TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đây được xem là cơ sở quan trọng nhằm hình thành hệ thống giao thông thông minh, quản lý hiệu quả hơn hoạt động giao thông của thành phố cũng như tiết kiệm tối đa chi phí cho ngân sách thành phố.
Đề án giao giao thông thông minh (ITS) có những điểm gì khác biệt so với các đô thị khác? Hà Nội cần lưu ý gì khi xây dựng hệ thống này?
Tính đến tháng 6 năm 2023, TP Hà Nội có khoảng 8 triệu phương tiện, tốc độ tăng trưởng xe máy đạt từ 4-5% và ô tô là từ 7-10%. Tuy nhiên quỹ đất dành cho giao thông chỉ đạt 12-13%, bằng một nửa so với quy định của thành phố. Bên cạnh đó, hiện nay các đơn vị quản lý giao thông khá là độc lập, dữ liệu rời rạc, chưa được kết nối, di chuyển chưa thuận tiện.
Đề án xây dựng hệ thống giao thông thông minh thông minh (ITS) Hà Nội sẽ giúp cho công tác quản lý điều hành giao thông an toàn hiệu quả, giao thông phát triển bền vững và tăng cường thu thập thông tin, xử lý, chia sẻ dữ liệu giao thông lớn, đa nguồn, nhằm xây dựng thành phố an toàn, kết nối.
Đề án giao thông thông minh lấy người dân là trung tâm, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đỗ Việt Hải phát biểu tại Hội thảo Hạ tầng, kết nối thuộc khuôn khổ sự kiện Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 tổ chức mới đây:
"Hệ thống ITS của Hà Nội gồm 4 hợp phần: Người dùng ITS, Trung tâm điều hành giám sát giao thông thành phố, Phương tiện giao thông tích hợp thiết bị thông minh và Cơ sở hạ tầng giao thông thông minh. Đặc biệt trong đề án giao thông thông minh chúng tôi lấy mục tiêu người tham gia giao thông, người quản lý điều hành làm đối tượng được thụ hưởng".
Trong những năm qua, nhiều đô thị trên cả nước đã xây dựng hệ thống giao thông thông minh, tuy nhiên, phần lớn các đô thị hiện nay đang thực hiện xây dựng hệ thống ITS theo các dự án nhỏ, cụ thể.
Các dự án này có thể đem lại hiệu quả tức thì, giải quyết được ngay những vấn đề cấp thiết nhưng lại có một số bất cập như ứng dụng đơn lẻ, dữ liệu không được kết nối và hầu như chủ yếu sử dụng một nguồn dữ liệu duy nhất.
GS. TS Lê Hùng Lân, Giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, chủ nhiệm Đề án xây dựng hệ thống giao thông thông minh Hà Nội cho biết, ngoài việc xây dựng Khung kiến trúc ITS, đề án đưa ra tầm nhìn, mục tiêu chiến lược và các nhóm nhiệm vụ để giải quyết các vấn đề giao thông của Hà Nội trong dài hạn và đưa ra lộ trình phát triển của hệ thống giao thông thông minh cho thành phố Hà Nội.
Theo GS Lân, điểm khác biệt của hệ thống ITS của Hà Nội: "Hà Nội bây giờ đặt ra vấn đề theo cách tiếp cận khác là chúng ta sẽ làm kế hoạch tổng thể đồng bộ để chúng ta nhìn thấy, lường trước được tất cả vấn đề, xu thế nó đi đến đâu. Sau đó, ta chọn ra những giải pháp, những dự án cần thiết đi theo lộ trình".
Tập đoàn FPT đã tham gia xây dựng hệ thống giao thông thông minh cho Tp.HCM với nhiều giải pháp thành phần: hợp phần quản lý hơn 5.000 xe buýt, hợp phần theo dõi và phát hiện vi phạm giao thông trên đường, quản lý các chốt…
Tuy nhiên, cách làm của TP.HCM là thực hiện các giải pháp thành phần và dần dần đưa thêm các giải pháp mới cho giao thông thông minh tạo thành bộ giải pháp. Từ kinh nghiệm thực tế, ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Điều hành, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT cho rằng, khi xây dựng hệ thống ITS, Hà Nội cần đặc biệt quan tâm đến thực hiện việc phân cấp trong quản lý:
"Đối với Hà Nội, theo tôi, việc đưa hết vào một trung tâm sẽ tạo ra sự quá tải, có rủi ro nhất định nên chúng ta nên nghĩ đến việc phân cấp. Rất nhiều quốc gia, người ta phân cấp : tia 1, tia 2, tia 3. VD: Trung tâm lãnh đạo, điều hành của toàn bộ thành phố, Tia 2 là Trung tâm giao thông vận tải chuyên ngành, Tia 3 là Hệ thống tàu điện ngầm của Hà Nội.
Vận hành tàu điện ngầm nó khác rất nhiều so với vận hành chung, cho nên chúng ta phải có một phòng vận hành cho hệ thống tàu điện ngầm, bao gồm nhiều line tàu khác nhau. Thay vì gom tất cả vào một chỗ, chúng ta nhìn theo góc độ nhiều tầng khác nhau và thành phố cần phải thực hiện hệ thống tích hợp, tránh bị chồng chéo".
