Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Việc khó bỏ… cho dân?

Quang Hùng: Thứ hai 19/05/2025, 18:43 (GMT+7)

Việc tiếp tục đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông của một đại biểu Quốc hội những ngày qua lại dấy lên những ý kiến trái chiều. Nhưng khác với những lần tăng trước, lần này, chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại vấn đề này…

Trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính chiều 16/5 vừa qua, Đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề xuất mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ 75 lên 150-200 triệu đồng để tăng sức răn đe.

Khoan hãy nói tới mức phạt là bao nhiêu, trước hết hãy phân tích cụm từ “răn đe”. Thế nào là “răn đe”? Có thể hiểu nôm na là sẽ dùng một lực lượng có quyền lực thực thi một việc nào đó, thậm chí dùng vũ lực đối với những nhóm đối tượng khác với mục tiêu đe dọa, ngăn cấm thực hiện một hành vi nhất định nào đó.

Việc dùng cụm từ “răn đe” đối với việc áp dụng hình thức, biện pháp xử ly vi phạm giao thông, có vẻ hơi nặng nề, tuy nhiên, với tình trạng “nhờn” luật của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông như hiện nay, cũng là điều dễ hiểu.

Nếu bạn là người theo dõi VOV Giao thông, sẽ không khó để đọc được những bài viết phản ánh về tình trạng nhờn luật, thường xuyên vi phạm luật giao thông giống như một kiểu “thách thức” với pháp luật và cơ quan chức năng.

Càng cấm, người ta lại càng “muốn” vi phạm. Từ việc không chấp hành đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông, tới việc vượt đèn đỏ, lạng lách, chen lấn… gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên đường, cũng như chính người vi phạm.

Dù việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên moto, xe máy đã triển khải từ rất lâu, nhưng đến nay nhiều người vẫn không chịu chấp hành

Dù việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên moto, xe máy đã triển khải từ rất lâu, nhưng đến nay nhiều người vẫn không chịu chấp hành

Có một hiện tượng khá… buồn cười, thực ra là nực cười, đối với nhiều người khi tham gia giao thông, đó là rất “thích” vượt đèn đỏ, hoặc luồn lách để bằng mọi cách đứng trên người khác khi chờ đèn đỏ, nhưng nếu vào ngày nắng hè gay gắt, những người ấy lại sẵn sàng lùi cách xa ngã tư hàng chục, vài chục mét, để tránh nắng, dưới bóng cây, mặc cho giao thông hỗn loạn, cản trở người khác tham gia giao thông.

Tình trạng chen lấn xô đẩy, không ai chịu nhường ai trên đường thể hiện rõ nhất vào lúc trời mưa. Hầu như khi trời đổ mưa, bất kể tuyến đường nào, cũng sẽ lâm vào cảnh tắc đường. Vì lúc này người ta bất chấp luật lệ, tín hiệu đèn giao thông, hay thậm chí dưới sự điều khiển của lực lượng cảnh sát giao thông, mạnh ai nấy đi, họ sẽ vượt cả vào phần đường của người khác, đường ngược chiều.

Và cuối cùng thì tất cả đều phải đứng chôn chân trong cơn mưa giữa đường, nhiều tiếng đồng hồ.

Chỉ sau một thời gian ngắn đi vào nền nếp khi Nghị định 168 ra đời, thì tình trạng vi phạm lại tái diễn

Chỉ sau một thời gian ngắn đi vào nền nếp khi Nghị định 168 ra đời, thì tình trạng vi phạm lại tái diễn

Đó là tình trạng ý thức chung điểm sơ qua của người tham gia giao thông ở ta. Quay trở lại vấn đề mức phạt. Có lẽ cũng không đâu như ở ta, bất cứ một điều luật nào được ban hành, hầu như sẽ chỉ khiến người dân “sợ” trong một thời gian ngắn ban đầu. Đặc biệt là những điều luật liên quan đến giao thông!?

Chúng ta đã rất lo lắng, thậm chí là sợ hãi khi Nghị định 168 ra đời, với những mức phạt rất nặng cho các hành vi vi phạm luật giao thông. Ngay lập tức, người tham gia giao thông được hưởng một môi trường giao thông thoải mái, an toàn hơn rất nhiều so với trước đây. Tình trạng vượt đèn đỏ giảm hẳn, không ai dám leo xe lên vỉa hè để đi, rất ít người “đi nhầm” vào đường ngược chiều; nạn lấn làn, chèn vạch.. cũng không còn xuất hiện.

