Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao giao thông công cộng Mỹ tụt hậu

Thái Sơn: Thứ hai 19/08/2024, 08:47 (GMT+7)

Từng tự hào vì sở hữu hệ thống giao thông công cộng khiến ‘cả thế giới phải ghen tị’, nhưng ngày nay giao thông công cộng lại đang trở thành ‘mảng tối’ trong ngành giao thông vận tải nước Mỹ.

Lâu nay, hầu hết các chính phủ Mỹ đều ưa chuộng phát triển hạ tầng dành cho phương tiện cá nhân hơn giao thông công cộng.

Bằng chứng rõ nhất là từ năm 2010 đến 2020 chỉ có gần 1.500 km đường sắt được xây dựng mới. Trong khi cùng thời gian này, mạng lưới đường cao tốc mở rộng thêm tới hơn 160.000 km.

Ông Peter Norton, Phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật và Xã hội, Đại học Virginia chia sẻ: “Khi nói đến tiền dành cho giao thông công cộng chúng ta hiểu đó là các khoản trợ cấp. Nhưng khi nói về chi phí cho đường sá thì đó lại được hiểu là các dự án đầu tư”

Một tuyến đường sắt đô thị nằm bên cạnh cao tốc ở thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ - Ảnh Getty Images

Một tuyến đường sắt đô thị nằm bên cạnh cao tốc ở thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ - Ảnh Getty Images

Chia sẻ quan điểm trên, ông Nicholas Dagen Blom, Giáo sư về chính sách và Quy hoạch đô thị từ Đại học Hunter cho biết: “Nước Mỹ đang chi nhiều tiền hơn, hàng trăm tỷ USD, vào cải thiện đường sá và cơ sở hạ tầng đường bộ so với giao thông công cộng”

Do thiếu quan tâm đầu tư, hệ thống giao thông công cộng ở Mỹ ngày càng xuống cấp nhanh chóng, hầu hết doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng tài chính.

Năm 2019, chính phủ chi gần 80 tỷ USD cho giao thông công cộng, nhưng hiện ngân sách cải tạo, duy tu đã thâm hụt tới 180 tỷ USD và dự kiến tăng lên 250 tỷ USD vào năm 2029. Theo thống kê, khoảng 45% người dân không thể tiếp cận hệ thống giao thông công cộng.

Giáo sư Blom nhận định: “Vấn đề thực sự của giao thông công cộng Mỹ là có quá ít điểm đón trả khách, điều đó trở thành cơn ác mộng đối với những hành khách muốn sử dụng để đi làm, đi chơi hay đi đón con”.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hành khách sử dụng giao thông công cộng tại Mỹ liên tục sụt giảm từ 2015, đỉnh điểm nhất là trong đại dịch COVId-19 và hiện chưa thể phục hồi. Ngoài ra, tình trạng bạo lực trên phương tiện công cộng cũng là điều khiến nhiều người lo ngại. Một số ý kiến chia sẻ:

“Người dân New York đang đứng trước nguy cơ tội phạm bạo lực gia tăng lên mức cao mới trên khắp hệ thống tàu điện ngầm của thành phố’

“Tôi phải nói rằng, thật không may, tội phạm là yếu tố ngăn cản một số người muốn quay lại với giao thông công cộng”.

Lần lại lịch sử, những năm 1920, nước Mỹ từng tự hào vì có hệ thống giao thông công cộng khiến cả thế giới phải ghen tị. Tuy nhiên, lạm phát, hoạt động kinh doanh không có lãi cùng sự thờ ơ của chính quyền khiến hầu hết doanh nghiệp vận tải tư nhân bị phá sản.

Lượng khách tham gia giao thông công cộng giảm ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ - Ảnh Getty Images

Lượng khách tham gia giao thông công cộng giảm ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ - Ảnh Getty Images

Tranh cãi về tỷ lệ phân bổ nguồn vốn dành cho phát triển đường cao tốc hay giao thông công cộng kéo dài cho tới ngày nay ở Dự luật cơ sở hạ tầng năm 2021. Dù đảng Dân chủ chỉ đề xuất 20% ngân sách hạ tầng cho giao thông công cộng, nhưng đảng Cộng hòa vẫn muốn ít hơn.

Bà Yingling Fan, Giáo sư về chính sách và Quy hoạch từ Đại học Minnesota nêu quan điểm: “Phương tiện giao thông công cộng ở Mỹ đắt đỏ là do ít được sử dụng. Vận chuyển hàng loạt cần khối lượng lớn để thành công. Điều đó trở thành một vòng tròn luẩn quẩn. Do ít người sử dụng nên giao thông công cộng khó thu hút đầu tư để nâng cấp chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ thấp lại dẫn tới ngày càng ít người muốn sử dụng”   

Theo các chuyên gia, trong tương lai, giao thông công cộng sẽ là động lực quan trọng cho nền kinh tế. Hiệp hội Giao thông công cộng Mỹ ước tính, gần 90% các chuyến đi mang lại lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế địa phương, với 1 USD đầu tư tạo ra 5 USD lợi nhuận kinh tế.

Tuy nhiên, thực tế là tất cả hệ thống giao thông công cộng hiện nay đều hoạt động không có lãi và phụ thuộc vào các khoản trợ cấp. Lấy MTA, Cơ quan Quản lý giao thông vận tải đô thị New York làm ví dụ. Hiện tiền bán vé chiếm chưa đến 1/4 nguồn thu của doanh nghiệp này, trong khi trợ cấp từ chính quyền địa phương chiếm tới 40% tổng doanh thu.

Giáo sư Nicholas Dagen Blom cho rằng, các khoản trợ cấp hiện tại vẫn không đủ để trang trải chi phí “Chi phí xây dựng, chi phí vận hành trong vòng 40-50 năm qua đã vượt xa số tiền thu được từ bán vé”.

Không chỉ New York, tình hình tài chính bi đát cũng là thực trạng chung của các doanh nghiệp điều hành giao thông công cộng ở nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ.

Septa Metro, đơn vị quản lý mạng lưới đường sắt đô thị ở Philadelphia ước tính thâm hụt gần 270 triệu USD từ nay đến 2027. Con số này của Cơ quan điều phối Giao thông công cộng ở Chicago là 730 triệu USD và LA Metro là 1 tỷ USD vào 2026.

Các chuyên gia cho rằng để phá vỡ vòng luẩn quẩn, giao thông công cộng cần được đầu tư lớn hơn - Ảnh Pexels/Burst

Các chuyên gia cho rằng để phá vỡ vòng luẩn quẩn, giao thông công cộng cần được đầu tư lớn hơn - Ảnh Pexels/Burst

Những thâm hụt tài chính này trực tiếp dẫn tới tình trạng xuống cấp dịch vụ. Phó giáo sư Peter Norton cho biết: “Do hệ thống vận tải công cộng không đủ tiền họ có thể hạn chế số giờ, tần suất phục vụ cũng như giới hạn phạm vi hoạt động. Tất cả những điều đó ngăn cản hành khách sử dụng và khiến họ phụ thuộc nhiều hơn vào ô tô cá nhân”.

Nói về giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng hệ thống giao thông công cộng, bà Sarah Kaufman, Giám đốc Trung tâm vận tải Rudin, thuộc Đại học New York cho rằng, nước Mỹ ngày nay cần học hỏi thế giới: “Chúng ta nên nhìn sang London hay Paris hay Singapore, những nơi này đã đầu tư rất lớn vào hệ thống giao thông công cộng của họ”

Chia sẻ quan điểm trên Giáo sư Yingling Fan nhận định: “Để phá vỡ vòng luẩn quẩn của giao thông công cộng chúng ta cần một khoản đầu tư đáng kể từ chính phủ liên bang. Bên cạnh đó là sự hưởng ứng của các chính quyền địa phương mới có thể giải quyết triệt để mọi vấn đề”.

Trong khi đó, giáo sư Nicholas Dagen Blom cho rằng, tương lai của giao thông cộng phụ thuộc vào việc nó có nhận được khoản đầu tư cần thiết để cải thiện dịch vụ hay không: “Chúng ta cần chi rất nhiều tiền trước để sở hữu hệ thống giao thông công cộng có chi phí vận hành thấp vì khi đó bạn sẽ có lượng hành khách cao hơn”.

 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe hợp đồng không được gom khách lẻ: Quản lý thế nào?

Xe hợp đồng không được gom khách lẻ: Quản lý thế nào?

Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…

Bỏ xe, không nộp phạt vi phạm giao thông: Trốn không thoát, thiệt hại nhiều hơn

Bỏ xe, không nộp phạt vi phạm giao thông: Trốn không thoát, thiệt hại nhiều hơn

Thực tế đã từng có nhiều trường hợp người vi phạm giao thông cố tình không chấp hành bằng cách bỏ lại phương tiện, vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp. Không riêng gì tại Việt Nam, đây cũng là tình huống mà lực lượng chức năng ở nhiều nước trên thế giới phải đối mặt.

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.

Trăm năm hủ tiếu Mỹ Tho

Trăm năm hủ tiếu Mỹ Tho

Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.

Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.

Nhiều phường tại TP.HCM ‘về chung nhà’

Nhiều phường tại TP.HCM ‘về chung nhà’

Từ ngày 01/1/2025, 80 phường thuộc 10 quận nội thành TP.HCM đã chính thức sáp nhập thành 41 phường mới. Đây là một sự kiện quan trọng trong nỗ lực tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý và phục vụ người dân của thành phố.

Cảnh báo mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép dịp Tết

Cảnh báo mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép dịp Tết

Những tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán, hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép sẽ có chiều hướng gia tăng. Thời gian qua, tại TP.HCM và các tỉnh lận cận, hàng loạt vụ vận chuyển pháo nổ trái phép cũng bị phát hiện.