Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Việt Nam được khuyến nghị thiết kế an toàn cho xe đạp và người đi bộ

Hải Hà: Thứ bảy 17/05/2025, 06:17 (GMT+7)

Từ góc độ kinh tế, việc đi bộ và đi xe đạp an toàn đã được chứng minh là có thể giúp tăng doanh số bán lẻ cho các doanh nghiệp, tạo việc làm và thúc đẩy du lịch.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cứ 4 ca tử vong vì tai nạn giao thông có hơn 1 ca là người đi bộ và đi xe đạp. Trong giai đoạn 2011-2021, số ca tử vong của người đi bộ tăng 42% tại Khu vực Đông Nam Á, còn số ca tử vong của người đi xe đạp tăng vọt 88% tại Khu vực Tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, hiện chỉ có 0,2% đường trên toàn thế giới được trang bị làn đường dành cho xe đạp, nhiều khu vực thiếu vỉa hè và lối đi dành cho người đi bộ an toàn. Thiết kế làn đường dành cho người đi xe đạp và đi bộ an toàn là giải pháp quan trọng được WHO khuyến nghị để giảm thiểu số vụ tai nạn liên quan đến nhóm đối tượng này.

Hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 8, 2025, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam.

PV: Thông điệp của Tuần lễ An toàn Đường bộ Toàn cầu lần thứ 8 năm 2025 là gì, thưa bà?

Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Tiến sỹ Angela Pratt: Hàng năm, Tuần lễ An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu của Liên Hợp Quốc tập trung vào các biện pháp để ngăn ngừa số ca tử vong và chấn thương do va chạm giao thông có thể phòng tránh được.

Trên toàn thế giới có 1,2 triệu người tử vong do va chạm giao thông mỗi năm. Cứ 100 người tử vong thì có 21 người đi bộ và 5 người đi xe đạp.

Tại khu vực Tây Thái Bình Dương chúng ta, số người đi xe đạp tử vong trên đường đã tăng gần 90% trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2020.

Giao thông đường bộ đặc biệt nguy hiểm với trẻ em và thanh thiếu niên. Trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 29 tuổi.

Những cái chết liên quan đến người đi bộ và đi xe đạp do va chạm giao thông hoàn toàn có thể phòng tránh được. Đó chính là lí do Liên hợp quốc lựa chọn chủ đề của Tuần lễ An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu năm nay là “Đảm bảo đi bộ và đi xe đạp an toàn”.

Đây cũng là khẩu hiệu mà thành phố Hội An xinh đẹp của miền Trung Việt Nam đã thực hiện một cách nghiêm túc.

Mười năm trước, Hội An đã hình dung ra những khu đô thị đáng sống, nơi người dân có thể sử dụng các phương tiện giao thông xanh, dễ dàng tiếp cận với các công viên và các khu chợ địa phương chất lượng.

Kế hoạch tổng thể của thành phố đã đề xuất xây dựng các làn đường dành riêng cho xe đạp và triển khai các dịch vụ xe đạp công cộng để giúp việc di chuyển bằng xe đạp của người dân được an toàn và thân thiện. Đề xuất này cũng tập trung vào xây dựng các tuyến đường an toàn nhằm khuyến khích trẻ em đi bộ đến trường.

Tôi rất tự hào khi biết rằng những kế hoạch thiết thực mà Hội An đang thực hiện đã được đưa vào như một ví dụ điển hình cho việc thúc đẩy việc đi bộ và đi xe đạp trong bộ công cụ mà WHO công bố trong tuần này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Đi bộ và đi xe đạp có thể mang lại những lợi ích gì?

Tiến sỹ Angela Pratt: Đi bộ và đi xe đạp có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm các bệnh tim mạch, bệnh phổi, ung thư và tiểu đường. Thêm vào đó, chúng giúp mọi người tiết kiệm chi phí đi lại.