Nhưng đến giờ, mỗi khi đi qua ngã tư, người ta lại phải nhấp nhổm quan sát tứ phía dù đang đi đúng tín hiệu đèn giao thông, bởi sợ một người “vội vã” nào đó phóng xe với tốc độ cao vượt đèn đỏ đâm vào mình. Rồi cứ sáng sáng đi làm lại phải lâm vào cảnh tắc đường vì một vài người không tuân thủ luật giao thông.

Hiệu ứng domino tiếp theo là xuất hiện những tình trạng vi phạm khác: Leo xe lên vỉa hè, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, xe máy đi vào phần đường ô tô, ô tô chèn sát vỉa hè không cho xe máy một khoảng hở để tham gia giao thông…

Cứ khi nào trời mưa là mọi tuyến đường đều tắc nghẽn!!!???

Cứ khi nào trời mưa là mọi tuyến đường đều tắc nghẽn!!!???

Vậy nguyên nhân từ đâu lại xảy ra chuyện nhờn luật như thế? Liệu có phải do mức xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức “răn đe” như vị đại biểu Quốc hội đề cập? Nên cần phải tăng thêm lên cao nữa, cao mãi?

Câu trả lời, thực ra rất đơn giản. Không hoàn toàn do ý thức hay văn hóa tham gia giao thông của người dân. Đó là phụ thuộc vào lực lượng chức năng. Những đơn vị được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông cho người dân: Cảnh sát giao thông, công an phường, trật tự viên…

Chính họ, cần phải làm tốt nhiệm vụ và công việc hằng ngày được giao, đó là kiểm tra, giám sát, xử lý việc tham gia giao thông và vi phạm luật của người dân. Một cách nghiêm túc, thường xuyên và liên tục.

Nếu lực lượng chức năng không “tạo điều kiện” cho người tham gia giao thông nhờn luật, thì dù mức phạt có ít, cũng không còn nhiều người dám vi phạm luật. Thế nên, đừng thấy việc khó mà lại đổ hết cho người dân. Lỗi không hoàn toàn nằm ở phía họ...

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nới “phanh” để lăn đều bánh xe vận tải

Nới “phanh” để lăn đều bánh xe vận tải

Nghị định 168 có những quy định về thời gian lái xe hướng đến đảm bảo ATGT và bảo vệ quyền lợi của chính tài xế, để họ được làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị vắt kiệt sức lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp và lái xe đang bị bó buộc trên thực tế khi triển khai quy định này.

Hà Nội chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Hà Nội chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).

Nhếch nhác con đường gốm sứ

Nhếch nhác con đường gốm sứ

Hơn một thập kỷ trước, Con đường gốm sứ ven sông Hồng từng là niềm tự hào của Hà Nội – một biểu tượng nghệ thuật gắn liền với đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Ngày 19/5, khởi công xây dựng cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Ngày 19/5, khởi công xây dựng cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).

Chở sắt quá dài, đi vào đường cấm: Tài xế và chủ xe bị phạt hơn 40 triệu đồng

Chở sắt quá dài, đi vào đường cấm: Tài xế và chủ xe bị phạt hơn 40 triệu đồng

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) vừa xử lý, lập biên bản vi phạm đối với lái xe và chủ phương tiện chở sắt làm rơi hàng xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Tốc độ 80 km/h phải đảm bảo khoảng cách an toàn bao nhiêu, vi phạm bị phạt thế nào?

Tốc độ 80 km/h phải đảm bảo khoảng cách an toàn bao nhiêu, vi phạm bị phạt thế nào?

Thính giả Trung Kiên (Hà Nội) hỏi: “Xin hỏi thế nào là khoảng cách an toàn giữa các ô tô đang di chuyển. Khoảng cách an toàn được quy định ra sao? Nếu xe ô tô không bảo đảm khoảng cách an toàn sẽ bị xử phạt như thế nào?”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các nhà thầu thi công dự án cầu Tứ Liên phải thi công trong vòng 24 tháng, mặt bằng thi công dự án không nhiều chỉ hơn 5km, cần tăng ca tăng kíp, vận dụng tất cả những gì hiện đại nhất trong ngành xây dựng để rút ngắn thời gian thi công...