Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Xây dựng phương án ứng phó sự cố môi trường: Đừng chỉ làm qua loa

Hoàng Hà: Chủ nhật 03/09/2023, 07:43 (GMT+7)

Việc xây dựng phương án ứng phó khi xảy ra sự cố môi trường của từng dự án có thể giúp làm giảm nguy cơ xảy ra sự cố, cũng như giúp địa phương, các đơn vị, người dân có thể chủ động ứng phó, nhằm hạn chế mức thiệt hại về kinh tế, môi trường.

Sự cố vỡ ống cống thoát nước xả tràn của hồ thải quặng đuôi Nhà máy tuyển đồng Tả Phời, tỉnh Lào Cai theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nó không giống như sự cố lũ lụt do thời tiết thông thường mà là một sự cố môi trường nghiêm trọng.

Bởi trong chất thải có chứa nhiều hóa chất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của hàng chục hộ dân sống ở khu vực gần hồ chứa mà còn có thể làm ô nhiễm nguồn nước, đất, hệ thực vật ở những nơi mà dòng chất thải chảy qua.

Tới thời điểm này, hơn một tuần sau sự cố, kết quả quan trắc môi trường vẫn chưa được công bố, người dân địa phương cũng chưa có bất cứ thông tin về những loại hóa chất có trong hồ thải quặng đuôi.

Trong cuộc đối thoại người dân mới đây, đại diện Công ty cổ phần đồng Tả Phới cho rằng không có độc tố trong nước thải, chất thải từ hồ chứa (?!), chưa có bất cứ khuyến cáo nào từ phía chính quyền địa phương và công ty, trong việc hướng dẫn người dân có phương án bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa những ảnh hưởng do hóa chất mang lại.

Đến chiều ngày 14/8, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai đã tiến hành lấy mẫu nước sạch tại một số bể chứa nước giếng của một số hộ dân sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại một số điểm tại xã Tả Phời.

Điều này cho thấy sự lúng túng và thiếu sự chuẩn bị về phương án dự phòng khi sự cố xảy ra, cũng như đặt ra câu hỏi về sự nghiêm túc khi thực hiện đánh giá tác động môi trường của các công trình, và những kịch bản ứng phó khi xảy ra sự cố?

Điều 109 Nghị định 08/2022 quy định, chủ dự án, chủ đầu tư cơ sở, Ủy ban quốc gia Ứng phó với sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện thực hiện ban hành kế hoạch ứng phó với sự môi trường.

Tại Điều 108 Nghị định này quy định kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được hiểu là tài liệu để xác định các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, dự kiến kịch bản xảy ra sự cố môi trường kèm theo các phương án ứng phó tương ứng để bảo đảm sẵn sàng, kịp thời ứng phó khi sự cố môi trường xảy ra trên thực tế.

Đồng thời, đề ra các phương án bố trí trang thiết bị, vật tư phương tiện đảm bảo cho hoạt động ứng phó, phân công lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm ứng phó; tổ chức tập huấn, diễn tập về ứng phó sự cố môi trường hàng năm; Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, phương thức thông báo, báo động về sự cố môi trường và cơ chế huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường.

Trước đó, Luật Tài nguyên môi trường 2014, Nghị định số 19/2015 cũng đã quy định các chủ đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, trong đó yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, thường xuyên tập dượt để ứng phó khi xảy ra sự cố.

Sự cố vỡ hồ thải quặng ngày 8/8 mới đây không phải là lần đầu tiên, trước đó đã từng xảy ra vào năm 2020 với mức độ ít nghiêm trọng hơn.

Một số chuyên gia cho rằng, nếu như Công ty Cổ phần đồng Tà Phời thực hiện đúng các quy định của Luật Tài Nguyên và Môi trường năm 2014, Nghị định số 19/2015 và Nghị định 08/2022, nghiêm túc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường với các kịch bản, quy trình cụ thể một cách nghiêm túc và thực hiện tập huấn, diễn tập khi sự cố xảy ra, thì có thể chủ động hơn trong việc ứng phó khi sự cố xảy ra.

Và nếu như sau sự cố năm 2020, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, quản lý, giám sát quá trình thực hiện, tập huấn kế hoạch ứng phó sự cố, Công ty Cổ phần Tả Phời nghiêm túc thực hiện quy trình kế hoạch ứng phó sự cố, chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, trang thiết bị… thì rất có thể phòng ngừa hoặc giảm được những thiệt hại về sự cố môi trường không mong muốn, cũng như có thể chủ động hơn trong việc ứng phó sự cố.

Khai thác mỏ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho địa phương và quốc gia. Do vậy, để ngăn chặn và hạn chế những sự cố môi trường tương tự xảy ra trong thời gian tới, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý môi trường, cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các chủ đầu tư, chủ dự án trong việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố. Nếu sự cố xảy ra mà các đơn vị không có kịch bản ứng phó hoặc ứng phó không đúng kịch bản, cần xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan và có biện pháp xử lý.

Từ sự việc lần này, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý môi trường nơi có các mỏ, các nhà máy luyện kim cần nhanh chóng thực hiện rà soát và quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các phương án ứng phó môi trường của hàng loạt các dự án, tránh để bị động như sự cố vừa qua.

Ý kiến của bạn
Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc đưa vào thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ giảm tải cho nút giao An Phú, kéo giảm ùn tắc giao thông cho đường dẫn cao tốc, đường Nguyễn Thị Định đường Đỗ Xuân Hợp, hay Vành Đai 2.

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Vụ cháy “chung cư mini” xảy ra tại Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không hợp pháp hóa chung cư mini? Người mua hoặc thuê các căn hộ trong đó sẽ đối mặt những rủi ro nào? Trật tự an toàn xã hội sẽ phát sinh những vấn đề gì?

Dân 'chung cư mini' nóng ruột chờ hướng dẫn

Dân "chung cư mini" nóng ruột chờ hướng dẫn

Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini trên phố Khương Hạ (Thanh Xuân (Hà Nội) nhiều người đổ xô đi mua vật dụng thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thậm chí, nhiều người còn phá “chuồng cọp”, mở rộng ban công, tạo lối thoát nạn thứ hai, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong quá trình thực hiện.

Than trời vì đường ngập 'ổ gà'

Than trời vì đường ngập "ổ gà"

Những con đường xuống cấp, ngập ‘ổ gà, ổ trâu’ vốn thường chỉ xuất hiện ở những khu vực có hạ tầng giao thông kém phát triển, ít được đầu tư. Nhưng bất ngờ là ngay tại nước Anh, một quốc gia giàu có ở châu Âu, vấn nạn ‘ổ gà’ cũng đang là tình trạng đáng báo động.

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng ngành đường sắt Mỹ tụt hậu khá xa so với Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, nhiều chính sách thúc đẩy hạ tầng đang được nhà chức trách Mỹ đưa ra, trong đó có việc tư nhân tham gia phát triển đường sắt.

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Trên địa bàn Hà Nội có trên 40 nhà tập thể, chung cư cũ ở mức nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm, cùng với đó là hàng trăm khu nhà đã xuống cấp. Mặc dù đã có chủ trương đầu tư, thậm chí có quy hoạch chi tiết nhưng để thực hiện cải tạo, xây mới những tòa nhà này là không đơn giản.

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Bước vào năm học mới, vấn đề an toàn cho học sinh tại khu vực cổng trường được quan tâm. Hiện nay, chính quyền địa phương và ngành giao thông đã có sự phối hợp như thế nào để phòng chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường và đảm bảo an toàn cho học sinh trên địa bàn Hà Nội?