Đi bộ và đi xe đạp không gây nguy hiểm cho người khác, không tạo ra ô nhiễm không khí – một trong những mối lo ngại lớn của Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc và giúp cắt giảm chi phí xây dựng và bảo trì đường sá. Từ góc độ kinh tế, việc đi bộ và đi xe đạp an toàn đã được chứng minh là có thể giúp tăng doanh số bán lẻ cho các doanh nghiệp, tạo việc làm và thúc đẩy du lịch.

Các thành phố khác của Việt Nam cũng có thể khai thác lợi ích của việc đi bộ và đi xe đạp đối với sức khỏe, giao thông, môi trường và kinh tế.

Chúng ta không thể chậm trễ bởi ngày càng có nhiều người di cư tới các thành phố lớn và do đó tạo thêm áp lực lên mạng lưới giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ.

Sự kết hợp hợp lý giữa phương tiện cơ giới và phi cơ giới sẽ giúp đảm bảo khả năng tiếp cận giao thông cân bằng cho tất cả mọi người.

Tin tốt là Việt Nam mới đây đã chứng minh rằng việc cứu sống và ngăn ngừa chấn thương do va chạm giao thông là hoàn toàn có thể thực hiện

Kể từ khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới có hiệu lực vào ngày 1/1/2025, số vụ va chạm, số người bị thương và tử vong đều đã giảm mạnh.

Đây là kết quả của cam kết ở cấp chính trị cao nhất cùng với sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, và các tỉnh thành trên cả nước.

Video: Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy đi bộ và xe đạp

PV: Bà có khuyến nghị gì đối với Việt Nam trong thực hiện các giải pháp thúc đẩy người dân sử dụng xe đạp và đi bộ?

Tiến sỹ Angela Pratt: Việt Nam có thể học hỏi từ bằng chứng trên khắp thế giới về những biện pháp hiệu quả để thúc đẩy việc đi bộ và đi xe đạp.

Điều quan trọng là phải thiết kế đường sá sao cho an toàn cho người đi bộ và người đi xe đạp. Tuy nhiên, ba phần tư đường bộ trên thế giới không đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết. Để đảm bảo an toàn cho tất cả người tham gia giao thông, chúng ta cần cập nhật các chính sách, hướng dẫn về quy hoạch đô thị và cải thiện hạ tầng giao thông.

Chúng ta cần kiểm soát tốc độ của phương tiện khi tham gia giao thông để giảm nguy cơ gây ra va chạm cũng như giảm mức độ nghiêm trọng khi có va chạm xảy ra.

Việc đi bộ và đi xe đạp cũng cần được tích hợp với hệ thống giao thông công cộng để các hình thức di chuyển này trở nên thuận tiện hơn cho người dân.

Và cuối cùng, chúng ta cần tiếp tục việc nâng cao nhận thức để thay đổi thái độ và hành động của tất cả mọi người, qua đó thúc đẩy các hành vi tham gia giao thông an toàn hơn.

Hội An là một hình mẫu tuyệt vời của sự kết hợp giữa thiết kế hạ tầng giao thông, các chương trình giáo dục, thực thi pháp luật và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng.

Những can thiệp này phù hợp với cam kết quốc gia và quốc tế của Việt Nam, mang lại lợi ích của việc đi bộ và đi xe đạp cho cá nhân, xã hội, môi trường và nền kinh tế.

PV: Xin cảm ơn bà!

Empty

Để hưởng ứng Tuần lễ an toàn đường bộ toàn cầu lần thứ 8, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đã xây dựng một số tài liệu tuyên truyền thông điệp về an toàn thông trên toàn quốc, trong đó có nội dung đảm bảo an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp.

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng UBATGTQG chia sẻ: "UBATGTQG đánh giá cao thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp nâng cao an toàn giao thông cho người đi xe đạp và đi bộ.

