Từ 16/5, Hà Nội điều chỉnh giao thông Đại lộ Thăng Long
Nhằm phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức giao thông khu vực thi công từ ngày 16/5/2025 đến 31/5/2026.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chiều 16/5, tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đại biểu Nguyễn Thị Xuân – Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk – đề xuất nâng mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa từ 75 triệu đồng lên 150–200 triệu đồng.
Bà Xuân cho rằng sau 14 năm thi hành, luật hiện hành bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là mức xử phạt hành chính còn thấp, chưa đủ sức răn đe, nhất là với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc cố tình tái phạm.
“Chỉ cần một tài xế đi ngược chiều trên cao tốc – nơi phương tiện di chuyển với tốc độ cao và mật độ lớn – cũng có thể gây hậu quả thảm khốc”, bà dẫn chứng và nhấn mạnh rằng mức phạt tối đa 75 triệu đồng theo Nghị định 168/2024 mới ban hành là chưa đủ mạnh.
Theo đại biểu, tuyên truyền, giáo dục vẫn là giải pháp lâu dài, nhưng nếu chế tài quá nhẹ, người vi phạm sẽ không ngại tái phạm.
Cần cân nhắc “túi tiền người dân” khi nâng mức phạt giao thông
Trái với quan điểm nên tăng mạnh mức phạt, đại biểu Phạm Văn Hòa – Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp – đề nghị cơ quan soạn thảo cần “tính đến túi tiền của người dân”.
Ông cho rằng mức phạt cao là cần thiết đối với các hành vi nguy hiểm, song cần phân biệt rõ giữa lỗi vô ý và cố ý để đưa ra chế tài phù hợp. “Không thể áp dụng chung một khung xử phạt cho tất cả trường hợp, vì mỗi đối tượng vi phạm có điều kiện kinh tế khác nhau”, ông nhấn mạnh.
Theo đại biểu Hòa, đề xuất nâng mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông lên 150 triệu đồng hiện đang áp dụng thí điểm tại 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, mức phạt này chỉ nên dành cho tài xế ô tô. Với người đi xe máy hoặc tài xế thuê xe dịch vụ, nếu bị phạt tối đa, “thì chỉ có thể bán xe mới đủ nộp phạt”.
“Nhiều người mưu sinh bằng xe – đó là phương tiện lao động, là cần câu cơm. Phạt cao quá có thể khiến họ phải bỏ xe, rất đau lòng”, ông Hòa bày tỏ.
Ở góc nhìn khác, đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho rằng mức xử phạt hành chính hiện nay đã đủ cao và có tính răn đe nhất định. Theo bà, khi người dân đã "thấm nhuần rồi, nhận thức được nâng cao rồi", thì nên điều chỉnh chế tài sao cho phù hợp hơn với mức thu nhập thực tế.
Không đồng tình với đề xuất nâng mức phạt giao thông lên 150–200 triệu đồng, bà Vân cho rằng điều này là không hợp lý. “Một chiếc ô tô điện hiện nay cũng chỉ hơn 200 triệu đồng, trong khi lương cán bộ, công chức chỉ mười mấy triệu. Mức phạt như vậy là quá sức đối với nhiều người”, bà phân tích.
Nữ đại biểu cũng nêu thực tế rằng không ít trường hợp vi phạm giao thông là do vô tình. “Nhiều khi đang nghĩ về công việc, thậm chí không để ý đèn đỏ, cứ đi theo xe phía trước là có thể phạm lỗi. Nếu áp mức phạt quá cao, nói thật là người dân cũng rất băn khoăn”, bà chia sẻ.
Nhằm phục vụ thi công nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức giao thông khu vực thi công từ ngày 16/5/2025 đến 31/5/2026.
Sau khi kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Quán sứ, Hà Nội, xá lợi Đức Phật sẽ được cung thỉnh về chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Tháng 3/2025, Công viên Thống Nhất tiếp tục mở rào phía đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đồng bộ với dự án cải tạo vỉa hè. Bên cạnh niềm vui vỉa hè khang trang là nỗi buồn của người khuyết tật khi đường cho xe lăn bị chặn bởi các barie ngăn xe máy lên hè.
Ngày 16/05 cũng là ngày cuối cùng chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ.
Tháng Năm về, trong cái nóng gay gắt, Hà Nội vẫn có những 'ốc đảo xanh' dịu mát, mang đến cho khách bộ hành cảm giác thư thái, như thể được nhận chút 'lộc trời' giữa lòng phố thị, như trên các tuyến phố Hoàng Diệu, Trần Phú, Phan Đình Phùng.
So với giai đoạn trước, hình mẫu về gia đình Việt Nam hiện nay đã có nhiều sự thay đổi nhất định. Các yếu tố về con người, kinh tế xã hội hay khoa học công nghệ đã và đang góp phần làm thay đổi hình mẫu về mô hình gia đình Việt điển hình.
Từ lâu thức ăn đường phố từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt.