Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Đảm bảo sĩ số, hay đảm bảo quyền đi học của trẻ em?

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 29/08/2024, 09:40 (GMT+7)

Với khoảng 2,3 triệu học sinh, Hà Nội đang là địa phương có số học sinh đông nhất cả nước. Mỗi năm, Hà Nội có thêm khoảng 4 đến 5 vạn học sinh, tương đương cần thêm từ 30 đến 40 ngôi trường mới đủ chỗ. Riêng năm học này, cần thêm khoảng 56 ngôi trường.

Hàng chục ngôi trường mới đã xây, song với các địa bàn đông dân, sĩ số tiêu chuẩn 35 em/ lớp tiểu học vẫn là mục tiêu xa vời.

Trường công thì không đủ chỗ, trường tư thì quá sức phụ huynh. Quyền đi học của trẻ em sẽ được đảm bảo như thế nào?  Lời giải nào cho bài toán quá tải  trường công, để trẻ em không còn phải chen chúc trong những lớp học  “nhồi”?  

Đón nghe: Diễn đàn 91 với chủ đề: “Đảm bảo sĩ số, hay đảm bảo quyền đi học của trẻ em?”, 12h30, thứ Năm (29/8), trực tiếp trên FM91 mhz và vovgiaothong.vn.

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: ĐBQH Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và ông Hà Đình Bốn, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam.

 Nhiều trường công, sỹ số gần gấp rưỡi tiêu chuẩn

Trước thềm năm học, tình trạng quá tải trường lớp vẫn diễn ra ở nhiều địa bàn tại Hà Nội. Chị Nguyễn Việt Hà, cư dân khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội cho biết, vì quá tải nên trường tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai năm nay vẫn tiếp tục cho học sinh nghỉ luân phiên: "Nhà tôi có 3 bé đang học cấp 1 và cấp 2, từ khi các bé đi học đến giờ thì sỹ số bao giờ cũng từ 50 bạn trở lên, các con đi học khá vất vả vì bàn ngồi 3 bạn chứ không được ngồi 2 như trường lớp khác"

Một phụ huynh có con học Trường tiểu học Đại Từ, quận Hoàng Mai cũng thông tin, năm học tới, sỹ số trong lớp là 59 học sinh, và chị tìm hiểu những trường lân cận thì cũng trong tình trạng tương tự: "Trường Hoàng Liệt bên cạnh thì phải hơn 60 bạn/ lớp, sang trường Kim Giang của quận Thanh Xuân thì cũng 50-52 bạn, các quận đông chung cư thì trường học để đáp ứng được học sinh rất khó khăn"

THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, năm học này sỹ số đã giảm so với năm trước nhưng vẫn còn khá cao so với điều lệ trường học

THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, năm học này sỹ số đã giảm so với năm trước nhưng vẫn còn khá cao so với điều lệ trường học

Tại các quận: Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm năm học này tiếp tục chịu áp lực rất lớn về tuyển sinh đầu cấp do tăng dân số cơ học. Đa số các trường đều có sĩ số từ 40-50 học sinh/ lớp, một số trường quá tải, sĩ số hơn 50 em/ lớp. Sỹ số gần gấp rưỡi tiêu chuẩn khiến phụ huynh lo lắng: “Giờ một lớp 50 cháu mà vẫn chỉ 1 cô giáo thôi thì sẽ khó cho các cô quản lý lớp học; khả năng tiếp thu của các con cũng kém đi vì thiếu sự quan tâm của giáo viên dành cho đồng đều các học sinh”.

Ghi nhận tại trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, năm học này sỹ số đã giảm so với năm trước nhưng vẫn còn khá cao so với điều lệ trường học. Theo cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên nhà trường, việc giảm được sỹ số trong lớp đã giúp bớt đi áp lực cho cả giáo viên và học sinh: "Năm nay hiện tại với khối 6 đầu cấp, sỹ số học sinh giảm từ 10-15%, và điều này tạo ra những điểm thuận lợi, không gian phòng học thoáng mát, thuận lợi hơn cho các con học sinh và cũng giúp đẩy mạnh chất lượng giáo dục tới từng học sinh cũng là mục đích của giáo dục hiện tại theo chương trình giáo dục phổ thông 2018"

