Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Trung học nghề được coi là một cấp học

Hải Hà: Thứ hai 26/05/2025, 15:05 (GMT+7)

Sau hơn 4 năm thực hiện Luật Giáo dục, một số quy định trong Luật còn một số bất cập, các cấp học của của hệ thống giáo dục quốc dân chưa được xác định rõ; hoạt động phân luồng học sinh chưa hiệu quả, các trường trung cấp nghề gặp khó khăn trong tuyển sinh…

TẠO HÀNG LANG PHÁP LÝ CHO NỀN GIÁO DỤC MỞ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (gọi tắt Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi) gồm 02 điều.

Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó đề xuất sửa đổi, bổ sung 15 Điều; sửa kỹ thuật 15 Điều; sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của một số Điều… Điều 2: Hiệu lực thi hành. Dự kiến Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2026.

Mục đích xây dựng Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi là nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo; tạo ra sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác trong toàn hệ thống để tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo.

Ảnh minh hoạ: PoE

Ảnh minh hoạ: PoE

Đồng thời, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; văn bằng, chứng chỉ; phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc; sách giáo khoa giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương; xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; công nhận văn bằng nước ngoài.

Đồng thời, Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi cũng đề cập mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục...

Đáng chú ý, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi sửa đổi, bổ sung Điều 6 (Hệ thống giáo dục quốc dân) theo hướng xác định rõ các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học. Hướng sửa đổi này tiếp cận theo Phân loại chuẩn quốc tế về giáo dục (ISCED 2011) của Unessco, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điểm mới trong quy định này là bổ sung trung học nghề là cấp học và không có trường trung cấp. Trong chương trình trung học nghề, học sinh có 3 lựa chọn: vào trung học phổ thông, học trung học nghề với chứng chỉ sơ cấp và học trung học nghề với chứng chỉ trung cấp nghề.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung quy định về miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong trường công lập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trong cơ sở giáo dục dân lập, tư thục (Điều 99).

Ngoài ra, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi chú trọng đơn giản hóa giấy tờ, hồ sơ trong tổ chức và hoạt động giáo dục như thủ tục cấp bằng THCS, điều kiện thành lập, sáp nhập, chia tách nhà trường và không thực hiện kiểm định cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi dự kiến điều chỉnh đối với 69 thủ tục hành chính đã được công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính tại Dự án Luật được quy định trên nguyên tắc phân cấp, phân quyền, đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GDĐT, đồng thời, đề cao trách nhiệm thực thi của các cấp chính quyền địa phương, giảm việc giải quyết thủ tục của các cơ quan trung ương.

Đồng thời, Dự thảo Luật hướng đến mục tiêu bảo đảm tính ổn định của Luật Giáo dục, tránh tình trạng phải sửa Luật thường xuyên.

GIẢI QUYẾT ĐƯỢC ĐIỂM NGHẼN

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi sau khi lấy ý kiến các các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan, sẽ được chỉnh lý gửi Bộ Tư pháp thẩm định trong năm 2025. Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung trung học nghề thành một cấp học. Điều này sẽ mang lại những lợi ích như thế nào?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với đại biểu quốc hội GS.TS Thái Văn Thành, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An về nội dung này:

PV: Thưa ông, trong Dự thảo Luật Giáo dục và Đào tạo sửa đổi có bổ sung trung học nghề thành một cấp học, điều này mang lại những lợi ích như thế nào?

GS.TS Thái Văn Thành, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An

GS.TS Thái Văn Thành, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An

GS.TS Thái Văn Thành: Tôi khẳng định là chuyển giáo dục nghề về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý một đầu mối thống nhất, đồng bộ, bài bản và hiệu quả.

Thứ hai đảm bảo sự liên thông giữa các cấp học và bậc học và các chương trình từ trung học nghề, lên cao đẳng nghề…

Có nghĩa các năng lực các cháu đã được học, không phải đào tạo lại nữa mà tiếp tục phát triển năng lực, kỹ năng nghề đó lên để  tương ứng khung trình độ cấp bằng ở bậc cao hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của của người học. Cái đó tạo thuận lợi và được sự đồng thuận, mong muốn của tất cả người học và xã hội

Việc chuyển đổi từ trung cấp nghề thành trung học nghề có một số điểm thuận lợi:

Thứ nhất, giải quyết được điểm nghẽn lâu nay mà các trường nghề không tuyển sinh được là phân luồng sau THCS. Sau THCS, trình độ năng lực của các cháu, kiến thức phổ thông còn hạn chế, cho nên người học cũng chưa thể tiếp cận được những nghề đòi hỏi những công nghệ hiện đại.

Trong khi đó, nhiều phụ huynh mong muốn con mình có tấm bằng THPT. Điều đấy rất chính đáng vì sau này các cháu có cơ hội học lên đại học, học tập ở nước ngoài hay đi xuất khẩu lao động người ta thường yêu cầu có bằng THPT.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho tuyển sinh của những trường trung cấp nghề.

Thứ ba, các cháu có kiện thuận lợi theo đuổi sở trường, nguyện vọng của mình, đồng thời các cháu được học văn hóa THPT trong trường nghề đó luôn. Trường nghề có chính danh và được phép đào tạo nghề và đào tạo văn hóa THPT. Khi ra trường các cháu có bằng tốt nghiệp hoặc các cháu muốn xác nhận hoàn thành chương trình THPT thì xác nhận.

PV: Nếu quy định này được thông qua, theo ông có thể giảm bớt áp lực cho các em trong các kỳ thi vào THPT như thế nào?

GS.TS Thái Văn Thành: Các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 khi mà phân luồng chuyển thành các trường trung học nghề thì nó sẽ giảm áp lực rất lớn, giảm rất nhiều vì ta quy định đến năm 2030, giảm 35% các cháu phân luồng, như vậy giảm áp lực rất lớn kỳ thi vào 10 mà tất cả các cháu đều được học hành. Vì các cháu vào trung học nghề các cháu được học văn hóa phổ thông, được phát huy năng khiếu, sở trường của mình, tay nghề của mình thì các cháu sẽ chọn xu hướng này, chắc chắn sẽ giảm áp lực.

Đây cũng là điều kiện rất quan trọng để từ nay đến năm 2030 hoặc sau năm 2030 chúng ta phổ cập được THPT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước nhà.

Các quốc gia phát triển họ phân luồng rất nét, nghề nào họ cũng tôn trọng, đều được ghi nhận và tôn vinh. Lâu nay, Việt Nam thường có tư duy học lên đại học để làm công chức nhà nước, trong xu thế như vậy, có những cháu thích học nghề và có năng khiếu nghề, kỹ thuật rất tốt, đôi khi tư duy kỹ thuật và sáng tạo trong kỹ thuật là do đam mê, mày mò, thử nghiệm, chấp nhận mạo hiểm thì sẽ có những thành công, đôi khi tạo ra giá trị mới, sản phẩm mới chưa từng có.

Đối với khoa học kỹ thuật, những người có trình độ, học hàm, học vị cao chưa chắc đã có sáng tạo trong khoa học kỹ thuật nếu chỉ nghiên cứu kỹ thuật. Quy định mới mở ra cơ hội cho các cháu đủ điều kiện học tập, tạo ra môi trường cho các cháu phát huy những tài năng, những sáng kiến, những sáng tạo của mình, trong thiên hướng kỹ thuật của các cháu. Cái đó phù hợp với xu thế tất yếu, các nước đã làm lâu rồi.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

Ảnh minh hoạ: PoE

Ảnh minh hoạ: PoE

CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÁT HUY HIỆU QUẢ TRONG THỰC TẾ

Quy định chuyển từ trung cấp nghề sang trung học nghề sẽ tạo ra những thay đổi trong hoạt động giáo dục nghề. Nhưng để quy định này có thể phát huy hiệu quả trong thực tế, cần phải làm gì?

PV đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục nghề nghiệp và An sinh Xã hội xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định chuyển từ trung cấp nghề sang trung học nghề sẽ tạo ra những thay đổi như thế nào trong hoạt động giáo dục nghề?

PGS. TS Mạc Văn Tiến - Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục nghề nghiệp và An sinh Xã hội

PGS. TS Mạc Văn Tiến - Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục nghề nghiệp và An sinh Xã hội

PGS. TS Mạc Văn Tiến: Bổ sung quy định “trung học nghề” trong Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, sự thay đổi này, không chỉ là cái tên gọi mà là cái nội hàm của nó có sự thay đổi.

Nếu như trước đây, chúng ta gọi là trung cấp nghề. Đầu vào tốt nghiệp trung học cơ sở và đào tạo 1 - 2 năm theo niên chế, chỉ học nghề thôi. Còn trung học nghề này, đào tạo văn hóa khoảng 1-2 năm và 1-2 năm học nghề, tùy theo từng nghề, tổng thời gian, nếu theo niên chế là 3 năm. Bây giờ, tích hợp hai thứ trong một, vừa dạy văn hóa vừa học nghề.

Nếu bây giờ  học theo tín chỉ, theo từng mô đun, không khống chế về thời gian, do đó, nhà trường tổ chức rất thuận lợi.

Quy định mới sẽ hoàn thiện pháp luật rất tốt, tích cực khẳng định vị thế của giáo dục nghề nghiệp trong giáo dục quốc dân. Quy định này tạo ra sự liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cho các em học theo điều kiện của mình.

Các em có thể ra thị trường lao động, có thể học lên hoặc là ra thị trường lao động sau đó quay trở lại đại học học tiếp, tránh tình trạng cắt khúc như ngày xưa và tạo điều kiện cho sự phân luồng tự nhiên rất tốt.

Quy định này có tác động rất lớn đến hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và đặc biệt là công tác tổ chức phân luồng. Bây giờ, tổ chức đào tạo rất khác, 2 trong một, vừa học văn hóa vừa học nghề nhưng trong cùng một địa điểm, cùng một cơ quan rất thuận lợi. Nhưng để làm được việc đó, trước hết nhà trường phải có đội ngũ giáo viên phổ thông, giáo viên dạy nghề và cách thức tổ chức đào tạo, cách thức quản trị trường khác đi, tư duy đào tạo khác đi.

PV: Thưa ông, nếu như quy định này được thông qua thì theo ông cần làm gì để quy định này có thể phát huy hiệu quả trong thực tế?

PGS. TS Mạc Văn Tiến: Trung học nghề nó không chỉ là một cái tên gọi, nó một cái hình thức đào tạo, một trình độ đào tạo. Muốn làm được thì trong dự thảo Luật, bên cạnh trình độ đào tạo là trung học nghề, thì cần phải có một tổ chức cho nó, đó là trường trung học nghề.

Đầu tiên phải đồng bộ pháp luật, hiện nay đang có Luật giáo dục nghề nghiệp điều chỉnh, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục, phải điều chỉnh hết mới tạo liên thông được. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến văn bản dưới Luật. Bây giờ chúng ta làm Luật khung, dưới Luật có rất nhiều nghị định, nhiều văn bản phải làm giữa các bộ có liên quan để thực thi trong thực tế.

Điều thứ hai, có trình độ trung học nghề nhưng phải có tổ chức đào tạo, đó chính là trường trung học nghề. Do vậy phải đầu tư, mạng lưới các trường, phải có địa điểm, có nơi đào tạo, có cơ quan quản lý, quan trọng nhất là nhân sự. Nhân sự có hai loại, giáo viên phổ thông và giáo viên dạy nghề, hoặc tích hợp cả hai.

Thứ ba, điều quan trọng nhất là hiện nay, cả nước có khoảng gần 450 trường trung cấp dạy nghề, kể cả công lập và tư thục, nếu bỏ đi rất lãng phí. Do vậy, mình làm sao tận dụng được cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, làm sao để các trường đó chuyển đổi được chức năng, nhiệm vụ sang trung học nghề. Chuyển đổi không chỉ cái tên mà chuyển đổi nội hàm, do đó, cần phải thay đổi cách thức tổ chức đào tạo, thay đổi tư duy đào tạo, các thầy quản lý ngày xưa là theo kiểu nghề, bây giờ phải sang giáo dục trung học, rõ ràng câu chuyện tận dụng chuyển đổi đó phải có lộ trình

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

Hiện nay, chất lượng nguồn cung lao động của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Đến nay, có khoảng 37,8 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên, hiện cả nước chỉ có 28,1% người lao động đã qua đào tạo, có bằng, chứng chỉ. Trong khi đó, những bất cập trong các yêu cầu đầu vào của giáo dục nghề là điểm nghẽn trong tuyển sinh của các trường trung cấp nghề.

Những quy định mới của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi sẽ giải quyết được bất cập trên?

Bạn có ý kiến gì về các quy định mới của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi? Nếu được ban hành, các quy định của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển những kỹ năng, sở trường và giảm bớt những áp lực cho những kỳ thi THCS như thế nào?

----

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM 91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần trên VOV Giao thông FM 91 MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cần chấn chỉnh những chuyến đi “học tập kinh nghiệm” không đúng lúc

Cần chấn chỉnh những chuyến đi “học tập kinh nghiệm” không đúng lúc

Gần đây, một vài địa phương tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm, tuy nhiên những chuyến đi này khó có cơ hội để áp dụng vào thực tiễn quản trị ở địa phương nên đã tạo ra nhiều ý kiến trong dư luận xã hội.

Chợ bạc tỷ ở Hà Nội: Hoang tàn, biến thành… bãi rác

Chợ bạc tỷ ở Hà Nội: Hoang tàn, biến thành… bãi rác

Tốn tới hàng tỷ đồng để đầu tư xây dựng thế nhưng chợ Xuân Phương và chợ Phúc Lý đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Bị bỏ hoang trong thời gian dài đã khiến những khu chợ này trở nên xuống cấp, nhếch nhác, gây mất mỹ quan đô thị.

Phân làn mới trên cầu Phú Mỹ, có hạn chế ùn tắc?

Phân làn mới trên cầu Phú Mỹ, có hạn chế ùn tắc?

Những ngày qua, sau khi điều chỉnh phương án phân luồng giao thông qua khu vực cầu Phú Mỹ được kỳ vọng sẽ giúp lưu thông trật tự hơn. Tuy nhiên, thực tế tình trạng ùn ứ không những không được cải thiện mà còn có dấu hiệu nặng hơn trước, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Truy quét hàng giả, sau cao điểm là gì?

Truy quét hàng giả, sau cao điểm là gì?

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương mở đợt cao điểm truy quét hàng giả, trong bối cảnh hàng trăm tấn sữa giả, thực phẩm giả, thuốc giả đã bị phát hiện chỉ trong những tháng đầu năm.

Con đường gốm sứ đạt kỷ lục Guinness có đang bị bỏ quên?

Con đường gốm sứ đạt kỷ lục Guinness có đang bị bỏ quên?

Vốn là công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tuy nhiên, sau nhiều năm “con đường gốm sứ” đã xuống cấp trầm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan của Thủ đô.

Lượng thí sinh thi vào lớp 10 tại Hải Dương tăng gần 26% so với năm trước

Lượng thí sinh thi vào lớp 10 tại Hải Dương tăng gần 26% so với năm trước

Toàn tỉnh Hải Dương có gần 29.000 học sinh lớp 9 đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026.

Cấm quảng cáo mỹ phẩm gắn với hình ảnh bác sĩ, cấm ngôn từ điều trị, phóng đại, khẳng định vượt trội

Cấm quảng cáo mỹ phẩm gắn với hình ảnh bác sĩ, cấm ngôn từ điều trị, phóng đại, khẳng định vượt trội

Theo đó, cơ sở kinh doanh mỹ phẩm chịu trách nhiệm về nội dung do cơ sở quảng cáo đối với sản phẩm mỹ phẩm do chính cơ sở kinh doanh và không phải xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm với cơ quan quản lý.