có những chính sách hỗ trợ thế nào từ phía nhà nước? 

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Vũ Đức Giang, Chủ  tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam xung quanh nội dung này.

PV: Doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đã và đang thực hành việc sản xuất bền vững thế nào, thưa ông?

Ông Vũ Đức Giang: Có 5 vấn đề ngành dệt may Việt Nam đã và đang triển khai, phát triển theo xu hướng xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững. Một là đầu tư vào hạ tầng nhà xưởng đạt chuẩn mực phát triển bền vững. Thứ hai là đầu tư về nguồn lực con người để thực hiện chương trình xanh hóa.

Thứ ba, đứng trước khả năng thích ứng được các điều khoản trong các hiệp định thương mại hoặc kinh tế tuần hoàn sử dụng các sản phẩm tái chế. Thứ tư, ngành dệt may Việt Nam đã đầu tư các nhà máy sản xuất các loại sợi đạt các chuẩn mực về phát triển bền vững.

Thứ năm, ngành dệt may đã và đang thúc đẩy các nhãn hàng của Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới trên cơ sở truyền thông, nhận diện thương hiệu.

PV: Ông vừa về cập tới những thách thức rất lớn của doanh nghiệp khi thực hiện sản xuất bền vững, ông có thể nêu cụ thể hơn những thách thức này?

Ông Vũ Đức Giang: Có 3 thách thức lớn, một là phải tuân thủ về luật môi trường, đầu tư vào hạ tầng để đạt các chuẩn mực chỉ là một biện pháp, đặc biệt phải sử dụng các giải pháp để tiết kiệm năng lượng và nguồn nước.

Thứ hai là thách thức về dòng tiền cho đầu tư vào hạ tầng, nguồn lực, sự nhận diện và phát triển bền vững.

Thách thức thứ ba là nguồn cung thiếu hụt, phải đầu tư vào hạ tầng các khu công nghiệp, các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn mực theo luật môi trường; đầu tư vào chiến lược phát triển để trở thành một quốc gia có môi trường xanh, sạch, an toàn, thu thu hút các nhà đầu tư vào nguồn cung đang thiếu hụt

PV: Để khuyến khích doanh nghiệp dệt may sản xuất bền vững, cần những điều kiện gì từ phía doanh nghiệp và cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước?

Ông Vũ Đức Giang: Tôi cho rằng bản thân doanh nghiệp phải nhận thức và thấy rõ rằng có đầu tư đạt các chuẩn mực thì chúng ta mới có sự ổn định về đơn hàng; khi đạt được các chuẩn mực thì mới có nền tảng để phát triển bền vững; không có đơn hàng sẽ không lấy được lợi ích từ các hiệp định thương mại.

Doanh nghiệp phải tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong các hiệp định thương mại, tuân thủ cam kết của nhãn hàng và bản thân doanh nghiệp phải có nguồn lực thích ứng được với khả năng thay đổi của phát triển bền vững.

Về phía nhà nước, Chính phủ cần sớm phê duyệt Chiến lược dệt may Việt Nam giai đoạn 2035-2015; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt; tạo ra cơ chế, nguồn tài chính đầu tư vào các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn.

Để đạt được các chuẩn mực đó ngành dệt may Việt Nam cần phải đứng bằng đôi chân của mình, chủ động trong chiến lược phát triển nhãn hàng, phát triển mẫu và các giải pháp chủ động nguyên liệu đầu vào, gắn với phát triển thương hiệu, nhãn hiệu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới.

PV: Xin cảm ơn ông

Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.

// //