Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tăng cường mạng lưới giao thông công cộng và chất lượng dịch vụ xe đưa đón học sinh được xác định là một trong những giải pháp căn cơ để kéo giảm những con số đáng báo động trên.
Nhu cầu của gia đình và xã hội với loại hình vận tải này ngày càng gia tăng rõ rệt. Dự thảo Luật đường bộ đang được lấy ý kiến tại kỳ họp QH đã đưa ra nhiều quy định, tiêu chuẩn rõ ràng liên quan đến dịch vụ xe đưa đón học sinh.Hành lang pháp lý đã rộng mở, nhu cầu thực tiễn đã rõ ràng?
Vậy, đã đến lúc xe đưa đón học sinh cần được ưu tiên? Điều kiện và lộ trình đáp ứng sự ưu tiên cho loại hình này ở các đô thị lớn của Việt Nam như thế nào?
Diễn đàn 91 với chủ đề: Xe đưa đón học sinh: Đã đến lúc cần ưu tiên?, 16h đến 17h thứ Bảy (09/12/2023), trực tiếp trên VOVGT FM91mhz và vovgiaothong.vn
Với sự tham gia của các vị khách mời: Th.S Phan Hoàng Phương - Trưởng phòng Giao thông đô thị và nông thôn, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ GTVT; và Bà Nguyễn Thị Mai Thoa – Đại biểu Quốc hội.
ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH: ỦNG HỘ VÀ BĂN KHOĂN
Nhận “nhiệm vụ” đưa đón con đi học, anh Nguyễn Thanh Bình, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội không ít lần trễ giờ vì tắc đường hay có việc bận đột xuất. Do vậy, khi được biết về đề xuất xe đưa đón học sinh thuộc diện ưu tiên, anh Bình rất vui và có nhiều kỳ vọng:
"Bọn mình làm công nhân viên chức, giờ đón con là giờ đi làm về, đôi khi sắp xếp thời gian cũng hơi khó vì giao thông ở Hà Nội rất hay bị tắc đường. Cho nên, nếu có xe đưa đón các cháu đến tận trường thì mình yên tâm. Có những bãi, bến đỗ mà nó rộng rãi, thoải mái, xe đưa đón không ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông trên đường thì mình nghĩ mọi người sẽ ủng hộ thôi".
Hiện Hà Nội hiện có trên 100 trường trong và ngoài công lập sử dụng xe đưa đón học sinh với số lượng khoảng 2.000 chiếc. TP.HCM cũng có khoảng 21.000 học sinh đi học bằng xe đưa rước.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì không ít người bày tỏ băn khoăn về việc ưu tiên cho phương tiện đưa đón học sinh:
"Mình hoàn toàn đồng tình vì thứ nhất là ưu tiên cho giáo dục, thứ hai là ưu tiên cho trẻ em".
"Nó không khả thi lắm, bởi vì bây giờ có rất nhiều xe đưa đón học sinh, mà đường Hà Nội rất tắc. Một vài xe cứu thương còn nhường được chứ các xe kia thì không thể đi được".
"Giờ cao điểm ùn tắc thì mình cũng có thể ưu tiên cho xe đưa đón học sinh, nhưng có thể là xe 16 chỗ trở xuống thôi".
"Cần phải tuyển những tài xế có tâm, mình quan tâm nhất vấn đề an toàn cho các cháu".
Còn về phía nhà trường và các đơn vị vận tải, đa số ủng hộ đề xuất này. Đại diện nhà xe Đức Vinh, Hà Đông, Hà Nội cho rằng, ưu tiên cho xe đưa đón học sinh là hợp lý, không chỉ an toàn cho trẻ, thuận tiện cho tài xế mà còn đảm bảo thời gian dạy và học của thầy trò.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng giám đốc Trường phổ thông liên cấp Phenikaa đồng tình với quan điểm này, đặc biệt là khi nhu cầu của các bậc phụ huynh về phương tiện đưa đón con em ngày càng lớn:
"Với Phenikaa School, 70% học sinh đi xe buýt đến trường hằng ngày. Không được xe ưu tiên thì sẽ có hiện tượng như tắc đường, dự kiến khoảng 30 - 45 phút đến trường, nhưng có những chuyến rơi đến tầm một tiếng rưỡi. Nếu có một xe ưu tiên dành riêng cho các con thì cha mẹ sẽ thoải mái và an tâm hơn rất nhiều, không tất tả ngược xuôi trong việc đưa con đến trường nữa".
Bà Nguyễn Thị Hương cho biết thêm, dù đã có quy trình đưa đón học sinh đảm bảo chặt chẽ các điều kiện an toàn, từ nhân lực đến phương tiện, song nhà trường mong muốn các ban, ngành sẽ có hướng dẫn chi tiết, tổ chức tập huấn và truyền thông rộng rãi để điều chỉnh hoạt động cho hiệu quả nếu như đề xuất xe đưa đón học sinh thuộc diện ưu tiên trở thành hiện thực.
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG XE BUS TRƯỜNG HỌC Ở CÁC TRỤC GIAO THÔNG LỚN
Để hạn chế lượng xe bus trường học tham gia giao thông vào giờ cao điểm, một số ý kiến cho rằng, cần tổ chức mạng lưới xe bus trường học. Tuy nhiên, theo TS Đinh Thị Thanh Bình, Giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, các trường học có đặc thù bị khống chế về thời gian đến lớp và thời gian tan học nên việc tổ chức những tuyến bus trường học chung chỉ phù hợp trong một số điều kiện nhất định:
"Tùy vào đặc thù bố trí số lượng học sinh của mỗi trường, vị trí của 2 trường đó mà tổ chức một tuyến bus chung đi gom khắp các ngõ ngách sau đó đi qua trường A và đi qua trường B. Nếu mà 2 hoặc 3 trường ở cạnh nhau thì việc gom chung vào 1 tuyến dễ. Nếu trường A, trường B quá xa thì không khả thi. Đến trường A, mất 20 phút mới đến trường B bắt học sinh đi quá sớM".
Bà Bình cho biết thêm, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn duy trì mô hình xe bus trường học đối với từng trường.
Từ thực tế tổ chức và quản lý 15 tuyến bus trường học, thầy Phạm Minh Khôi, Hiệu trưởng trường THCS Pascal Đông Anh cho rằng đề xuất tổ chức mạng lưới xe bus trường học có thể phát huy hiệu quả trong giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn cho học sinh. Tuy nhiên, việc triển khai sẽ gặp không ít khó khăn:
"Theo mình cũng khá khó triển khai vì trên địa bàn trường mình. Vì một số trường có tuyến xe bus đi qua, giờ học giữa các trường khác nhau và việc thống nhất chi phí giữa các phụ huynh. Các địa phương cần có sự phối hợp của chính quyền và các trường đóng trên địa bàn rồi thống nhất triển khai chung cho các nhà trường".
Theo một số chuyên gia, thành phố cần rà soát điều chỉnh mạng lưới bus đi qua các khu vực có trường học, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ bus như đảm bảo đúng giờ, thuận tiện, trung chuyển… thay vì tổ chức 1 mạng lưới bus riêng phục vụ trường học.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, chuyên gia của Tổ chức Healbridge của Canada tại Việt Nam cho rằng, cần tận dụng và khai thác triệt để những tuyến bus công cộng hiện có và tuyến đường sắt trên cao để phục vụ nhu cầu đi lại cho học sinh:
"Nếu như thành phố khảo sát nhu cầu của các trường, đi ở địa điểm nào, đến đâu. Trên cơ sở khảo sát thiết kế một lộ trình ở những trục đường đủ lớn Ví dụ trên trục Nguyễn Trãi có thể thiết kế riêng 1 trục chạy từ đầu tuyến đến cuối tuyến Trục Nguyễn Trãi- Trần Phú đang có trục đường sắt đô thị, làm thế nào có xe nhỏ để chạy vào các ngõ ngách đón khách ra từ các trục đấy hoặc đưa vào trường, làm hiệu quả gom khách cho xe lớn".
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, mô hình này chỉ phù hợp đối với học sinh các khổi THCS và THPT, học sinh ở lứa tiểu học sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tuyến hoặc loại hình phương tiện ở các bến hoặc các nhà ga.
Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.
Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…
Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.
Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.
Việc thí điểm các phương án tổ chức giao thông hay thí điểm cách thức tổ chức điều hành môt số hoạt động giao thông đô thị là cần thiết, nhằm kiểm chứng mức độ phù hợp, hiệu quả trước khi tính toán nhân rộng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua tạm ngưng giao dịch do nghỉ Tết. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trước đó, dòng tiền đầu tư chảy chậm hơn trên thị trường trong phiên giao dịch cuối năm.