Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

"Vịnh", "đầm" và "cảng nước sâu" giữa lòng thành phố, Hà Nội tính sao?

Hải Hà: Thứ năm 05/10/2023, 15:07 (GMT+7)

Những trận mưa lớn vào cuối tuần qua khiến Hà Nội ngập nghiêm trọng, dân mạng lan truyền, chế thêm nhiều chi tiết bi hài, gọi các khu vực ngập nặng với nhiều biệt danh như Vịnh Triều Khúc, Cảng nước sâu Mỹ Đình, đầm Tràng Tiền…

Tình trạng ngập úng đô thị xảy ra lặp đi lặp lại trong nhiều mùa mưa gần đây và ngày càng phức tạp, gây thiệt hại nặng nề nhiều mặt. Hà Nội cần có những giải pháp trước mắt ra sao để giải quyết tình trạng ngập úng dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp?

Đường Trần Duy Hưng nhìn từ trên cao ngập trong “biển nước“. Ảnh: Vũ Linh/Lao động

Đường Trần Duy Hưng nhìn từ trên cao ngập trong “biển nước“. Ảnh: Vũ Linh/Lao động

Hai trận mưa lớn kéo dài từ đêm 27/9 đến trưa 28/9 vừa qua đã gây ra hơn 20 điểm ngập úng tại nhiều tuyến phố trên địa bàn thủ đô như đường Phạm Hùng (trước cổng bến xe Mỹ Đình, Hà Nội), Nguyễn Đức Cảnh (Hoàng Mai), khu đô thị An Khánh (Hoài Đức), đại lộ Thăng Long, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Xiển, Triều Khúc, Quang Trung, Tô Hiệu (Hà Đông)…Giao thông ùn tắc, đi lại khó khăn, nhiều phương tiện đứng chôn chân hàng giờ, không ít phương tiện bị chết máy.

Bà Nguyễn Thị Hòa, ở quận Hà Đông gần như đã phải dừng mọi hoạt động bên ngoài vào ngày hôm đó: "Đợt cuối tháng 9, mưa nhiều, lượng mưa lớn nên nhiều tuyến đường bị ngập như khu vực cầu Đen, đường Ngô Thì Nhậm...Mọi người đi làm xe ngập hết, các cháu không đi học được. Hôm đấy tôi cũng không đi khám bệnh được".

Anh Hoàng Minh Hùng, sinh sống tại chung cư Gemek An Khánh đã quá quen thuộc với hình ảnh khu dân cư trở thành “ốc đảo” mỗi khi có mưa lớn, mưa ngập trắng nhiều đoạn đường ở khu đô thị An Khánh, ngập sâu nhất là khu vực ngã 3 Lê Trọng Tấn- đường gom Đại lộ Thăng Long.

"Ngã 3 từ cổng chào ra đường gom Đại lộ Thăng Long đường ngập trắng luôn. Người dân đi vào chung cư rất khó khăn, có rất nhiều xe phải thuê người để kéo về, xe nào mà đi qua vùng ngập, chết máy tới một nửa, một số người phải đợi 8-9 giờ tối mới dám về nhà, rất là ảnh hưởng đến đời sống. Tôi mong tình trạng này sớm được chấm dứt để bà con không bị thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến việc đi lại", anh Hùng cho biết.

Ông Nguyễn Phúc Huy, Đội phó Đội quản lý giao thông, thuộc đơn vị quản lý đại lộ Thăng Long cho biết, mỗi khi có mưa lớn, thường xảy ra tình trạng ngập sâu từ 40-50 cm tại các khu vực Hầm chui số 3, 5, 6 và hầm chui 9+656 Đại lộ Thăng Long: "Các khu công nghiệp, nhà chung cư mọc lên nên đại lộ Thăng Long thấp hơn, nước từ trong đấy dềnh ra nên nước không thoát được. Đề xuất nạo vét các cống rãnh dọc ở đường, rãnh dọc hình thang".

