Top 13 lỗi trừ điểm bằng lái nhiều nhất 2025
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy, thực tế quy trình đăng ký xe cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng đang được thực hiện như thế nào? Có thể rút ngắn quy trình này được không?
Tại cơ sở đăng ký xe số 2, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội, ông Nguyễn Minh Đức (ở Đống Đa, Hà Nội) rất phấn khởi khi lần đầu được đăng ký chiếc xe ô tô mang tên mình, dù mua xe cũ. Theo ông Đức, dù đã lần mò trên điện thoại để khai hồ sơ trực tuyến, nhận mã số hồ sơ, song ông vẫn phải đến cơ sở đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký: "Nói chung nó cũng hơi phức tạp tí vì máy móc đang trục trặc. Mình thấy về luật pháp nó cũng đúng thôi, nhưng về thủ tục nếu được nhanh gọn một tí thì ngon".
Không chỉ người mới đăng ký lần đầu, mà ngay cả với người thường xuyên thực hiện thủ tục này cũng không ít lần điêu đứng.
Anh Nguyễn Thanh Tùng (ở Đống Đa, Hà Nội), nhân viên đại lý xe cũ cho biết, theo quy trình, để đăng ký xe, chủ xe phải nộp phí trước bạ, kê khai trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, mang mã hồ sơ đến Phòng CSGT công an tỉnh, thành phố để thực hiện đăng ký. Tuy vậy, nếu Cổng dịch vụ công bị lỗi sẽ mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là khi thực hiện các thủ tục mua bán xe tại các tỉnh:
"Thứ nhất là phải khai dịch vụ công, thứ 2 bắt buộc phải rút hồ sơ, rút hồ sơ mới sang tên được, rồi vẫn phải đến đây để đăng ký xe mà, có khác gì được đâu. Thế nhưng dịch vụ công nhiều lúc hệ thống bị lỗi, mà hôm nào đi tỉnh xa thì mất nguyên một ngày không làm được gì. Như ngày xưa khai tay, khai giấy thì cứ đến là làm thôi", anh Tùng cho biết.
Tương tự, dịch vụ đổi giấy phép lái xe trực tuyến mức độ 4 đã được thực hiện, song tình trạng người dân phải chờ đợi để kê khai hồ sơ vẫn diễn ra.
Tại khu vực một cửa của Hà Nội, anh Nguyễn Tiến Lực (ở Cầu Giấy, Hà Nội) khá bất ngờ khi đã kê khai trên mạng, song đến nơi vẫn phải lấy số xếp hàng, vẫn phải kê khai và chờ đợi hơn 2 tiếng vẫn chưa đến lượt:
"Việc đăng ký đổi bằng online trên mạng rộ lên, mình cũng rất hy vọng có thể không mất thời gian đi như thế. Nhưng quá trình đổi bằng tôi mất tương đối khá nhiều thời gian, vì đi đăng ký khám sức khỏe, mất một buổi, mất một ngày, sau đó ra đây, như này, nếu mà trong sáng nay, tôi đi khá sớm, chứ nếu trễ hơn tí nữa thì lại mất một ngày nữa. So với làm bình thường một tháng mà mất 2 ngày đi đổi bằng thì rất thiệt thòi cho người ta".
Ông Đào Duy Phong, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, những người phải chờ đợi, kê khai làm thủ tục đổi GPLX hầu hết là làm trực tiếp hoặc dịch vụ công mức độ 2, mức độ 3. Trong khi đó, từ cuối năm 2022, Cục Đường bộ Việt Nam và các Sở GTVT đã thực hiện đổi GPLX trực tuyến mức độ 4.
Theo Sở GTVT Hà Nội, nếu cả năm 2022, Hà Nội chỉ có 37 hồ sơ đổi GPLX mức độ 4 thì 8 tháng đầu năm 2023 đã có 3.671 hồ sơ, trong đó riêng tháng 8 này đã có 1.139 hồ sơ đổi GPLX trực tuyến mức độ 4:
"Đổi GPLX mức độ 4 thì người dân có thể đổi GPLX và nhận kết quả tại nhà. Đây là một trong những dịch vụ công hết sức hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và Sở GTVT Hà Nội cũng đã kiến nghị Bộ GTVT và Bộ tài chính có thể giảm hoặc miễn toàn bộ phí đổi GPLX đối với những người sử dụng dịch vụ công mức độ 4", ông Phong cho biết.
Tuy vậy, một số người dân cho biết, thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến cũng vẫn phải chờ đợi hoặc mất nhiều thời gian để kê khai các thủ tục:
"Đến đây lấy số thì thật ra em vẫn phải chờ, mặc dù em cũng đã có lịch hẹn từ khoảng 9h -9h30, nhưng đến đây em vẫn phải lấy số như những người khác. Em thấy nó cũng chưa ổn lắm".
"Đang trong quá trình thực hiện thông tư mới thì mọi cái nó mới, thành ra là phải có thời gian".
Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cũng thừa nhận, dù một số dịch vụ đã được thực hiện trực tuyến qua cổng dịch vụ công, song để đạt hiệu quả cao nhất, việc chia sẻ, kết nối dữ liệu của các ngành là vô cùng cần thiết. Tuy vậy, điều này đến nay chưa thực sự đạt được:
"Người ta có đầy đủ dữ liệu rồi, ví dụ một người khai báo, thay vì phải bắn toàn bộ lý lịch, người ta chỉ đánh một chữ thôi, vào đúng form của nó thì nó hiện lên ngay, thay vì ông viết tên tuôi, ngày, tháng, năm sinh, rồi nơi sinh… Chưa hẳn đã là thực hiện online, mà người dân chưa quen thì đã là dễ dàng đâu".
Nhìn chung, việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến sẽ góp phần giảm thiểu việc phải đi lại để thực hiện các thủ tục hành chính.
Tuy vậy, nếu việc chia sẻ, kết nối dữ liệu chưa được thực hiện một cách rộng rãi và đồng bộ, thì các dịch vụ công trực tuyến sẽ khó phát huy hết hiệu quả. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: "Cần sớm tích hợp, liên thông dữ liệu cá nhân".
Không thể phủ nhận, nhiều dịch vụ công trực tuyến hiện đã được thực hiện một cách hiệu quả, giúp giảm đáng kể thời gian đi lại của người dân. Thậm chí, có những dịch vụ người dân hoàn toàn có thể ngồi tại nhà hoặc thực hiện ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính, điện thoại kết nối internet. Như dịch vụ cấp hộ chiếu chẳng hạn, hoàn toàn có thể thực hiện trực tuyến, mà người dân không cần phải đi lại.
Tuy vậy, với một số dịch vụ công khác, chẳng hạn như việc đăng ký xe, dù đã quy định người dân phải thực hiện kê khai qua mạng, lấy mã số hồ sơ để đến Phòng CSGT, Công an tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục đăng ký. Mặc dù các thông tin cá nhân và phương tiện đã được người dân cập nhật lên hệ thống khi kê khai qua mạng, song khi đến cơ quan công an đăng ký trực tiếp, người dân lại tiếp tục phải chờ đợi, phải kê khai thông tin cá nhân, rồi chờ đợi đối soát thông tin, kiểm tra phương tiện trước khi thực hiện bấm biển số…
Đó là chưa kể theo Thông tư 24 mới ban hành, còn đòi hỏi chủ xe phải đến rút hồ sơ trước khi chuyển quyền sở hữu, phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân. Trong khi đó, trước đây điều này chỉ phải thực hiện khi mua bán, cho tặng cho người ở địa phương khác.
Những thủ tục này hoàn toàn có thể được rút ngắn, giảm thời gian chờ đợi của người dân. Bởi, khi người dân đã kê khai, những thông tin cá nhân đã được cập nhật, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể in ra để người dân đối soát, thay vì phải chờ đợi rồi kê khai lại. Thậm chí, với dữ liệu căn cước công dân đã được thu thập một cách công phu, chỉ cần quét mã QR, mọi thông tin cá nhân đều được hiển thị, thay vì phải tiếp tục kê khai như hiện nay.
Tương tự, với dịch vụ đổi GPLX, dù đã thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 từ cuối năm 2022, song đến nay vẫn có khá ít người thực hiện. Thậm chí ngành GTVT cũng chỉ đặt mục tiêu đạt 10% người dân thực hiện đổi GPLX trực tuyến mức độ 4 trong năm 2023.
Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết, là do đa số người dân chưa biết đến dịch vụ này; thêm vào đó, các thao tác để thực hiện hồ sơ đăng ký còn phức tạp khiến nhiều người lúng túng, nhập sai thông tin cá nhân.
Thứ hai, do dữ liệu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của lực lượng Cảnh sát giao thông chưa cập nhật đầy đủ, nhiều trường hợp GPLX bị tước không có trong cơ sở dữ liệu, các Sở GTVT vẫn phải cập nhật thủ công. Có trường hợp người dân đã đăng ký thành công trên hệ thống, nhưng do phát hiện GPLX bị tước quyền sử dụng hoặc bị tạm giữ nên không được đổi GPLX.
Đặc biệt, việc số hóa và liên thông dữ liệu kết quả khám sức khỏe là rào cản chính khiến việc triển khai đổi giấy phép lái xe qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 không đạt được kết quả như kỳ vọng. Cụ thể, khi đổi giấy phép lái xe mức độ 4, người dân cần có Giấy khám sức khỏe điện tử của các Cơ sở y tế do Bộ Y tế công bố; hoặc chứng thực điện tử Giấy khám sức khỏe. Điều này gây không ít khó khăn, phiền hà cho cả người dân và cơ quan nhà nước.
Những vướng mắc nêu trên hoàn toàn có thể được tháo gỡ khi có sự chia sẻ, liên thông, kết nối dữ liệu của các ngành giao thông, công an, y tế. Khi có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu, không có chuyện người dân phải nhập thông tin cá nhân, càng không thể nhập sai thông tin cá nhân, khiến họ lúng túng, ngại thực hiện trên môi trường điện tử.
Khi có sự chia sẻ, kết nối, ngành GTVT hoàn toàn có dữ liệu tước GPLX đầy đủ, không phải nhập thủ công dẫn đến dữ liệu không đầy đủ, không cập nhật hoặc sai sót, khiến cả người dân và cơ quan chức năng đều mất thời gian.
Khi có sự chia sẻ giữa ngành y tế và bảo hiểm xã hội, người dân sẽ không phải vất vả tìm kiếm đơn vị cấp giấy chứng nhận sức khỏe điện tử hoặc đến UBND xã, phường chứng thực điện tử…
Bởi vậy, khi dữ liệu cá nhân được thu thập một cách công phu và bài bản, được số hóa, nhưng chừng nào những dữ liệu này chưa được chia sẻ, kết nối để khai thác một cách rộng rãi, thì khi đó những dịch vụ công trực tuyến rất khó phát huy hết hiệu quả./.
Trường hợp trừ hết điểm trong 1 năm, lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại giấy phép đã đăng ký.
Mưa lũ, sạt lở đất, đặc biệt là lũ đất đá liên tiếp xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tại sao lại có hiện tượng lũ kèm đất đá? Có những dấu hiệu nào để có thể nhận biết và phòng tránh thảm họa lũ đất đá ập đến bất ngờ?
Theo đại diện Cục CSGT, mức xử lý vi phạm nồng độ cồn và mũ bảo hiểm sẽ được giữ nguyên theo như nghị định 100 vì trong thời gian qua được người dân rất ủng hộ.
Giữa đêm khuya trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo, lái xe khách 16 chỗ vô tư trải chiếu ngủ trước đầu xe cho đến khi lực lượng chức năng đánh thức.
Hiện nay trên tuyến phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân (Hà Nội), xảy ra tình trạng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây cản trở giao thông, đặc biệt là gần khu vực ngã ba tuyến đường giao với đường Lê Trọng Tấn. VOV Giao thông sẽ trò chuyện với người dân tại khu vực để rõ hơn về tình trạng này.
Bảo tồn, trùng tu một di tích lịch sử, văn hóa nào đó là công việc rất bình thường và vẫn diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Việc bảo tồn mục đích kéo dài tuổi thọ của những di sản thế hệ trước để lại, cho các thế hệ sau có dịp chiêm ngưỡng, học hỏi…
TP Hà Nội quyết định thay đổi quy mô, dừng nhiều hoạt động trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ tổ chức những hoạt động thực sự cần thiết, bảo đảm tiết kiệm và an toàn giao thông, trật tự đô thị.