Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Vận tải khách công cộng từ ga đường sắt, vì sao chưa được chú ý?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 20/08/2022, 10:03 (GMT+7)

Ga Hà Nội chỉ có 6 tuyến xe buýt đi qua, Ga Sài Gòn khả dĩ hơn, có gần 20 tuyến buýt đi qua, trong khi ga Vinh chỉ có 2 tuyến, ga Hải Phòng không có tuyến buýt nào đi qua…

Việc thiếu phương tiện vận tải hành khách công cộng tiếp cận ga đường sắt khiến hầu hết hành khách đi lại bằng đường sắt phải sử dụng taxi, phương tiện cá nhân.

Vì sao vận tải hành khách công cộng tiếp cận ga đường sắt chưa được chú trọng? Những điểm nghẽn nào cần tháo gỡ để vận tải hành khách công cộng phục vụ tốt hơn cho khách đi tàu?

Diễn đàn 91 với chủ đề: “Vận tải khách công cộng từ ga đường sắt: Vì sao chưa được chú ý?”, phát sóng trực tiếp lúc 16h - 17h, thứ Bảy (20/08) trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP.HCM, nghe online trên trang điện tử: vovgiaothong.vn.

Với sự tham gia của các khách mời: Ông Phan Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và ông Nghiêm Quốc Thắng - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công cộng Hà Nội.

Do khách đi tàu thường mang theo hành lý nên tỷ lệ hành khách sử dụng xe buýt rất thấp (Ảnh minh họa: Đại Đoàn Kết)

Do khách đi tàu thường mang theo hành lý nên tỷ lệ hành khách sử dụng xe buýt rất thấp (Ảnh minh họa: Đại Đoàn Kết)

Tiền taxi đưa đón gấp đôi tiền vé

Ngồi tại sảnh chờ giờ tàu chạy, Nguyễn Thanh Bình (ở Thanh Xuân, Hà Nội) hay chọn đi bằng đường sắt bởi không phải chờ đợi như đi máy bay và quan trọng là tính an toàn.

Theo anh Bình, không chỉ đi công tác ngoại tỉnh, mà kể cả đi du lịch chặng dưới 500km, anh và gia đình đều chọn đi bằng đường sắt. Tuy vậy, mỗi lần đi và đến ga là một lần tốn chi phí vì đều phải đi taxi, dù tốn kém nhưng tiện lợi: "Mình ít khi đi bằng xe buýt, căn bản hệ thống xe buýt đầu tư đã lâu, chỗ ngồi không thuận tiện, rồi đường xá lại hay tắc".

Ngồi bên cạnh, ông Bùi Văn Bảo, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc cũng chọn đi taxi đến ga, dù hành lý của ông chỉ có một túi xách nhỏ chứa quần áo và ít vật tư trang cho chuyến đi ngắn ngày.

Hỏi lý do, ông Bảo cho biết, từ Vĩnh Yên phải đi 3 tuyến xe buýt mới tới ga, kể cả thời gian chờ xe mất vài giờ đồng hồ, nên chọn đến bằng taxi, dù tiền taxi mỗi chiều gần bằng tiền vé: "Đi xe buýt phải xuống Melinh Plaza, xong đến điểm trung chuyển Long Biên, rồi đến ga Hàng Cỏ. Bác đi bằng taxi thôi, có hành lý gọn nhẹ mới đi bằng xe buýt được, có cái vali chẳng hạn".

Tuy vậy, một số hành khách cũng chọn đến ga đường sắt bằng xe buýt. Anh Nguyễn Hoài Nam (ở Lê Chân, Hải Phòng) lý giải, từ nhà đến ga Hà Nội tàu chỉ phải qua 1 chặng xe khách từ Hải Phòng đến bến xe Gia Lâm và một chặng xe buýt từ bến xe Gia Lâm đến ga Hà Nội:

"Em đến bằng xe buýt. Em đi từ Hải Phòng lên, bắt xe khách từ Hải Phòng lên Gia Lâm, xong từ Gia Lâm bắt xe buýt về đây".

PV: "Bạn thấy mạng lưới xe buýt đến ga có thuận tiện không?"

- "Đỡ hơn ngày xưa rồi".

Theo đại diện lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Hà Nội, trong tháng 7 và tháng 8/2022, mỗi ngày có khoảng 7.000 lượt khách đi và đến ga Hà Nội. Do khách đi tàu thường mang theo hành lý nên tỷ lệ hành khách sử dụng xe buýt rất thấp.

Thông tin từ vận tải Hà Nội cho hay, trong số gần 120 tuyến buýt đang vận hành, hiện chỉ có 6 tuyến buýt đi qua ga Hà Nội, gồm các tuyến buýt số 03, 11, 32, 38, 40 và 86 với hơn 1.000 lượt xe/ngày. Phần lớn các tuyến buýt này có điểm đầu cuối là các bến xe, rất ít tuyến buýt có điểm đi và đến tại các khu đô thị, khu dân cư.

