Cái kết đắng cho tài xế leo vỉa hè giữa giờ cao điểm
Những người điều khiển xe máy cố tình leo vỉa hè, bất chấp mức phạt đã tăng cao… Và khi gặp cảnh sát giao thông, thì luồn lách với ý định “thông chốt”.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang dự thảo nghị định quy định phân cấp quản lý về đất đai. Đáng chú ý, tại dự thảo nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đề xuất trao quyền cho cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu sau khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Dự thảo nghị định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (gọi tắt là Dự thảo nghị định quy định phân cấp quản lý đất đai), do Bộ Nông nghiệp và Môi trường soạn thảo, có 4 chương, 20 Điều, gồm: Những quy định chung; Phân định thẩm quyền và xử lý một số vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp và Hiệu lực thi hành.
Cụ thể, về đối tượng áp dụng, dự thảo nghị định quy định phân cấp quản lý đất đai quy định: Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai; Người sử dụng đất; Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai.
Đặc biệt, tại dự thảo nghị định lần này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đề xuất giao cho chính quyền cấp xã thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu thay cho chính quyền huyện trước đây. Cụ thể, tại Điều 3 dự thảo Nghị định, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất: UBND cấp xã nơi có đất thực hiện thẩm quyền điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện trước ngày 1/7/2025 đối với phần diện tích trên địa bàn cấp xã.
Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện quy định trong Luật Đất đai được thay thế bằng quy hoạch sử dụng đất cấp xã, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp xã là 5 năm.
Đáng chú ý, tại dự thảo nghị định lần này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính không được yêu cầu người sử dụng đất phải thực hiện chỉnh lý hồ sơ, giấy tờ về đất đai khi sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp mà thực hiện đồng thời khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính hoặc trên cơ sở nhu cầu của người sử dụng đất.
Dự thảo nghị định quy định phân cấp quản lý đất đai đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành, địa phương và lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Hiện, dự thảo nghị định đang được Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉnh lý, hoàn thiện theo sự góp ý của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ ban hành.
BỚT THỦ TỤC GIẤY TỜ
Vì sao Bộ Nông nghiệp và Môi trường lại đề xuất giao cho chính quyền cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường – đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định:
PV: Được biết Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang dự thảo nghị định phân cấp, phân quyền để quản lý về đất đai. Xin bà cho biết những nội dung chính và mới nhất của dự thảo Nghị định này?
Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ: Đối với lĩnh vực đất đai, về cơ bản là các nội dung hiện nay giao cho cấp huyện trong Luật Đất đai cũng như các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì chúng tôi phân cấp cho chính quyền cấp xã.
Ví dụ như trong Luật Đất đai có thẩm quyền của HĐND, của Chủ tịch UBND cấp huyện, của UBND cấp huyện… thì với một nguyên tắc là sẽ phân cấp mạnh cho địa phương, không chỉ cho địa phương cấp tỉnh, mà cho địa phương cấp xã, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương thi hành.
Nguyên tắc xuyên suốt đấy thì trong dự thảo nghị định về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai khi tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp thì chúng tôi mạnh dạn phân cấp cho cấp xã. Chỉ có một nội dung là các nội dung liên quan đến liên xã thì mới thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.
Tôi lấy ví dụ như các ao, hồ, đầm liên xã, liên khu vực thì trách nhiệm quản lý chắc chắn phải thuộc UBND cấp tỉnh. Các nội dung phân cấp của chúng tôi thì từ thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, đặc biệt là thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, về cơ bản là chuyển hết cho chính quyền cấp xã.
PV: Như bà vừa đề cập, một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo nghị định là việc giao quyền cho cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu. Xin bà cho biết cụ thể nội dung này và vì sao Ban soạn thảo lại đưa ra đề xuất như vậy?
Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ: Hiện nay theo định hướng cho mô hình cấp xã, thì cấp xã cũng tổ chức các phòng và theo quy định của Luật Đất đai thì trước đây đối với cấp xã chỉ có cán bộ địa chính, nhưng rõ ràng các mô hình tổ chức cấp xã bây giờ có mô hình cho cấp phòng và chúng tôi cũng rất hy vọng rằng với cái bố trí lực lượng của chính quyền địa phương đủ mạnh cho lĩnh vực đất đai thì cấp xã hoàn toàn có thể thực hiện được.
Thứ 2, hiện nay cả nước đang tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và khi có một bộ cơ sở dữ liệu đất đai tập trung thống nhất thì việc chính quyền cấp xã thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu cho người dân cũng có tính khả thi.
Tôi lấy ví dụ như trước đây người dân trước khi thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu thì họ phải có một văn bản xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp, sử dụng đất ổn định hoặc phù hợp với quy hoạch. Nhưng nay nếu giao thẩm quyền cho chính quyền cấp xã thì người dân sẽ không cần giấy tờ đấy trong bộ hồ sơ đi đăng ký đất đai.
PV: Theo đánh giá của Ban soạn thảo, khi giao thẩm quyền này cho chính quyền cấp xã thì sẽ có những thách thức, khó khăn gì và trong dự thảo đã đề xuất những chính sách, cơ chế nào để khắc phục những bất cập đó?
Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ: Các quy trình thực hiện thủ tục thì hơn ai hết chính quyền địa phương sẽ biết rằng việc luân chuyển các hồ sơ thực hiện cho người dân và doanh nghiệp đối với công tác cấp giấy nói chung và đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng hình dung là nếu như các phòng ban của cấp xã tới đây đủ mạnh thì việc thực hiện cho người dân nó sẽ sát hơn. Và hơn ai hết, chính quyền cấp xã cũng sẽ biết trên địa bàn của mình như thế nào, cái đất đấy có đủ điều kiện để cấp giấy hay không… thì người dân sẽ rút được cái bước là phải có xác nhận của chính quyền cấp xã.
