Tấm lòng từ miền Nam
Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Những năm gần đây, đặc biệt vào thời điểm khi dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu sử dụng máy bay riêng bùng nổ tại nhiều quốc gia. Báo cáo của Viện nghiên cứu Chính sách Mỹ cho thấy, quy mô đội tàu bay riêng đã tăng 133% kể từ năm 2000.
Tần suất các chuyến bay cá nhân trong tháng 11/2021 đã tăng tới 60% so với cùng kỳ năm 2020 và 16% so với năm 2019 - thời điểm trước khi đại dịch tàn phá ngành hàng không thế giới.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, máy bay riêng có lượng khí thải đóng góp vào ô nhiễm môi trường lớn hơn nhiều so với các máy bay thương mại. Theo dữ liệu từ Tổ chức phi lợi nhuận Giao thông vận tải và Môi trường châu Âu, máy bay tư nhân có thể gây ô nhiễm gấp từ 5 đến 14 lần so với máy bay thương mại và ô nhiễm gấp 50 lần so với tàu hỏa, bởi chúng thường di chuyển quãng đường ngắn hơn, đồng thời lượng khí thải tính trên mỗi hành khách cũng cao hơn nhiều so với máy bay thương mại.
Hơn nữa, dù lĩnh vực máy bay riêng đóng góp 2% thuế cho các cơ quan, nhưng cứ mỗi 6 chuyến bay do Cục Hàng không Liên bang Mỹ xử lý thì lại có 1 chuyến là máy bay tư.
Ông Puneet Dwivedi, Phó giáo sư chuyên ngành Nhiên liệu Lâm Nghiệp tại Đại học Georgia chia sẻ:
“Hiện ngành hàng không toàn cầu đang tiêu thụ khoảng 98 tấn mét (Metric tons) nhiên liệu mỗi năm chỉ với máy bay thương mại. Riêng nước Mỹ đang tiêu thụ khoảng 20-25 tấn trong số đó. Và các máy bay tư nhân đang đóng góp một phần không nhỏ.”
Mới đây, để ủng hộ phong trào Hàng không xanh, giảm bớt khí thải trong ngành công nghiệp hàng không, triệu phú Stephen Prince, phó Chủ tịch Hội triệu phú yêu nước của Mỹ quyết định bán đi máy bay riêng Cessna 650 Citation III của mình.
Dù vẫn còn sở hữu một vài chiếc máy bay riêng khác, với chi phí vận hành, bảo dưỡng hàng năm lên tới gần 300 nghìn USD, nhưng theo Prince, đây là chiếc máy bay đắt nhất của ông với giá khoảng 1 triệu USD.
Chia sẻ với hãng tin CNN, ông cho biết: “Tôi cùng bất ngờ khi nghe về tác hại của máy bay riêng đối với môi trường. Do đó, tôi cần phải thay đổi, tôi không thể tiếp tục gây hại tới môi trường và ảnh hưởng tới thế hệ tương lai”.
Chia sẻ thêm, Stephen Prince cho biết đối với tầng lớp thượng lưu, việc sử dụng máy bay riêng thực sự là một trải nghiệm “gây nghiện”: “Kiểm tra giấy tờ, xếp hàng mua vé, trễ, huỷ chuyến, mất hành lý v.v… Tất cả những trải nghiệm khó chịu đó sẽ không xảy ra khi bạn sử dụng máy bay riêng. Thậm chí kể cả mua vé hạng nhất cũng không thể bằng”.
Dù vậy, Stephen Prince cho biết ông sẽ không khuyến khích những người bạn của mình bán máy bay của riêng họ. Ông cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của mình. Nhưng Prince cho rằng nếu tầng lớp nhà giàu muốn dùng máy bay riêng, họ cần phải đóng thuế nhiều hơn.
Báo cáo của của Viện nghiên cứu Chính sách Mỹ cũng ủng hộ quan điểm của triệu phú Stephen Prince. Theo đó, các tác giả của báo cáo đề xuất tăng 10% thuế bán hàng với máy bay đã qua sử dụng và 5% đối với máy bay mới; đồng thời tăng gấp đôi thuế nhiên liệu máy bay từ 0,22 USD/gallon lên 0,43 USD/gallon đối với những người thường xuyên sử dụng máy bay riêng.