Ông Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ của Hiệp hội phần mềm và doanh nghiệp công nghệ thông tin (VINASA) lưu ý, giao thông thông minh bản chất là phương thức phát triển, là cách nghĩ cách làm, đưa công nghệ số để làm giao thông được đi lại thuận tiện trong điều kiện hạ tầng giao thông chưa được như mong muốn. Để hệ thống giao thông thông minh vận hành hiệu quả, đòi hỏi sự tham gia của con người bên cạnh yếu tố công nghệ.
"Câu chuyện giao thông thông minh không chỉ là thành phố đầu tư lắp đặt camera , cảm biến, trung tâm điều hành… Tất cả những cái đó là trách nhiệm của chính quyền sẽ phải đầu tư cho hạ tầng giao thông thông minh và có phương thức quản lý phù hợp. Tuy nhiên, giao thông thông minh bao hàm cả từng người lái xe, từng người dân tham gia giao thông cũng phải tham gia giao thông một cách thông minh", ông Nguyễn Nhật Quang cho biết.
Ông Quang cho rằng, hiện nay, Hà Nội triển khai thực hiện hệ thống giao thông thông minh khá chậm so với nhiều đô thị khác trên cả nước. Do vậy, thành phố cần sớm có những giải pháp để đẩy nhanh quá trình này thì mới có thể thực hiện được mục tiêu sớm trở thành đô thị thông minh.
Xây dựng hệ thống giao thông thông minh giúp cho các đô thị có thể tận dụng công nghệ để quản lý, điều hành hoạt động giao thông trơn tru, an toàn hơn. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ thực sự phát huy hiệu quả, nếu có sự thay đổi về nhận thức trong cách quản lý, cũng như cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông hiện có.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: "Đừng coi Hệ thống giao thông thông minh là cây đũa thần"
Theo Đề án xây dựng Hệ thống giao thông thông minh (ITS) Hà Nội đang lấy ý kiến, lộ trình phát triển ITS Hà Nội gồm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2024-2026, sẽ hoàn thành nâng cấp Trung tâm quản lý điều hành Giao thông công cộng thành Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố.
Xây dựng bản đồ số giao thông, đầu tư, lắp đặt các thiết bị giám sát, điều hành giao thông, xây dựng phần mềm ứng dụng thông tin giao thông thành phố Hanoi Map và triển khai Thẻ vé liên thông.
Giai đoạn thứ 2, từ năm 2027 - 2030, Xây dựng Trung tâm điều hành giao thông thông minh tích hợp của thành phố Hà Nội, lắp đặt các thiết bị giám sát, điều hành giao thông và triển khai thu phí giai đoạn 1.
Giai đoạn 3 từ năm 2030-2045, Hà Nội sẽ phát triển bền vững hệ thống giao thông thông minh.
3 yếu tố nền tảng của Khung kiến trúc ITS Hà Nội được đưa ra bao gồm Bản đồ số của Thành phố Hà Nội, Tiêu chuẩn ITS và xử lý dữ liệu lớn.
Với bản Đề án Khung kiến trúc ITS được đưa ra cho thấy sự quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc muốn xây dựng một hệ thống giao thông thông minh, một cấu phần quan trọng của mô hình thành phố thông minh, giải quyết phần nào những vấn đề bất cập của giao thông thành phố hiện nay.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận hệ thống ITS là công cụ để giúp cho thành phố quản lý, điều hành giao thông được hiệu quả, chứ không phải là chiếc đũa thần, có thể giải quyết được toàn bộ những vấn đề giao thông bất cập tồn tại cả thập kỉ qua.
Bởi vậy, song song với việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong quản lý, thành phố vẫn cần tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cấp các hệ thống đường sá tích hợp những trang thiết bị công nghệ hiện đại, các cảm biến…để cho việc đi lại thông minh thuận tiện, trật tự hơn…
Cùng với đó, thành phố cũng cần có những giải pháp để thay đổi cơ cấu phương tiện, nâng tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để thay thế cho phương tiện cá nhân.
Để triển khai thực hiện Đề án giao thông thông minh, thành phố cũng cần có sự chuẩn bị về nguồn lực. Đầu tư hệ thống ITS đòi hỏi nguồn lực lớn, ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, thành phố Hà Nội cũng cần xây dựng những cơ chế, chính sách tháo gỡ những khó khăn hiện nay, đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tư nhân.
Về mặt công nghệ, hệ thống giao thông thông minh đòi hỏi ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại. Cùng với khai thác, sử dụng những công nghệ hiện đại trong nước, thành phố cũng cần tham khảo, cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất để đảm bảo hệ thống được vận hành hiệu quả.
Để Đề án này sớm đi vào thực tiễn, cũng rất cần sự quyết liệt, bền bỉ của lãnh đạo thành phố, tạo điều kiện để Đề án sớm được thông qua và được triển khai thực hiện.
Có như vậy, Hà Nội mới có thể nhanh chóng xây dựng được Hệ thống giao thông thông minh, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng Thành phố thông minh như chủ trương mà lãnh đạo thành phố đã đề ra.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.