Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Mắc kẹt với… rác

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 27/02/2025, 10:49 (GMT+7)

Chậm nhất từ 31/12/2024, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt. Nếu không thực hiện, sẽ bị phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng, bị từ chối thu gom. Tuy vậy, đã 2 tháng trôi qua, các địa phương vẫn im ắng, chưa phân loại, cũng chưa xử phạt.

Ngoại trừ đô thị cổ Hội An thí điểm từ năm 2022 và Hà Nội mới đây thí điểm tại Hoàn Kiếm, còn lại, các nơi đều đang…. mắc kẹt với quy định này.

Quy định đã ban hành, vì sao không được thực hiện? Luật ban hành rồi bị hoãn, chuyện gì sẽ xảy ra? Lựa chọn nào cho rác, lựa chọn nào cho luật?

Đón nghe: Diễn đàn 91 với chủ đề: “Mắc kẹt với… rác!” 12h30, thứ Năm (27/2) và 16h thứ Bảy tuần này (01/3) trên VOV Giao thông FM91 và trên trang điện tử vovgiaothong.vn 

Cùng sự tham gia của các vị khách mời: Ông Nguyễn Thi, Giảng viên chính, Bộ môn Pháp luật, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Luật sư Hà Huy Phong, Viện Chính sách Kinh tế môi trường.

 "Còn lâu mới phân loại được!" 

Sinh sống tại một chung cư trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) được hơn 7 năm, chị Phạm Thùy Linh, chưa bao giờ thấy Ban quản lý nhắc nhở phải phân loại rác tại nguồn. Theo chị Linh, ngay tại phòng tập kết rác của các tầng cũng chỉ bố trí một thùng chứa rác thải, nên cư dân hầu như không ai phân loại rác: "Đến nay tại chung cư chỉ thấy một thùng màu xanh, để người dân có thể đổ rác chung vào khu của tầng. Chúng tôi cũng không biết là từ năm 2025 thì người dân phải phân loại rác, nếu phân loại như vậy thì chúng tôi sẽ để vào thùng như thế nào vì bố trí khu vực nhà rác chỉ bố trí một thùng như vậy".

Hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác có thể bị phạt tiền đến 1 triệu đồng (ảnh minh hoạ: MetaAI)

Hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác có thể bị phạt tiền đến 1 triệu đồng (ảnh minh hoạ: MetaAI)

Anh Nguyễn Văn Minh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chia sẻ, gia đình anh chỉ phân chia rác thải là các loại pin để thu gom riêng, còn các loại rác thải sinh hoạt khác đều để chung vào thùng rác: "Hiện tại nếu bắt buộc phân loại thì các gia đình sẽ phải tự phân chia để phân loại thôi. Nhưng bây giờ tất cả thấy để trong một thùng thì dưới khu vực thu gom họ có phân chia nữa hay không"

Một số người dân cũng phản ánh, dù đã có thông báo của chính quyền, song việc phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được thực hiện:

"Trước giờ cũng chưa có gì nên là cũng chưa phân loại được, nhưng chúng tôi cũng cất hết các loại chai nhựa ra để các cô đồng nát lấy trước rồi, cho nên khi các cô môi trường đi thì cũng chỉ có rác"

"Nói chung nó cũng hơi bất cập vì nhà không có diện tích nên nó cũng hơi bất tiện"

"Trong các nhà hàng hoặc trường học mà làm được như thế thì nó tốt"

Bà Ngô Thanh Loan, Trưởng phòng Truyền thông, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội cho hay, hiện Hà Nội mới chỉ thực hiện thí điểm tại 5 quận, gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Nam Từ Liêm. Tại các khu vực thí điểm, ý thức của người dân về phân loại rác tại nguồn đã được nâng lên đáng kể: "Người dân tại các địa bàn thí điểm phân loại rác tại nguồn họ có một ý thức về việc phân loại, và rác cồng kềnh thì họ cũng có ý thức vào ngày cuối tuần họ mang ra địa điểm tập kết. Đến thời điểm này hạ tầng để xử lý lại chưa đáp ứng được hết"

Theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường VN, dù việc phân loại rác tại nguồn đã được tuyên truyền rộng rãi từ năm 2023, song đến nay, rất ít địa phương thực hiện được. Theo GS Đặng Thị Kim Chi, để thực hiện phân loại rác tại nguồn, phải thực hiện đồng bộ: "Muốn thế, đòi hỏi phải có thời gian cho việc đồng bộ hóa các hoạt động từ thu gom, phân loại tại nguồn, cho đến vấn đề xử lý cuối cùng thì mới có hiệu quả. Việc này nó gặp tình trạng là nhiều địa phương chưa đồng bộ hóa được việc này, vì vậy sau ngày 1/1/2025 các địa phương chưa thực hiện được".

Phân loại rác thải tại nguồn góp phần làm giảm khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh phải vận chuyển, xử lý. (Ảnh: MetaAI)

Phân loại rác thải tại nguồn góp phần làm giảm khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh phải vận chuyển, xử lý. (Ảnh: MetaAI)

2 tháng quy định phân loại rác tại nguồn theo Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, song đến thời điểm này, tại nhiều địa phương vẫn chưa có nhiều chuyển biển, chưa trang bị đủ thùng rác chuyên dụng, hệ thống thu gom và xử lý rác thải tái chế chưa đồng bộ…

Bởi vậy, để chủ trương này sớm đi vào cuộc sống, theo một số ý kiến, điều quan trọng là phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, tuân thủ nghiêm việc phân loại rác tại nguồn. Cùng với đó, cần đẩy mạnh việc đầu tư, huy động các nguồn lực tạo ra sự đồng bộ về hệ thống hạ tầng thu gom, xử lý rác thải. 