Đây chính là những giải pháp có tầm chiến lược, có hiệu quả thiết thực và chắc chắn sẽ góp phần nâng cao an toàn thông trên toàn quốc. Bởi vì, xe đạp và đi bộ là 2 phương thức đi lại rất xanh và bền vững, việc cải thiện an toàn giao thông cho người đi bộ thì chắc chắn là sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tôi cho rằng, chúng ta phải bắt đầu bằng thể chế, từ các quy định, quy hoạch sửa đổi, hoàn thiện để tạo ra không gian, phân bố các khu chức năng phù hợp và triển khai quy hoạch TOD, đảm bảo không gian cho vỉa hè.

Xây dựng các làn xe đạp, quy hoạch các vị trí đỗ xe, trong đó có tạo điều kiện thuận lợi cho người đi xe đạp, kết nối vận tải công cộng. Đồng thời với bố trí không gian mặt đường cho xe cơ giới, chúng ta phải quy hoạch đủ không gian để cho người đi bộ và đi xe đạp. 

Khi chúng ta tạo ra một môi trường hạ tầng giao thông thuận lợi cho người đi bộ và người đi xe đạp, có hành lang pháp lý bảo vệ người đi bộ, đi xe đạp thì số lượng sử dụng xe đạp và đi bộ sẽ phát triển.

Empty

Môi trường kết cấu hạ tầng này phải được thực hiện qua việc hoàn thiện, sửa đổi các quy định pháp luật, tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật đó.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng việc giáo dục tuyên truyền lợi ích của đi xe đạp và đi bộ, khuyến khích, hỗ trợ các chương trình, dự án đầu tư phát triển đi xe đạp, đi bộ và đặc biệt là phát triển vận tải công cộng, trong đó có việc kết nối với xe đạp đi bộ thì đều có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy phát triển xe đạp và đi bộ tại Việt Nam.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ 16/5, Hà Nội điều chỉnh giao thông Đại lộ Thăng Long

Từ 16/5, Hà Nội điều chỉnh giao thông Đại lộ Thăng Long

Nhằm phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức giao thông khu vực thi công từ ngày 16/5/2025 đến 31/5/2026.

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông lên 150 - 200 triệu đồng để tăng sức răn đe

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông lên 150 - 200 triệu đồng để tăng sức răn đe

Cho rằng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông là 75 triệu đồng còn thấp, đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức này lên 150–200 triệu đồng, tránh trường hợp "phạt tiền ít người dân vẫn cố tình vi phạm".

21h hôm nay, ngừng chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ để chuẩn bị cung thỉnh về chùa Tam Chúc

21h hôm nay, ngừng chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ để chuẩn bị cung thỉnh về chùa Tam Chúc

Sau khi kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Quán sứ, Hà Nội, xá lợi Đức Phật sẽ được cung thỉnh về chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Tối cuối cùng chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ

Tối cuối cùng chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ

Ngày 16/05 cũng là ngày cuối cùng chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ.

Những trụ sở bỏ hoang giữa lòng Thủ đô

Những trụ sở bỏ hoang giữa lòng Thủ đô

Các trụ sở bỏ hoang giữa lòng Hà Nội giống như những ‘bóng ma’ kiến trúc, không chỉ làm xấu mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cảm nhận của người dân về sự phát triển và quản lý đô thị. Không những thế, đây là một sự lãng phí…

Hà Nội: Barie đường Lê Duẩn ngăn xe máy, chặn luôn cả người khuyết tật

Hà Nội: Barie đường Lê Duẩn ngăn xe máy, chặn luôn cả người khuyết tật

Tháng 3/2025, Công viên Thống Nhất tiếp tục mở rào phía đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè. Bên cạnh niềm vui vỉa hè khang trang là nỗi buồn của người khuyết tật khi đường cho xe lăn bị chặn bởi các barie ngăn xe máy lên hè.

Dưới tán xanh cổ thụ

Dưới tán xanh cổ thụ

Tháng Năm về, trong cái nóng gay gắt, Hà Nội vẫn có những 'ốc đảo xanh' dịu mát, mang đến cho khách bộ hành cảm giác thư thái, như thể được nhận chút 'lộc trời' giữa lòng phố thị, như trên các tuyến phố Hoàng Diệu, Trần Phú, Phan Đình Phùng.