Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Vì sao Chủ tịch phường ở Hà Nội không giữ chức quá 10 năm liên tục ở một nơi

Minh Hiếu: Thứ hai 21/10/2024, 15:05 (GMT+7)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hà Nội; trong đó đề xuất: UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, chủ tịch UBND phường không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính,…

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hà Nội gồm 6 chương, 29 điều:

- Quy định chung.

- Tổ chức, hoạt động và chế độ trách nhiệm của UBND, chủ tịch UBND phường.

- Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại UBND phường.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, phường.

- Điều khoản thi hành và tổ chức thực hiện.

Theo dự thảo Nghị định, UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước, làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Về cơ cấu tổ chức, phường loại I và loại II có chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 6 chức danh công chức; phường loại III có chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 6 chức danh công chức. Các chức danh công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, gồm:

- Chỉ huy trưởng Quân sự;

- Văn phòng - thống kê;

- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);

- Tài chính - kế toán;

- Tư pháp - hộ tịch;

- Văn hóa - xã hội.

Dự thảo Nghị định nêu rõ, UBND Thành phố căn cứ số lượng đơn vị hành chính phường có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn để tính số lượng công chức tăng thêm. Cụ thể: phường cứ tăng thêm đủ 1/3 mức quy định về quy mô dân số, hoặc tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên, thì được tăng thêm 1 công chức.

Về quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại UBND phường, chủ tịch UBND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố thực hiện việc tuyển dụng công chức làm việc tại UBND phường. Thời hạn giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường cho mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm. Chủ tịch UBND phường không giữ chức vụ quá 10 năm liên tục ở cùng một đơn vị hành chính phường.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hà Nội đang được gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và nhân dân. Dự thảo Nghị định sẽ được gửi, xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Dự thảo Nghị định được quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ, từ đó đáp ứng sự hài lòng của người dân. (Ảnh minh họa)

Dự thảo Nghị định được quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ, từ đó đáp ứng sự hài lòng của người dân. (Ảnh minh họa)

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NƠI THỪA, NƠI THIẾU

Vì sao Bộ Nội vụ đề xuất cơ cấu tổ chức UBND phường của TP. Hà Nội? PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ - đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định.

PV: Xin ông cho biết về sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị định này?

Ông Nguyễn Hữu Thành: TP. Hà Nội đang thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị từ năm 2021 đến nay. Luật Thủ đô đã được Quốc hội Khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Luật Thủ đô đã quy định Nghị quyết 97 năm 2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị TP. Hà Nội hết hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Do đó, Nghị định 32 năm 2021 của Chính phủ, quy định chi tiết biện pháp thi hành Nghị quyết 97 cũng hết hiệu lực cùng với Nghị quyết của Quốc hội.

Vì vậy, việc xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, trong đó có cán bộ, công chức làm việc tại phường, căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng, khối lượng công việc, đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố; bảo đảm tỷ lệ tổng số biên chế so với tổng số dân số không được vượt quá mức tỷ lệ trung bình của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quy định.

Đồng thời, Luật Thủ đô cũng đã quy định: chủ tịch UBND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác đối với chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường, giao quyền chủ tịch UBND phường theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, cán bộ công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn là cán bộ công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, thuộc biên chế hành chính cấp quận. Đồng thời, Khoản 5, Điều 13, Luật Thủ đô đã quy định: Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức hoạt động của UBND phường.

Như vậy, việc ban hành Nghị định là rất cần thiết và cần đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng kịp thời trong thời gian tới.

PV: Ban soạn thảo kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định nếu được ban hành?

Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ)

Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ)

Ông Nguyễn Hữu Thành: Thứ nhất, Nghị định này được ban hành sẽ cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô về tổ chức hoạt động của UBND phường của TP. Hà Nội.

Thứ hai, tổ chức, hoạt động của UBND phường theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp vị trí, vai trò, yêu cầu phát triển và quản lý thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.