Không thể “lờ đờ nước hến”

Từ thực tế chưa thể phân loại rác tại nguồn, cần có giải pháp dứt điểm ra sao với những quy định của Luật và Nghị định về phân loại rác tại nguồn? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi cùng đại biểu Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Thưa đại biểu, khi Luật Luật Bảo vệ môi trường đã có hiệu lực nhưng các chế tài chưa thể áp dụng, theo ông, nó sẽ có tác động ra sao?

Ông Nguyễn Quang Huân: Về bản chất, để thực hiện được việc phân loại rác tại nguồn không đơn giản, nó là cái mong muốn nhưng tính khả thi của Luật tới đâu. Thực tế cả điều kiện khách quan và chủ quan thì việc phân loại rác từ 1/1/2025 là khó khả thi và thực tế chứng minh là không thể thực hiện được.

Khi ban hành Luật phải đảm bảo tính khả thi, chúng ta ban hành những cái mà chúng ta "trói chân trói tay" không thể thực hiện được, không chỉ riêng trong lĩnh vực môi trường mà cả những lĩnh vực khác. Bây giờ cái tư duy đó phải được đổi mới, Luật làm ra phải sát thực tế, dễ hiểu, dễ thực hiện.

PV: Vậy, quan điểm của đại biểu là cần nghiên cứu điều chỉnh các quy định này theo hướng nào?

Ông Nguyễn Quang Huân: Với tư duy làm luật như thế, tôi nghĩ những Luật thấy không khả thi như thế thì chúng ta phải sửa thôi, một là chúng ta gia hạn, hai là chúng ta phải bãi bỏ, những cái không phù hợp chúng ta phải nghiên cứu.

Nếu như chúng ta không tạm đình chỉ thi hành cả Luật thì một số điều trong Luật cần đình chỉ thi hành thì nó mới không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và đời sống xã hội của người dân.

Ảnh minh hoạ: MetaAI

Ảnh minh hoạ: MetaAI

PV: Bên cạnh đó, theo đại biểu, chúng ta nên ứng xử thế nào với rác?

Ông Nguyễn Quang Huân: Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước bây giờ là phân cấp lại cho địa phương, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Cái quan trọng nhất là các giải pháp đi kèm, khi giao cho chủ tịch các địa phương quản lý nhưng không có biện pháp giám sát, kiểm tra và không tạo cho người ta cơ chế thực hiện.

Tôi thấy mỗi địa phương nên tự chọn cho mình một công nghệ xử lý rác, tức là chọn công nghệ trước rồi mới quyết định ứng xử với rác thế nào, có loại công nghệ bắt buộc chia thành 3 loại, có công nghệ chỉ cần 2 loại, có công nghệ thì không cần phân loại khi có dây chuyền phân loại tự động với những nơi phát sinh rác lớn.

Luật chỉ quy định các chỉ tiêu về môi trường còn lại tỉnh tự quyết định, chuyện đơn giá thu gom, vận chuyển, xử lý do tỉnh quyết định, chứ chúng ta đưa ra một mức chung khiến nó phức tạp và không đồng đều ở các địa phương, có địa phương là rác pha trộn, có địa phương thuần rác hữu cơ nên chúng ta không thể có một quy định chung từ Trung ương đến các địa phương. Cách làm là chúng ta phải thay đổi, thay đổi từ căn bản mới giải quyết được ô nhiễm, phân loại rác hay không phân loại phải để địa phương tự quyết định.

PV: Xin cảm ơn ông!

Liên quan tới nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, bản chất các quy định hiện có nếu được thực thi sẽ có nhiều ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, cần xem xét lại để đảm bảo các quy định pháp luật có lộ trình thực hiện một cách phù hợp: "Chúng ta không thể chần chừ hơn được nữa trong việc phân loại rác tại nguồn và xử lý rác bằng công nghệ cao. Các địa phương cần nghiên cứu, dành ngân sách ưu tiên cho việc phân loại và xử lý rác, xây dựng các nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao. Đây là vấn đề cần các giải pháp tổng thể như quan tâm tới kinh tế tuần hoàn, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp có thể sử dụng rác thải làm nguyên liệu đầu vào".

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Giá vàng trong nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, chính thức chạm mốc kỷ lục 108 triệu đồng/lượng – mức cao nhất từ trước đến nay. Sau khi đi ngang đầu phiên sáng, thị trường vàng đã nhanh chóng tăng tốc, nối dài chuỗi ngày lập đỉnh trong tuần qua.

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Thời gian gần đây, khu vực Hàm Cá Mập (Hà Nội) đang “gây sốt” trên mạng xã hội, sau khi có thông tin sẽ bị phá dỡ. Việc người dân và du khách chen lấn, tụ tập đông người, thậm chí trèo rào, đứng lên đài phun nước để chụp ảnh có lúc khiến giao thông hỗn loạn, mất ANTT và vệ sinh môi trường.

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa có hướng dẫn về lộ trình giao thông kết nối đến nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất).

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Theo Công ty An ninh mạng Viettel, trong năm 2024, số lượng thông tin cá nhân bị đánh cắp đã tăng 50%, với hàng chục triệu bản ghi bị rò rỉ. Trong đó, dữ liệu khách hàng bị lộ lọt nhiều nhất, thậm chí có cả thông tin nhận diện khuôn mặt.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Những cung đường từ bắc chí nam không chỉ đưa ta đến những khung cảnh thiên nhiên diễm lệ của núi non hùng vĩ, biển cả bao la, mà còn là chiếc gương phản chiếu tâm hồn người lữ khách.