Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Vì sao ngành hàng không khó thuê tàu bay?

Phạm Quang Vinh: Thứ tư 20/11/2024, 08:10 (GMT+7)

Giá vé máy bay tăng cao trong suốt năm vừa qua do nhiều nguyên nhân. Nhưng, điều đáng buồn là giải pháp thuê thêm tàu bay của các hãng hàng không lại gặp khó vì thủ tục.

 

Giá vé máy bay tăng cao trong suốt năm vừa qua. (Ảnh minh họa: Tuổi trẻ)

Giá vé máy bay tăng cao trong suốt năm vừa qua. (Ảnh minh họa: Tuổi trẻ)

Hồi đầu tháng 7/2024, khi dư luận lên tiếng việc giá vé máy bay nội địa tăng cao, trong các văn bản chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam đã kiểm tra, nhắc nhở và yêu cầu các hãng hàng không có biện pháp khắc phục.

Trong các biện pháp được Cục Hàng không đưa ra, đó là đề nghị các hãng hàng không phải nỗ lực để tăng tải, thuê thêm tàu bay. Ý kiến của Cục Hàng không có nhắc đến nguyên nhân của tình trạng này do các điều kiện khách quan như: do lỗi của nhà sản xuất phải triệu hồi lỗi động cơ và một số lý do khác… khiến tổng số máy bay của Việt Nam đang khai thác đã giảm 50 chiếc so với năm 2023 và chỉ còn khoảng trên dưới 160 máy bay được khai thác.

Số mà máy bay bị triệu hồi lỗi động cơ thì có thể đến hết năm 2026, thậm chí là đầu năm 2027 mới có thể trở lại hoạt động.

Điều này xảy ra trong bối cảnh các thị trường hàng không toàn cầu cũng đang phát triển nóng, nhu cầu đi lại bằng hàng không đã tăng. Báo cáo của Cục Hàng không cho biết, giá vé khu vực châu Á tăng 21%, Úc New Zealand tăng 22%, Châu Âu tăng 18%, Mỹ tăng 17-25%. Và một trong những lý do quan trọng là do thiếu tàu bay.

Để bổ sung đội tàu bay, các hãng hàng không có hai lựa chọn: một là thuê các máy bay từ các công ty cho thuê tàu bay (trong chuyên môn của ngành hàng không gọi là thuê khô), tức là thuê máy bay về đăng ký tại Việt Nam và sau đó sử dụng đội bay Việt Nam. Hai là thuê của các công ty hàng không, vì cũng có những khu vực trên thế giới, họ có máy bay nhàn rỗi, có thể cho thuê kèm với tổ lái, tiếp viên trưởng (gọi là thuê ướt).

Hiện đang có một điểm nghẽn rất là lớn trong việc thuê tàu bay. Thứ nhất, việc thuê khô cũng không phải đơn giản. Vì trong bối cảnh nhu cầu thuê máy bay rất cao, giá thành thuê cũng cao, cộng với việc không phải hãng hàng không nào cũng dễ dàng cho thuê.

Các hãng hàng không tại sân bay Nội Bài. Ảnh: NIA

Các hãng hàng không tại sân bay Nội Bài. Ảnh: NIA

Việc thuê ướt cũng có một điểm nghẽn rất lớn, là theo quy định tại Nghị định 92/2016 về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, ở Khoản 3 Điều 6 quy định: số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết hết năm khai thác thứ hai chỉ được phép đã chiếm không quá 30% đội tàu bay.

Ví dụ như gần đây, được biết, khi mà bay đến Quy Nhơn (với hãng hàng không Tre Việt Bamboo được coi như sân bay nhà của hãng) có thể bay từ 7 chuyến/tuần, nhưng từ tháng 9 đã phải giảm xuống 4 chuyến/tuần. Lý do là hãng hàng không này chỉ có thể khai thác được 6 tàu bay và nếu thuê khô, theo quy định, họ chỉ có thể thuê được thêm 2,7 chiếc tàu bay.

Vì vậy, việc có thêm tàu bay là rất khó. Vừa rồi, để duy trì, hãng này khi thuê ướt một tàu bay khác thì lại phải trả bớt đi 1 tàu bay. Chưa kể, mặc dù có thể thuê ướt được 3 tàu bay, nhưng vì 2,7 theo quy định không được làm tròn thành 3, mà phải làm tròn thành 2. Cho nên hãng chỉ có thể duy trì được 2 tàu bay thuê ướt và chỉ có tổng cộng 8 máy bay để có thể phục vụ các nhu cầu kinh doanh hiện tại của hãng.

Việc duy trì, khống chế tỷ lệ như vậy, có thể trước đây có lý do của cơ quan quản lý, nhưng với tỷ lệ 30% của 10 tàu bay thì có thể làm tròn thành 3, nhưng ví dụ như với 9 tàu bay thì trong bối cảnh hiện nay, tại sao không linh động làm tròn 2,7 thành 3? Đây là một cách làm tròn rất thông thường.

Trong trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước không thể có giải pháp nào để các hãng hàng không thuê ướt thêm máy bay phục vụ cho nhu cầu đi lại trong nước, thì tôi nghĩ là có sự phi lý, đâu đó là sự thiếu chia sẻ.

Có lẽ, các cơ quan quản lý nhà nước bên cạnh việc chỉ đạo các doanh nghiệp, cũng cần có sự cảm thông, chia sẻ, phối hợp và hỗ trợ với các doanh nghiệp, trong trường hợp này là giữa cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam với các hãng hàng không, để họ có thể tổ chức, thực hiện kinh doanh, phục vụ các nhu cầu của thị trường một cách phù hợp với các điều kiện hiện xã hội./.

Phạm Quang Vinh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Hàng vạn người trải nghiệm metro số 1 trong ngày đầu miễn phí vé

Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

“Cạm bẫy” sàn chứng khoán quốc tế, tiền ảo, ngoại hối: Ngăn chặn từ đâu?

Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.