Sáng 28/9, tại đường gom Đại lộ Thăng Long, đoạn qua khu đô thị Thiên Đường Bảo Sơn (huyện Hoài Đức, Hà Nội), nhiều xe cộ, đặc biệt là ô tô bị kẹt cứng hàng giờ đồng hồ vì có nhiều đoạn ngập sâu quá bánh xe. Ảnh: Tiền Phong

Sáng 28/9, tại đường gom Đại lộ Thăng Long, đoạn qua khu đô thị Thiên Đường Bảo Sơn (huyện Hoài Đức, Hà Nội), nhiều xe cộ, đặc biệt là ô tô bị kẹt cứng hàng giờ đồng hồ vì có nhiều đoạn ngập sâu quá bánh xe. Ảnh: Tiền Phong

Theo GS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện khoa học và kỹ thuật môi trường, Trưởng bộ môn Cấp thoát nước, trường Đại học xây dựng Hà Nội, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập úng đô thị là do quá trình phát triển đô thị quá nóng, thiếu kiểm soát cốt nền, nhiều khu vực bị bê tông hóa làm giảm diện tích lưu trữ nước tạm thời. Trong khi đó, nhiều hồ điều hòa đã bị san lấp phục vụ cho việc làm đường hay phát triển đô thị.

Để giải quyết úng ngập trong đô thị, theo GS Việt Anh có 4 giải pháp chính: "Thứ nhất, tăng khả năng điều hòa tạm lưu trữ các dòng chảy. Thứ hai, tăng cường năng lực thoát nước của mạng lưới thoát nước thành phố,… Thứ ba, đảm bảo về vấn đề tiêu chuẩn thiết kế hạ tầng nhà cửa. Thứ tư, tìm cách để chia cắt các lưu vực vận chuyển nước kết nối các công trình đầu mối như các trạm bơm tiêu kết nối với hệ thống tưới tiêu thủy lợi, điều hòa điều tiết lũ với các công trình của các hồ chứa thủy điện ... trên toàn bộ diện tích lưu vực lớn".

Giáo sư Việt Anh cho rằng, trong điều kiện nhiệt đới như ở Việt Nam, nhất là do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, đối với các đô thị mới, thành phố cần có những quy định bắt buộc yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng các bể chứa nước mưa khi xây dựng các tòa nhà cao tầng hay các đô thị mới, các công trình công cộng như ở các sân vận động, quảng trường, bãi đỗ xe ...Đối với các khu phố cổ, phố cũ, rất khó mở rộng diện tích cây xanh, mặt nước, có thể khuyến khích các hộ gia đình thực hiện mái nhà xanh, hoặc sử dụng các bể chứa nước mưa phân tán.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho rằng, giải pháp ưu tiên là tận dụng các không gian trũng trong đô thị để chứa nước tạm thời và tăng cường nạo vét bùn, rác thải của hệ thống thoát nước, song cần rút ngắn thời gian nạo vét định kỳ để khơi thông dòng chảy:

"Chúng ta cần tận dụng những nơi chứa nước tạm thời hiện nay như là các công viên, hồ nước điều hòa đô thị. Nếu mà chúng ta khơi thông dòng chảy, tăng cường việc thu hút về các hồ nước hiện có sẽ vẫn có tác dụng một phần để chống ngập. Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước của thành phố. Thứ ba là tăng cường kiểm tra, kiểm soát và chuẩn bị các lực lượng chống ngập", PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến cho biết.

Từ kinh nghiệm triển khai những giải pháp chống ngập tại Tp.HCM, TS Hồ Long Phi, Nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia TP HCM, cho rằng, giải pháp sử dụng máy bơm để giải quyết úng ngập chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ, hiệu quả không cao, nhất là nếu bơm ở khu vực cuối nguồn. Trạm bơm Yên Sở, Hà Nội nằm ở cuối nguồn, nếu nước không chảy về thì giải pháp dùng máy bơm nước không có tác dụng.