Nếu đề xuất được thông qua, thì với trường hợp như tỷ phú Elon Musk, một người thường xuyên sử dụng máy bay riêng, sẽ phải trả thêm gần 4 triệu USD tiền thuế mỗi năm.
Không chỉ Elon Musk, nhiều diễn viên, ca sĩ nổi tiếng thế giới cũng từng bị chỉ trích vì thói quen sử dụng máy bay riêng để đi lại, kể cả với các tuyến đường ngắn chỉ tốn một vài giờ nếu dùng ô tô.
Ông Puneet Dwivedi, phó giáo sư tại Đại học Georgia cho rằng, giải pháp cho vấn đề này nằm ở công nghệ:
“Với những người dùng máy bay riêng để tận dụng thời gian, có sự riêng tư thì cái giá phải trả là lượng khí thải tính theo đầu người của họ rất cao. Họ chỉ cần sử dụng máy bay riêng trong 6-7 tiếng và lượng khí thải mà máy bay của họ xả ra ngang với 1 người dân đi máy bay thương mại trong 1 năm.
Giải pháp cho vấn đề này có nhiều cách. Những người đó có thể sử dụng loại máy bay nào đó xả ít khí thải hơn. Thứ hai là nghiên cứu và sử dụng những loại nhiên liệu thân thiện với môi trường hơn. Với những tiến bộ trong ngành hàng không như hiện nay thì đó là điều hoàn toàn khả thi.”
Theo ông Chuck Collins, một trong số các tác giả của báo cáo thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Mỹ, để hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng máy bay tư nhân, cơ quan chức năng nên dừng những kế hoạch xây dựng hạ tầng hàng không tư nhân cũng như hình thức vận tải này.
“Từ góc độ sinh thái, chúng ta cần giảm carbon trong lĩnh vực hàng không. Đây là điểm khởi đầu cực kỳ tốt vì có thể giảm lượng phát thải carbon đáng kể trong khi chỉ ảnh hưởng tới số lượng người rất nhỏ. Cơ quan chức năng nên áp thêm các loại thuế cao hơn để hạn chế người sở hữu máy bay tư nhân”, ông Chuck Collins cho biết.
Hiện tại châu Âu, nhiều quốc gia như Pháp và Ireland đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách siết chặt các quy định liên quan tới máy bay tư nhân để hạn chế số người sở hữu, sử dụng.
Hồi tháng 4, sân bay Schiphol tại Amsterdam đã thông báo cấm máy bay tư nhân hạ cánh. “Tôi nghĩ, đó là cách làm đúng đắn. Rất khó để cấm máy bay tư nhân nhưng đó là cái giá chúng ta cần trả để bảo vệ hệ sinh thái”, ông Chuck Collins nhận định.
Những ngày qua, cả đất nước như cùng hoà chung một nhịp đập yêu thương. Hàng triệu trái tim đồng lòng hướng về miền Bắc, nơi đồng bào đang oằn mình chống chọi với thiên tai, bão lũ.
Khi tôi đang loay hoay với đống máy ảnh giữa cơn mưa tầm tã trên đầu và dưới chân nước ngập đến ngang đùi, bỗng thấy một bóng người lờ mờ phía xa ngoắc tay lia lịa, ban đầu cứ tưởng gọi ai, quay tứ phía thì chỉ có mình, nên đoán người ta gọi mình.
Những ngày qua mưa lớn sau bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đặc biệt trên tuyến QL70 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 20 điểm sạt lở, gây ùn ắc, ngập lụt và đứt gãy giao thông.
Trong và sau bão, lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Ngày 12/9, UBND TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về 2 sự kiện Ngoại giao và kinh tế đặc biệt quan trọng là Đối thoại Hữu nghị TP.HCM lần 2 (FD 2024) và Diễn đàn kinh tế TP.HCM (HEF 2024) lần 5 năm 2024.
Sau cơn bão số 3, nhu cầu thi công mái tôn tăng cao, nhiều đơn vị sửa chữa và lắp đặt mái tôn đã có những khuyến mại, giảm giá nhằm phần nào hỗ trợ người dân khắc phục những hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra.
Những ngày này, cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng đang hướng trái tim mình về các tỉnh phía Bắc, nơi đang chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Triệu trái tim đang chung một tấm lòng, những điểm nhận quyên góp, những chuyến xe chở hàng cứu trợ ngược xuôi, mong chia sẻ phần nào những mất mát, khó khăn...