Thứ ba, TP. Hà Nội, UBND quận sẽ chủ động hơn trong việc quyết định số lượng công chức làm việc tại UBND phường; chủ động hơn trong việc điều động, tiếp nhận công chức làm việc tại phường, khắc phục tình trạng nơi thừa biên chế chưa giải quyết được và nơi chưa có công chức để thay thế.

Thứ tư, cán bộ công chức làm việc tại UBND phường được bổ nhiệm vào ngạch công chức.

Thứ năm, dự thảo Nghị định được quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ, dịch vụ công trực tuyến vào giải quyết các thủ tục hành chính; từ đó giải quyết nhanh, kịp thời các thủ tục hành chính, đáp ứng sự hài lòng của người dân; giảm bớt các cuộc họp của UBND phường thông qua nguyên tắc: UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

PV: Xin cảm ơn ông!

ĐIỀU CHUYỂN ĐỂ CÓ THÊM KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

Những đề xuất về cơ cấu tổ chức của UBND phường; chế độ trách nhiệm của chủ tịch, phó chủ tịch và các công chức khác; hay quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức… được đề cập trong dự thảo Nghị định liệu đã phù hợp hay cần điều chỉnh những gì? PV VOV Giao thông phỏng vấn TS. Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng bộ môn Luật Hành chính (Trường Đại học Luật Hà Nội) về nội dung này.

PV: Bà có đánh giá thế nào về các nội dung đáng chú ý trong dự thảo Nghị định này?

TS Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng bộ môn Luật Hành chính, (Trường Đại học Luật Hà Nội)

TS Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng bộ môn Luật Hành chính, (Trường Đại học Luật Hà Nội)

TS. Nguyễn Ngọc Bích: Một cách khái quát thì tôi thấy dự thảo Nghị định không có thật nhiều vấn đề mới, về cơ bản tuân theo những quy định trong Nghị quyết 97 và Luật Thủ đô, nhưng có một số điều chỉnh và quy định cụ thể để đảm bảo phù hợp điều kiện Hà Nội.

Hà Nội không có HĐND cấp phường nữa, UBND sẽ như một cơ quan hành chính, hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND phường sẽ do chủ tịch UBND quận bổ nhiệm, chủ tịch UBND phường sẽ chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của UBND.

Tôi đồng ý với các quy định của dự thảo Nghị định. Nhưng trong dự thảo Nghị định có quy định là công chức của UBND phường sẽ được tăng thêm số lượng theo tỷ lệ dân cư. Quy định này là phù hợp, nhưng điều tôi băn khoăn là chưa chắc dân số đông thì công việc sẽ tăng lên tương ứng.

Ví dụ như các phường ở quận Hoàn Kiếm so với các phường khác của TP. Hà Nội thì có số lượng dân cư không nhiều, nhưng với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội của Hoàn Kiếm thì có lẽ nhu cầu làm việc với cơ quan nhà nước nhiều hơn.

Thế nên, nếu có thể thì chúng ta dựa trên số lượng đầu việc. Chúng ta có thể làm thống kê trong 5 năm, 10 năm; cũng có thể chúng ta linh hoạt, đáp ứng yêu cầu địa phương nếu như địa phương có lý do thuyết phục về sự cần thiết gia tăng công chức.

Thứ hai, nếu chúng ta cho thêm 1 công chức, thì một đấy là một trên tổng số, hay một trên mỗi vị trí việc làm? Nếu chúng ta thêm 1 cho cả 6 thì sẽ rất khó ở chỗ là công chức đấy phải làm ở một chuyên môn nào đó, ví dụ công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội,… nhưng công việc khác có thể vẫn đang cần.

Nhưng nếu chúng ta cho thêm 1 ở mỗi chức danh thì sẽ làm biên chế của phường lớn hơn rất nhiều so với định mức. Nên tôi cho rằng đó là điều mà chúng ta phải cân nhắc.