Theo ông Phi, trong trường hợp không còn đủ quỹ đất để làm hồ điều hòa và công viên, có thể triển khai xây dựng những hầm chứa nước: "Hầm có 2 dạng: hầm phân tán và hầm trữ nước tập trung quy mô lớn. Trước đây Tp Hồ Chí Minh cũng có áp dụng thử cho thủ Đức, nhưng cuối cùng không  triển khai rộng được. Mỗi hầm khoảng chừng vài chục mét khối, vài trăm mét khối nằm rải rác khắp nơi, nó cũng phát hhuy hiệu quả. Các nước làm hầm quy mô lớn lắm, một cái hầm của họ có thể trữ lên tới hàng triệu mét khối nước, mình không đủ kinh phí để giảm cái đó đâu".

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, diện tích mặt nước tại Hà Nội đã giảm tới hơn 203 héc-ta trong giai đoạn 2015-2020. Từ 2005 đến nay, thành phố cũng đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng xây dựng những dự án thoát nước. Trong đó có 3 dự án đang triển khai là Dự án thoát nước Hà Nội có mức vốn đầu tư hơn 8.000 đồng mặc dù đã hoàn thành nhưng chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng, Dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội triển khai từ năm 2015 với vốn đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng tuy nhiên mới hoàn thành xong cụm công trình Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, còn công trình cứng hóa kênh La Khê dẫn nước về bể hút vẫn còn ngổn ngang và dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Tình trạng ngập úng đô thị xảy ra lặp đi lặp lại trong nhiều mùa mưa gần đây và ngày càng phức tạp, gây thiệt hại nặng nề nhiều mặt. Ảnh: Lao động

Tình trạng ngập úng đô thị xảy ra lặp đi lặp lại trong nhiều mùa mưa gần đây và ngày càng phức tạp, gây thiệt hại nặng nề nhiều mặt. Ảnh: Lao động

Ngập lụt đô thị là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế quá nóng không đi kèm với bảo vệ môi trường. Giải quyết bài toán úng ngập không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng mà cần có cơ chế, cách làm huy động sự tham gia tích cực hơn của chính quyền địa phương, của người dân và doanh nghiệp.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOV Giao thông : "Tìm cách xã hội hóa thu gom nước mưa".

Hồ Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm một thời gian dài đã trở nên cạn khô, trở thành nơi cắm trại, trồng rau, cỏ nuôi gia súc của một số hộ dân. Dù có vài trận mưa lớn, nhưng nước trong hồ không tăng được là bao, trong khi tuyến đường Tố Hữu chỉ cách đó vài trăm mét, mỗi khi mưa lại ngập sâu.

Có vẻ như, từ khi một số dự án xây dựng nhà ở quanh khu vực này đã ảnh hưởng đến đường nước vào và ra của hồ Trung Văn.

Từ một thành phố có biệt danh “thành phố sông hồ” với 9 dòng sông chảy qua và hơn 200 hồ lớn nhỏ, đến nay, quá trình đô thị hóa đã khiến cả trăm hồ lớn nhỏ bị san lấp mặt bằng để xây dựng. Đơn cử như hàng chục hồ lớn nhỏ hồ Đầm Nấm, hồ Đầm Sen, hồ Bà Đồ... ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên cũng đã bị san lấp để phân lô bán nền.

Ngay cả những khu vực trũng làm nơi thoát nước trước đây của thành phố cũng bị hàng chục dự án nhà ở chen chân xây dựng. Và mỗi khi mưa, hàng loạt các tuyến đường thành phố  nhanh chóng trở thành “Hà Lội”

Ngập úng đô thị không chỉ khiến giao thông ách tắc, người dân đi lại khó khăn mà còn gây thiệt hại lớn về chi phí thời gian, chi phí xã hội do nhiều hoạt động bị đình trệ, chi phí về kinh tế khi hàng trăm phương tiện bị chết máy khi ngập nước.