PV: Vâng, xin cảm ơn bà.
GIẢI QUYẾT ĐƯỢC BẤT CẬP GÌ?
Việc giao cho chính quyền cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu, nếu trở thành hiện thực sẽ có những tác động xã hội như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xung quanh nội dung này:
PV: Thưa ông, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang dự thảo nghị định quy định về phân cấp quản lý đất đai, giao cho chính quyền cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu. Quan điểm của ông như thế nào về đề xuất tại dự thảo nghị định này?
Ông Nguyễn Văn Đính: Chúng ta đang tinh giản bộ máy và sáp nhập các đơn vị hành chính thì vai trò cấp quận huyện, trước đây là vai trò bộ máy thực thi việc cấp sổ đỏ cho người dân.
Bây giờ chúng ta bỏ đơn vị cấp quận huyện, như vậy, cấp xã là cấp trực tiếp, vừa là gần dân nhất, vừa là thay thế vai trò của cấp huyện, cho nên việc giao cho cấp xã, cấp phường này thực hiện việc cấp sổ đỏ cho dân là hoàn toàn phù hợp, vừa kế, thừa, vừa thực tiễn và cũng vừa khoa học.
PV: Theo ông, việc giao cho chính quyền cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu sẽ giải quyết được những bất cập gì hiện nay?
Ông Nguyễn Văn Đính: Thứ nhất là nó kế thừa những nhiệm vụ của cấp quận huyện, và họ là những tổ chức quản lý trực tiếp người dân và nắm vững được mọi vấn đề trên địa bàn đấy.
Nếu phát sinh những nhu cầu về xử lý thủ tục hành chính, các quyền lợi, lợi ích của họ thì rõ ràng họ là nơi tiếp cận, quản lý nên họ hiểu và họ nắm rõ nhất, nên họ giải quyết những nhu cầu này là sát với tình hình thực tế và giảm thiểu những việc người dân phải đi lại nhiều nơi, nhiều chỗ.
Cho nên đơn vị này giải quyết, trước hết là nhu cầu của người dân được giải quyết một cách nhanh gọn và phù hợp nhất và các kết quả khi nó được ban hành, được trả cho người dân thì nó cũng vừa phù hợp, vừa sát với tình hình thực tế phát sinh của người dân nhất.
PV: Theo ông, việc giao cho chính quyền cấp xã thực hiện các thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sẽ đặt ra những thách thức như thế nào và chúng ta cần có những cơ chế gì để có thể giải quyết được những thách thức đó?
Ông Nguyễn Văn Đính: Để tổ chức thực hiện các quy định này, đòi hỏi chất lượng bộ máy chính quyền cấp xã, phường này phải đảm bảo đáp ứng được nội dung đó. Chúng ta giải quyết được nhanh gọn cho người dân rồi, nhưng nó lại phải đảm bảo được cái chất lượng giải quyết, các kết quả giải quyết nó phải phù hợp, đúng và trúng với nhu cầu, với mong muốn của người dân.
Cho nên để giải quyết được việc này thì cái quan trọng nhất là bộ máy công quyền phải được đảm bảo, năng lực thực hiện; thứ hai là điều kiện cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở dữ liệu phải đảm bảo và quy trình thực hiện phải hết sức thông thoáng, nhanh gọn và không phiền hà, và không có cơ hội để gây ra những vòi vĩnh, gây khó khăn cho người dân.
Rõ ràng là cơ quan, tổ chức cấp xã này phải được trang bị, chuẩn bị và phải ban hành quy chuẩn, quy định để công việc này vừa đúng, vừa trúng vừa đạt kết quả nhất.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo dự kiến, toàn quốc sẽ áp dụng mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã) sau khi giải thể cấp huyện từ 1/7. Bởi vậy, để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đề xuất phân cấp, phân quyền cho cấp xã thực hiện các thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu.
Bạn kỳ vọng gì vào những đề xuất này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo nghị định sẽ có những tác động xã hội như thế nào?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
----
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM 91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần trên VOV Giao thông FM 91 MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động.
Những người điều khiển xe máy cố tình leo vỉa hè, bất chấp mức phạt đã tăng cao… Và khi gặp cảnh sát giao thông, thì luồn lách với ý định “thông chốt”.
Được thông xe vào năm 2023, tuy nhiên, từ đó đến nay, hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) đã nhiều lần ngập sau mưa. Mặc dù chủ đầu tư đã nhiều lần cam kết se khắc phục tình trạng này nhưng chỉ là lời hứa.
Khoảng 2.700 điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương cắt giảm. Cổng dịch vụ Công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện từ ngày 01/7/2025…
Trưa ngày 6/6, Đoàn tàu chở cán bộ, chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (nhiệm vụ A80) đã tới ga Hà Nội.
Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đang triển khai thi công nhiều công trình, dự án trọng điểm nhằm phục vụ phát triển hạ tầng đô thị. Để đảm bảo tiến độ, các ngành chức năng đã cấp phép, cấp phù hiệu cho các phương tiện chuyên chở đất, bùn và nguyên vật liệu phục vụ thi công.
Đúng đợt cao điểm kiểm tra, phòng chống hàng giả, hàng nhái cũng như chuyển đổi số hộ kinh doanh, nhiều cửa hàng, ki-ốt trên phố cổ Hà Nội đồng loạt đóng cửa.
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài, gây áp lực lớn lên hệ thống cung cấp điện tại Thủ đô.