PV: Theo bà, nếu dự thảo Nghị định được ban hành thì sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

TS. Nguyễn Ngọc Bích: Tôi cho rằng nếu dự thảo Nghị định này được ban hành thì Hà Nội sẽ thực hiện được một cách dễ dàng, bởi như tôi đã nói, những quy định trong dự thảo Nghị định không phải điều gì đó hoàn toàn mới. Có lẽ hai việc lớn cần làm ở phường là thứ nhất, phải kiện toàn lại bộ máy công chức, cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Thứ hai, dự thảo Nghị định đã quy định trực tiếp về việc là chủ tịch UBND phường không đảm nhiệm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại một phường. Quy định này thể chế hóa các quy định về phòng, chống tham nhũng. Nếu như do HĐND bầu thì việc đảm bảo các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng sẽ được thực hiện tốt hơn.

Nếu bổ nhiệm thì không phải là không tốt, nhưng rất dễ dẫn đến tình huống là một chủ tịch UBND đã làm quen việc ở phường nào thì sẽ tiếp tục được bổ nhiệm ở phường đó. 

Nếu như chủ tịch UBND nào đã giữ đến nhiệm kỳ thứ hai rồi thì sắp tới chúng ta phải thực hiện điều chuyển. Nhưng nếu có thể thì chúng ta mở rộng ra, có thể là phường của quận khác, thậm chí là các xã ngoại thành nếu như chúng ta muốn người đấy có thêm kinh nghiệm trong quản lý.

PV: Xin cảm ơn bà!

Luật Thủ đô có vai trò rất quan trọng trên mọi lĩnh vực của Thành phố. Do đó, các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, trong đó có Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hà Nội, cần sớm được hoàn thiện và triển khai, đi vào đời sống để thể chế hóa mục tiêu, định hướng phát triển thủ đô Hà Nội theo nghị quyết của Bộ Chính trị: “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này? Nếu dự thảo Nghị định được ban hành thì sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho dự thảo qua hotline: 024.37.91.91.91, fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Sspotify, Apple Podcast và Google Podcast.

  

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vỉa hè đáng giá bao nhiêu?

Vỉa hè đáng giá bao nhiêu?

Việc TP.Hà Nội tiến hành khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố để phục vụ kinh doanh được nhiều người dân mong chờ và ủng hộ, nhưng vẫn còn đó nhiều băn khoăn về công tác quản lý, giá thuê và đối tượng thuê vỉa hè…

Không lơ là phòng cháy ở các doanh nghiệp thời điểm cận Tết

Không lơ là phòng cháy ở các doanh nghiệp thời điểm cận Tết

Cuối năm là thời điểm nhu cầu sản xuất hàng hóa gia tăng ở mức cao, kéo theo nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC cần phải đặt lên hàng đầu.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 4): Những bãi xe hoang phế

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 4): Những bãi xe hoang phế

Bên cạnh sự lãng phí lớn từ tình trạng ùn tắc giao thông, từ các công trình đầu tư xây dựng “chưa trúng đích”, không phát huy hiệu quả, các dự án thí điểm bị phá sản, lãng phí trong giao thông còn đến từ các chính sách, quy định bất cập, gây lãng phí tài sản, thời gian, công sức của người dân.

Trực tiếp đối thoại, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế, hải quan

Trực tiếp đối thoại, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế, hải quan

Sáng ngày 10 và ngày 12/12/2024, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024.

Phát triển xanh, các đô thị đang đối mặt với những thách thức gì?

Phát triển xanh, các đô thị đang đối mặt với những thách thức gì?

Việt Nam đang có tốc đô thị hóa nhanh chóng với 42% dân số sống tại đô thị tính đến năm 2023 và dự kiến con số này sẽ đạt 50% vào năm 2030.

Cảnh giác với lừa đảo trực tuyến, cam kết biến “lỗ thành lãi”

Cảnh giác với lừa đảo trực tuyến, cam kết biến “lỗ thành lãi”

Những đối tượng lừa đảo đã đánh vào đúng tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng và thiếu hiểu biết của người dân về đầu tư tài chính để dụ dỗ, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Tách làn trên các con đường

Tách làn trên các con đường

Việc tổ chức vận hành hệ thống giao thông là một ngành khoa học quan trọng và thú vị trong xã hội hiện đại. Bởi nếu tổ chức vận hành không tốt, thì việc đầu tư hạ tầng giao thông chỉ tạo ra những cảnh giới ùn tắc mới mà thôi.