Người dân sẽ làm thủ tục cấp đổi GPLX tại xã
Bộ Công an khẩn trương tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả và liên tục, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Người đi đường nói gì về kế hoạch này? Mời các bạn cùng VOV Giao thông đến với cuộc trò chuyện ngay sau đây:
Xin chào quý vị thính giả, tôi đang có mặt tại đường Tố Hữu, Hà Đông, gần nhà chờ BRT Vạn Phúc. Đứng cạnh là chú Nguyễn Văn Tùng, người thường di chuyển tại khu vực này và bạn Phạm Khánh Huyền, hành khách thường xuyên của buýt nhanh (BRT). Xin phép bạn Huyền chúng ta sẽ trò chuyện với chú Tùng trước.
Chú hay gặp ách tắc trên đường này thời điểm nào?
Buổi sáng thì tắc từ tầm 6 giờ đến 8 giờ. Còn chiều thì từ 5 giờ đến có khi là 8 giờ. Bây giờ chiều về xuống đây là tắc, còn lúc sáng lên trung tâm tắc vì người ta đi làm.
Theo góc nhìn của chú, yếu tố nào gây ra tình trạng này?
Do lượng xe đông quá thôi chứ. Xe buýt kia cũng là một phần lí do đấy. Cái đường BRT kia dành riêng thì cũng được nhưng mà nó cũng bất cập vì tự dưng nó chiếm mất nhiều diện tích quá.
Thi thoảng khi mà không có xe là bọn chú lách vào thì nó đỡ thoát hơn, còn bây giờ cấm như thế thì một phần cũng gây tắc. Nhiều khi bí là xe máy nó còn nhảy cả lên.
Thành phố đang dự kiến xén vỉa hè để giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các tuyến đường như Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương và cả đường Tố Hữu này. Chú thấy phương án này thế nào?
Chỗ này thì được này, vì vỉa hè rộng này nhưng mà ở bên khác nếu mà cắt vào thì rất khó cho người đi bộ bởi vì nó chật quá. Trong khi đó thì xe máy với người ta kinh doanh cứ để hết đồ ở vỉa hè thì không đi được.
Vỉa hè mà cắt thì cắt làm sao để cho người ta đi bộ. Thực ra vỉa hè là để cho người đi bộ đi mà đúng không.
Vâng, vỉa hè đúng là dành cho người đi bộ. Vậy còn Huyền thì sao, em hay đi bộ để ra nhà chờ BRT đúng không?
À em học ở trường cấp 3 Trung Văn ở ngay đây, thì bình thường em đi BRT đi học vì bến nó cũng ngay ở cổng trường em ấy.
Em đi bộ xong đi BRT thôi vì nhà em ở chỗ Nguyễn Tuân ngay gần đường lớn ấy ạ.
Em nghĩ sao nếu khu vực vỉa hè này bị cắt xén bớt để mở rộng đường?
Em nghĩ là không nên cắt vì chỗ nhà em cái vỉa hè nó hẹp lắm, không rộng bằng ở đây ấy. Thì em không biết cắt như thế nào nhưng mà cắt thì vỉa hè nó chật đi. Bình thường là đã có các hàng quán bán bánh mì để ở đây rồi, đi cũng hơi vướng.
Xong, chiều em đi học về là cũng khó đi vì xe máy hay đi lên vỉa hè ấy. Mà giờ mà cắt vỉa hè thêm thì em bị khó đi, không có đủ chỗ để đi. Thì cũng bất tiện. Bất tiện là nhiều khi mình phải xuống lòng đường đi bộ rồi mới ra bến xe được.
Cảm ơn Khánh Huyền.
Quay trở lại với chú Tùng, nếu không xen vỉa hè thì chú có đề xuất nào khác không?
Mình phải làm thế nào mà khi không có xe buýt chạy thì để người ta đi vào thì nó sẽ giải thoát bớt đi. Theo chú là cứ những cái lúc mà có xe buýt nó chạy thì mình phải tôn trọng, để người ta đi.
Còn cái lúc không có xe buýt ấy, có phải ở đây lúc nào cũng có xe buýt chạy đâu, thì để cho ô tô con lách vào để giải thoát bớt đi.
Xin cảm ơn chú!
Những tuyến đường có làn BRT có đặc thù riêng, cần cân nhắc gom chung các tuyến buýt hiện chạy song song với BRT vào hành lang chung để giải phóng lòng đường.
Về lâu dài, để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các giải pháp như giãn dân số khỏi vùng lõi, phát triển giao thông công cộng và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện phi cơ giới. Điều này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
Bộ Công an khẩn trương tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả và liên tục, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
Theo quy định mới, hành vi để hành khách mắc võng nằm trên xe khi phương tiện đang di chuyển sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Vụ tai nạn giao thông hy hữu xảy ra tại TP Thái Nguyên khi chiếc ô tô do nữ tài xế điều khiển bất ngờ mất lái, lao thẳng vào nhà dân, tông sập cửa phòng khách.
Sau nhiều lần “trượt tiến độ”, ngay từ những tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã yêu cầu hàng loạt khu chung cư cũ trên địa bàn phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đây là cơ sở để triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô.
Mới đây thành phố Hà Nội đã triển khai thí điểm việc cấm xe ô tô trên 16 chỗ vào khu vực phố cổ trong giờ cao điểm nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.
Chỉ một quyết định nóng vội, một pha vượt xe thiếu tính toán – và ngay sau đó, mọi thứ rơi vào tình thế không còn đường lùi. Vì sao tài xế lại mắc sai lầm? Hậu quả có thể tránh được không? H
Ghi nhận trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, hoạt động của các xe du lịch trên 16 chỗ đã khiến nhiều tuyến phố cổ trở nên ùn tắc và ô nhiễm. Trước tình trạng này, từ 1/3, Hà Nội thí điểm hạn chế xe ôtô trên 16 chỗ hoạt động trong giờ cao điểm tại khu vực phố cổ và Hồ Gươm.