Ở TP. Vinh (Nghệ An), trong số 19 tuyến xe buýt, chỉ có 2 tuyến buýt đi qua ga Vinh. Ga Hải Phòng còn ảm đạm hơn khi trong số 10 tuyến buýt cảu Thành phố này không có tuyến nào kết nối đến ga Hải Phòng.

Trực tiếp đảm nhiệm công tác đảm bảo TTATGT tại ga Hà Nội, Thiếu tá Vũ Tiến Thành, Phó Trưởng Công an phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, quan sát thực tế cho thấy, đa số hành khách đi và đến ga Hà Nội bằng xe cá nhân hoặc taxi.

Nhiều thời điểm tàu về ga, lượng phương tiện đưa đón tập trung trước cửa ga, khiến khu vực này dễ xảy ra ùn tắc:

"Người dân đến ga đi tàu đa số bằng phương tiện cá nhân cho nên lượng ô tô về đây cũng tương đối lớn, trong khi điểm giao thông tĩnh để trông giữ phương tiện trên địa bàn phường vẫn thiếu cho nên nếu cõ những phương tiện công cộng như xe buýt, có những tuyến phù hợp để người dân đến ga thì rất tốt", Thiếu tá Vũ Tiến Thành cho biết.

Ảnh minh họa: Hanoimoi

Ảnh minh họa: Hanoimoi

Phát triển vận tải công cộng từ ga đường sắt, bắt đầu từ đâu?

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Bính - Chủ tịch Hội Kinh tế và vận tải Đường sắt Việt Nam.

PV: Việc kết nối vận tải hành khách công cộng đến các ga đường sắt hiện đã đáp ứng được nhu cầu?

TS. Nguyễn Văn Bính: Về cơ bản là chưa đạt yêu cầu. Hiện nay trên mạng lưới đường sắt Việt Nam, tất cả những cái ga hành khách lớn, ở thành phố, thị xã, thị tứ và những điểm có kết nối với các tỉnh, thành và đường bộ thì đều có kết nối công cộng.

Mặc dù cái kết nối này cũng chưa được theo mong muốn của vận tải đường sắt cũng như vận tải đường bộ và địa phương. Một số ga nhỏ tham gia khai thác những đoàn tàu ngắn đường kết nối này để không thực hiện được.

PV: Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

TS. Nguyễn Văn Bính: Thứ nhất là cơ sở vật chất dành cho việc kết nối giữa đường bộ và đường sắt tại các ga lớn và cũng chưa được quan tâm, như các ga lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Lào Cai, hoặc Hải Phòng.

Những ga ở các thị tứ và những ga nhỏ thì sự quan tâm giữa địa phương với lại ga đường sắt cũng chưa đạt yêu cầu.

PV: Những bất cập này xuất phát từ những nguyên nhân nào?

TS. Nguyễn Văn Bính: Bất cập này xuất phát từ 2-3 nguyên nhân, đầu tiên là cái sự làm việc giữa các ga đường sắt với các cơ quan giao thông địa phương về việc tổ chức kết nối này là chưa hoàn thiện, có nhiều điểm, có nhiều nơi chưa có sự làm việc chu đáo, dẫn đến chưa có sự phối hợp giữa đường bộ và đường sắt tại các ga đầu mối nhỏ.

Thứ hai là bản thân địa phương coi việc đấy là việc tự phát, cho nên họ chưa dành cơ sở vật chất cho việc kết nối này và cũng chưa có chính sách cho các đơn vị đường bộ tham gia phối hợp với đường sắt để chuyên chở hành khách đi và đến các ga thuộc địa phương mình quản lý.

Thứ ba nữa là nó còn phụ thuộc cả vào giá cước vận tải đường bộ ngắn hạn, các đội ngũ tham gia giao thông này ở các địa phương cơ bản là tự phát và họ tự đặt giá, cho nên giá cả cũng có lúc không phù hợp, cho nên hành khách cũng tự chọn các phương thức khác.

PV: Vậy để tổ chức tốt mạng lưới giao thông kết nối đi và đến các ga đường sắt, cần những giải pháp cụ thể nào?

TS. Nguyễn Văn Bính: Đầu tiên cơ sở vật chất dành cho việc tổ chức kết nối giữa các phương thức, đặc biệt là phương thức đường bộ với đường sắt là cần phải có.

Thứ hai là cần phải có chủ trương làm việc thường xuyên, đặc biệt là trong dịp lễ, Tết, hè, trong những dịp cao điểm, trong lúc khối lượng vận tải đường sắt cao thì cũng cần phải có sự điều động giữa các Sở Giao thông với lại các cơ sở đường sắt dọc tuyến có nhu cầu và phối hợp để vận chuyển lượng hành khách lớn và đi xa trong thời gian nhất định.

Thứ ba nữa là chế độ giá cước, nếu như các địa phương có sự quan tâm và quan niệm rằng các ga đường sắt đấy là phục vụ cho chính địa phương nữa thì họ cũng cần có chính sách giảm giá cho các phương tiện đường bộ khi đón khách đi từ đường sắt về các điểm khác trong địa phương của mình. Như thế mới làm được.

PV: Xin cảm ơn ông!

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.