Mặc dù năm học này sỹ số trung bình tại trường đã giảm và công tác cải tạo, mở rộng trường, lớp học đã được triển khai, song do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh, nên theo thầy Lưu Văn Thông, Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng, việc tránh quá tải vẫn đang gặp nhiều thách thức: "Khó nhất là khâu kiểm soát và dự báo được số lượng học sinh đầu cấp hàng năm bởi đặc trưng tại Hà Nội và quận Cầu Giấy là có sự biến động về dân số cơ học. Lực lượng cơ học đó chúng tôi khó theo sát và thậm chí nhiều người dân chưa khai báo cư trú khi đến ở thực tế. Khi có được bài toán về dự báo tổng thể số lượng học sinh thì nhà trường sẽ có phương án sắp xếp phòng học cho học sinh"

Hiện nay, tăng dân số cơ học của Hà Nội rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng từ 50 nghìn - 60 nghìn học sinh, tương ứng với việc cần phải xây mới từ 30 - 35 trường học mới đáp ứng đủ nhu cầu. Trường xây mới không theo kịp tốc độ tăng dân số khiến các chỉ tiêu (số lớp/trường, số học sinh/lớp) ở một số quận nội đô và các huyện đang phát triển đều không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định. 

 

Cần một sự mạch lạc hơn về giải pháp, không chỉ chạy theo sự quá tải 

Để giải bài toán giảm sĩ số học sinh/lớp, nhiều ý kiến cho rằng TP Hà Nội cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cả trước mắt lẫn lâu dài, nhất là căn cơ từ phương án quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Mỗi năm, Hà Nội có thêm khoảng 4 đến 5 vạn học sinh, tương đương cần thêm từ 30 đến 40 ngôi trường mới đủ chỗ

Mỗi năm, Hà Nội có thêm khoảng 4 đến 5 vạn học sinh, tương đương cần thêm từ 30 đến 40 ngôi trường mới đủ chỗ

Ông Nguyễn Quốc Bình, nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng, muốn “hạ nhiệt” quá tải trường  lớp, các đô thị cần có những giải pháp cụ thể: “Nếu chúng ta không có các giải pháp hợp lý và căn cơ lâu dài thì giải bài toán thiếu chỗ học cho học sinh và các lớp đầu cấp vẫn khó khăn. Nhà nước cần có phương án hỗ trợ giúp các trường tư thục hoặc mô hình trường học quốc tế để giảm bớt gánh nặng của nhà nước với trường công”.

KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nhận định, nguyên nhân dẫn tới tình trạng quá tải sỹ số hiện nay là do vấn đề quy hoạch và tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Trong khi, quy hoạch về giáo dục phải có tính dự báo trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở phát triển nhà ở, đô thị hóa ở mỗi khu vực, mỗi địa phương. Do đó, các đô thị cần quản lý dân số trên địa bàn tốt hơn để có quy hoạch hệ thống trường, lớp phù hợp.

"Vấn đề đặt ra là chúng ta phải cố gắng thực hiện quy hoạch cũ và bổ sung quy hoạch mới tính tới giáo dục; phải có chính sách đặc thù để quản lý dân số. Đề nghị có tầm nhìn tổng thể, tích hợp các yếu tố, các khu đô thị phải có đầy đủ các hạ tầng kỹ thuật, trường học thì mới có thể giải quyết được", KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết

PGS. TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cũng nhấn mạnh do quy hoạch phát triển giáo dục chưa hợp lý dẫn đến tình trạng nhiều địa phương quá tải ở một số điểm trường. Vấn đề này cần cần có nghiên cứu kỹ càng và phải nằm trong thiết kế, quy hoạch của các đô thị:

"Phải có quy hoạch trường lớp một cách rất tốt, những khu dân cư mới được xây dựng phải đi kèm trường học, thậm chí có những đô thị giáo dục, xây dựng trường học trước rồi mới phát triển cư dân. Thứ 2 là vấn đề từ ngành giáo dục khi nhiều phụ huynh tìm mọi cách cho con vào các trường tốt mà họ mong muốn dù con em họ không sinh ra ở đó. Ngành giáo dục cần xóa nhòa ranh giới các trường có tiếng và ít tiếng tăm hơn bằng cách đồng đều chất lượng giáo dục, luân chuyển giáo viên thì mới thay đổi được"

TS Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, giải pháp căn cơ là phải xây dựng thêm trường, lớp và thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để phát triển trường:

"Phải có giải pháp tăng cường nguồn cung bằng cách huy động xã hội hóa, đồng thời tính giảm bớt tải trọng của trường công bằng cách phân luồng, làm cho các trường có chất lượng đồng đều, điều chỉnh tiêu chí trường chuẩn. Đây là việc đòi hỏi nhiều cơ quan phải chung tay để giải quyết"

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.