Hiện chưa có một con số thống kê chính xác về giá trị thiệt hại do ngập úng đô thị mỗi khi có mưa lớn, nhưng với tần suất ngày càng tăng, những thiệt hại về kinh tế khó có thể đong đếm được. Đây là hệ quả tất yếu của việc lựa chọn phát triển kinh tế bằng mọi giá mà không quan tâm đến vấn đề môi trường.

Với thực trạng ngập úng đô thị như hiện nay đòi hỏi chính quyền đô thị, các đơn vị quản lý cấp thoát nước cần sớm có những giải pháp để giảm thiểu tình trạng này.

Trước hết, chính quyền đô thị, đơn vị quản lý hệ thống thoát nước cần dành sự ưu tiên hàng đầu và tập trung nguồn lực vào đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu mối thoát nước và dự án xây dựng mạng lưới thoát nước của thành phố.

Hiện nay Hà Nội có 4 lưu vực sông, nhưng chỉ có lưu vực sông Nhuệ có hạ tầng thoát nước tương đối hoàn chỉnh. Các khu vực còn lại đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và đòi hỏi một thời gian rất dài, nguồn lực rất lớn. Bởi vậy, giải pháp trước mắt là cần tăng khả năng lưu trữ tạm thời các dòng chảy, để giảm bớt áp lực cho hệ thống thoát nước hiện nay mỗi khi có mưa lớn. Chính quyền địa phương cần rà soát các hồ điều hòa trên địa bàn, khả năng kết nối thoát nước của hồ, các khu vực đất trống,mở rộng thêm các bề mặt diện tích cây xanh, đảm bảo cho việc lưu trữ nước tạm thời.

“Xã hội hóa” thu gom nước mưa là một giải pháp cần xem xét vì nó vừa giảm áp lực ngân sách của thành phố vừa giảm áp lực của việc thu gom nước mưa

Chính quyền Thành phố, Sở Xây dựng sớm xem xét xây dựng các quy định, quy chế và những chính sách khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng các bể chứa nước tạm thời, khi xây dựng các công trình mới.

Ở những khu vực đô thị không có nhiều diện tích cây xanh, mặt nước, các hộ gia đình có thể thực hiện những mái nhà xanh, xây dựng các bể chứa nước tạm thời vừa tận dụng làm nước tưới cây, vừa giúp giảm áp lực cho hệ thống thoát nước của thành phố..  Bản thân mỗi người dân, khôngnên  vứt đất, cát, rác gây cản trở dòng chảy.

Về lâu dài, thành phố cần xem xét, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thoát nước mới dựa trên thực tế phát triển đô thị hiện nay. Các chương trình phát triển nhà ở, phát triển đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó quy hoạch hệ thống thoát nước và tuyệt đối tuân thủ cao độ nền đã được quy định.

Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, chính quyền thành phố vận dụng những  công nghệ mới, tiến bộ khoa học vào công tác dự báo về điều kiện thời tiết, năng lực thoát nước của hệ thống để sớm có sự chuẩn bị nhân lực, phương tiện tại các vị trí ngập úng, nhằm hạn chế tình trạng ngập lụt đến mức thấp nhất.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị phạt nguội với xe máy nhằm cải thiện hành vi của người đi xe máy, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Việc này thể hiện quyết tâm rất cao của ngành GTVT trước khối lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam.

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết Hà Nội và phần lớn các địa phương đều nắng nóng với nền nhiệt lên tới 39-40 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn đi chơi, du ngoạn bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Hà Nội những ngày này như được khoác lên mình một màu áo mới, mang một hơi thở mới, một sức sống mới hòa đón chào kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 138 năm ngày Quốc tế lao động 1/5.

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

Thời gian qua, Hotline và Fanpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng người dân lấn chiếm lòng đường, lề đường để “họp chợ” ở ngã tư Bốn Xã (thuộc quận Bình Tân và quận Tân Phú).

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Bộ Công Thương cho rằng giải pháp chống phát ngược và mua với giá 0 đồng (trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia) với điện mặt trời mái nhà là phù hợp, vừa khuyến khích loại hình này vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.