Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sau khi xảy ra vụ nổ nồi hấp tinh dầu tại cơ sở sản xuất trầm hương hôm 17/10 vừa qua, tại xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, lực lượng chức năng đã tiến hành phong toả để phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân. Những hộ dân xung quanh cũng đã di chuyển đến nơi ở khác an toàn.
Phóng viên VOVGT đã tiếp cận hiện trường, đứng từ bên ngoài có thể thấy rõ được sức ép của vụ nổ đã khiến cửa kính của các căn nhà xung quanh bị vỡ vụn, tường gạch bị thổi bay. Những người dân sống trong khu dân cư vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại thời khắc kinh hoàng đó.
Là một trong những người có mặt đầu tiên và hỗ trợ chữa cháy sau khi vụ nổ xảy ra, Anh T (42 tuổi) nhớ lại: “Lúc đó anh xem lại camera là vào khoảng 14h28 phút thì nghe tiếng nổ lớn rồi anh chạy vô, chạy vô thì thấy nó cháy rồi cũng kéo ống nước rồi tưới thôi. Kiểu như tiếng nổ to quá người ta sợ, với lại nhìn thấp nhà sụp họ sợ rồi mạnh ai nấy dập tắt thôi chứ không có gì hết”
Là người dân sống ở gần, thế nhưng trong suốt thời gian qua anh T không hay biết việc chiết xuất tinh dầu trầm tại cơ sở này cho đến khi xảy ra sự việc: “Ở trong đó họ làm gì mình cũng chẳng biết, hồi trước thấy họ làm gỗ rồi khoan đục thôi chứ đâu nghĩ họ nấu cái này, họ nấu nhiều vậy thì mình không biết. Hồi xưa giờ là là gỗ họ khoan lấy nhựa rồi họ đánh bóng thôi, còn cái này họ nấu từ bao giờ thì mình không hiểu luôn”.
Vụ việc làm một bé gái nhà hàng xóm gần đó bị thương ở vùng trán và gây thiệt hại 5 căn nhà xung quanh. Anh B.H.L cho biết, nhà anh ở sát vách nhà bị nổ nồi hấp, khi vụ nổ xảy ra rất may gia đình anh đang đi làm nên không thiệt hại về người, thế nhưng một mảng tường nhà đã bị đổ sập.
Anh cho biết đây không phải là lần đầu tiên cơ sở này để xảy ra sự cố cháy nổ: "May mắn thay là hôm đó không có ai ở nhà, nếu có ở nhà thì sẽ chết, sẽ có án mạng tại vì nó ập lên ghế sofa và bàn học của con bé. Bữa nay thì mình nói thiệt, việc này nó cũng đã xảy ra 3 – 4 lần, khoảng 10 ngày đến 1 tuần trở lại đây có một tiếng nổ rất lớn, mọi người trong xóm ai cũng hốt hoảng, nhưng mình nghĩ dù sao thì cũng là miếng ăn, miếng cơm manh áo của người ta thì mình cũng nói người ta khắc phục thôi chứ không tố cáo ra công an làm gì".
Theo một người ‘trong nghề’ chia sẻ, việc sử dụng nồi hấp chiết xuất tinh dầu rất nguy hiểm vì thiết bị sử dụng điện. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng rất dễ chập cháy: “Họ tỉa cây trầm xong rồi họ bỏ vào nồi nấu, chắc là do rò rỉ điện hay sao tại vì mình nấu bằng điện và khi nấu có cồn. Nó xài cồn để rút tinh dầu, cái này nếu làm sơ sẩy thì dễ bị nổ lắm”
Sống bên cạnh một cơ sở sản xuất không đảm bảo an toàn cháy nổ cũng giống như sống bên quả bom nổ chậm, và người dân không biết lúc nào hiểm họa sẽ ập tới:
“Mọi người trong xóm cũng nói rồi, nếu sau vụ việc lần này xong xuôi mà tái phạm lần nữa thì mọi người sẽ viết đơn, đưa đơn vì cuộc sống mọi người thấp thỏm mà vụ việc lần này nó nổ như một quả bom, từ nào tới giờ mình chưa bao giờ chứng kiến trận nổ như bây giờ”
Theo ông Phùng Quốc Việt – Chủ tịch UBND Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh cho biết, vụ việc trên xảy ra tại cơ sở sản xuất trầm của Công ty TNHH trầm hương Quốc Bảo do ông H.T.H. (42 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Nam) làm giám đốc. Cơ sở này đã được công an xác lập hồ sơ quản lý công tác PCCC. Tháng 7/2023, ông H. hoàn tất thủ tục giải thể công ty trên. Tuy nhiên tại hộ gia đình vẫn sử dụng thiết bị hấp lấy tinh dầu trầm trong thời gian qua:
“Ở đây họ là hộ gia đình, trước đây thì họ thành lập doanh nghiệp tuy nhiên dịch covid thì họ ngưng không hoạt động nữa. Lâu lâu, họ nấu lấy tinh dầu. Lúc xảy ra sự cố, họ đang nấu lấy tinh dầu nhưng mà không phải đang hoạt động sản xuất nên không có đông công nhân, đông người. Nếu có thì đã xảy ra sự cố nặng rồi.”
Ông Việt cũng cho biết, sau khi sự cố xảy ra, phía địa phương đã tiến hành phối hợp các cơ quan chức năng điều tra, xử lý vụ việc; có phương án hỗ trợ, khắc phục thiệt hại đối với các hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, đơn vị cũng tiến hành rà soát lại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
“Sau vụ việc xã đã có đoàn đi kiểm tra trên địa bàn xem còn cơ sở nào hoạt động chui hay lén lút làm gì nữa không. Tuy nhiên, đến giờ chỉ có điểm cơ sở này thôi. Về công tác kiểm tra nhắc nhở về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, địa phương cũng đã phối hợp với các bên để triển khai thường xuyên từ đầu năm đến nay”.
Tuy sự việc không gây thiệt hại về người nhưng cũng thêm một hồi chuông cảnh tỉnh về công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động tại địa phương.
Đại tá Huỳnh Quang tâm - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (PC07), Công an TP.HCM cho biết, mỗi người dân cần trang bị kiến thức cơ bản về cách phòng tránh và xử lý các tình huống khẩn cấp trong việc phòng cháy chữa cháy, nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tính mạng cũng như tài sản của bản thân và gia đình.
“Đối với hộ gia đình, chủ hộ gia đình phải thường xuyên nhắc nhở các thành viên trong hộ gia đình phải ý thức và chấp hành nghiêm an toàn về phòng cháy chữa cháy. Xây dựng các phương án khi có tình huống cháy nổ xảy ra, đồng thời mọi người dân phải tích cực tham gia vào tổ an toàn phòng cháy chữa cháy tại địa phương”
Vụ việc vừa qua tại Bình Chánh là một bài học đắt giá, nhưng cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của PCCC và cải thiện các biện pháp an toàn cháy nổ trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân, mỗi gia đình và toàn xã hội./.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.