Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trước đó, không riêng Hà Nội mà ở nhiều thành phố lớn cũng đã từng xuất hiện các thiết bị chống đỗ dừng đỗ xe ô tô ở khu vực trước cửa nhà, với những cách thức khác nhau, gây cản trở việc lưu thông.
Thực tế này cho thấy điều gì? VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với Chuyên gia đô thị, KTS. Phạm Thanh Tùng:
PV: Thưa ông, ông nhận định thế nào về hành động người dân tự ý lắp khoá cọc cấm đỗ xe dưới lòng đường ở Hà Nội vừa qua?
Ông Phạm Thanh Tùng: Hiện tượng làm khó, chống đỗ xe dưới lòng đường là một dạng giang hồ, không có kỷ cương và không được phép làm tùy tiện. Thậm chí ở một số nơi còn đặt chướng ngại vật dưới đường để cản trở, cái này là người dân đang vi phạm.
Bởi lòng đường, hè phố thuộc chính quyền quản lý, lòng đường hè phố là không gian công cộng để mọi người đi lại, người ta đỗ trước cửa nhưng vẫn còn vỉa hè, nếu ôtô được phép đỗ thì người dân không có quyền.
Người dân được phép sử dụng, khi bước chân ra vỉa hè là hòa cùng với cộng đồng, chứ không phải vỉa hè là của người dân, của nhà đó. Bây giờ, vô hình trung vỉa hè trước cửa nhà ai là của người đó là không đúng, luật không cho phép.
Nhưng nếu ôtô trèo lên vỉa hè đỗ trước cửa nhà người ta thì lại không được phép, bởi cản trở sự đi lại, vi phạm quyền công dân, họ đỗ lòng đường là quyền của họ, nếu họ làm sai thì chính quyền phạt.
Vì thế người dân làm khóa là không được, cái này đang biến từng đoạn phố thành của cá nhân, không được phép, người dân phải sống theo luật.
PV: Đây không phải lần đầu người dân lắp đặt thiết bị chống dừng đỗ ôtô dưới lòng đường ở các đô thị lớn, phải chăng công tác quản lý trật tự ở cấp phường xã đang có vấn đề, thưa ông?
Ông Phạm Thanh Tùng: Cách đây vài năm Hà Nội có nhiều cố gắng đảm bảo đường thông, hè thoáng, ví dụ như phố Lê Trọng Tấn, thế nhưng bây giờ trở nên lộn xộn rồi.
Chúng ta không duy trì được, việc quản lý địa bàn làm rất kém, trong khi đó cấp cơ sở hiện nay rất quan trọng. Cho nên khi giao quyền cho cấp cơ sở thì cần phải nâng cao trách nhiệm lên, chứ không phải cái gì cũng trình lên quận, lên thành phố.
Tôi cho rằng ý thức của cán bộ cấp cơ sở rất quan trọng, đội ngũ công chức hiện nay rất đông nhưng năng lực yếu, ý thức công vụ rất kém, tức là làm lấy lệ. Bởi vì lợi ích, hay còn gọi là tham nhũng vặt hiện quá nhiều và rất phổ biến, nó làm xói mòn đạo đức công vụ, mà hiện nay lại toàn cán bộ trẻ.
Vì thế nếu không giáo dục tốt sẽ làm hỏng đi cả một đội ngũ công vụ, làm cho thành phố bị hỗn loạn, không có kỷ cương. Đường phố không phải của cá nhân, là một đô thị văn minh thì cư dân đô thị phải văn minh.
Một đô thị muốn phải phát triển thì đô thị đó phải có văn hóa và người dân ở đó phải có văn hóa, tức là văn hóa đô thị.
Trước đây do chúng ta nghèo, nên khi chuyển sang kinh tế thị trường tất cả đều tập trung phát triển kinh tế văn hóa bị đẩy đi đâu đó, nhưng sau chặng đường 30 năm đổi mới nhìn lại, mất mát về văn hóa nhiều quá.
Trong đô thị nhìn rất rõ, thiếu hẳn đi văn hóa cộng đồng, tức là sống ích kỉ, bây giờ người dân làm khóa chống ôtô đỗ việc đó không phải là việc của người dân mà là việc của chính quyền.
Chính quyền làm chưa được thì phải đổi mới để làm cho được, phải có quy định chỗ nào đỗ ôtô, chỗ nào không cho đỗ ô tô để đảm bảo đường thông hè thoáng cho cả cộng đồng.
PV: Xin cảm ơn ông
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.