Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

TP.HCM: Chủ động phòng dịch sởi lây lan trước mùa tựu trường

Phan Nhơn: Thứ tư 21/08/2024, 11:49 (GMT+7)

TP.HCM đã từng xảy ra 2 trận dịch sởi năm 2014 và 2019 và chu kỳ 5 năm đang có nguy cơ lặp lại. Chưa hết, cuối năm 2023 thành phố xảy ra tình trang đứt gãy vắc xin khiến nhiều trẻ bị trễ lịch chích ngừa sởi.

Đặc biệt gần đây, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 3 trẻ tử vong vì sởi, và gần như toàn bộ các quận huyện trên địa bàn đều ghi nhận có ca dịch sởi. Vậy trước tình hình mùa tựu trường đến gần, chúng ta cần làm gì để chủ động phòng dịch? 

 

Ngày 19/8, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản gửi Sở Y tế TP.HCM về tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám chữa bệnh. Đánh giá của Bộ Y tế cho rằng tình hình bệnh sởi trên địa bàn TPHCM đang có diễn biến phức tạp.

Nhằm giảm thiểu thấp nhất lây nhiễm sởi trong cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế TP.HCM cần khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi trên địa bàn, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng; chỉ đạo cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng và tử vong; báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin các trường hợp mắc sởi và các ổ dịch sởi theo quy định.

Bắt đầu từ tháng 6, những ca sởi bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM, ngoài những ca nặng nhập viện nhiều ca đến BV Nhi đồng 1 điều trị ngoại viện.

Bắt đầu từ tháng 6, những ca sởi bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM, ngoài những ca nặng nhập viện nhiều ca đến BV Nhi đồng 1 điều trị ngoại viện.

Tính đến những ngày trung tuần tháng 8, địa bàn TP.HCM ghi nhận 346 ca dương tính với bệnh sởi, trong đó 3 trường hợp tử vong tại các bệnh viện. Thống kê có 78,4% ca bệnh sởi là trẻ dưới 5 tuổi, 66% trẻ chưa tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vacxin phòng sởi, 30% trẻ không rõ tiền sử tiêm chủng.

Tại BV Nhi đồng 1, TP.HCM tuần qua có 28 ca sởi điều trị nội trú, đa số các ca này đến từ các tỉnh miền Đông và miền Tây chuyển lên. Bác sĩ cho biết, hầu hết các ca nhập viện đều không chích ngừa, các trẻ nhập viện đều có biến chứng viêm phổi nặng phải điều trị kháng sinh từ 7-10 ngày.

BSCK2 Dư Tấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần Kinh khuyến cáo lúc này các phụ huynh cần rà soát lại sổ chích ngừa của trẻ và cần phải tiêm đủ trước mùa tựu trường: “Tôi nghĩ bây giờ mình nên bắt tay vào để tiêm chủng ngay bây giờ trước khi vào học vẫn còn kịp, sẽ ngăn chặn được dịch sởi xảy ra. Đặc biệt, các nhóm đối tượng nguy cơ cao cần phải chích ngừa luôn như những bệnh lý nền: huyết học, thận hư, suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh…Và những em chưa chích ngừa mắc sởi sẽ lây lan rất cao, khi vô lớp học lây cho những bé khác, về nhà lây cho em của bé. những bé chưa đủ 9 tháng tuổi để được chích ngừa”.

Những phòng bệnh cách ly trẻ mắc sởi chật kín vì có người thân kèm theo.

Những phòng bệnh cách ly trẻ mắc sởi chật kín vì có người thân kèm theo.

Dạo quanh các phòng bệnh, nhiều bé mắc sởi với vẻ mặt mệt mỏi, thở khò khè, toàn thân phát ban, liên tục kêu khóc. Những phụ huynh gần như mang nét mặt âu lo và ân hận khi có người quên cả lịch chích ngừa cho con khiến con nhập viện trong tình trạng nặng.

Anh Nguyễn Đức Trung (27 tuổi) đưa con từ Vũng Tàu lên nhập viện, anh chia sẻ rằng gia đình đã quên cả 2 mũi ngừa sởi từ khi  bé Nguyễn Lê Minh Triết chào đời đến nay đã 23 tháng: “Lúc ở dưới Vũng Tàu thì khám mấy phòng khám ngoài bác sĩ kêu là tay chân miệng, sợ quá đưa lên đây chẩn đoán bé viêm phổi. Cách đây 2 ngày thì nổi ban lên nên bác sĩ kêu bé bị sởi và nhập viện. Hiện bé chích ngừa bị thiếu mũi do đợt rồi bé đi mổ nên thời gian đó chưa chích được cho bé”.

Phòng bệnh cách ly trẻ mắc sởi đa số là những bé chưa chích ngừa sởi hoặc trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đủ điều kiện chích mũi đầu tiên.

Phòng bệnh cách ly trẻ mắc sởi đa số là những bé chưa chích ngừa sởi hoặc trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đủ điều kiện chích mũi đầu tiên.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (quê An Giang) làm công nhân ở Bình Dương, con gái chị được gần 3 tuổi nhưng chưa hề được chích ngừa sởi. Vì vậy, khi mắc bệnh con trở nặng phải lên Nhi Đồng 1 nằm phòng cách ly.

Chị Thúy xót xa bên giường bệnh khi thấy con sốt, mệt mê man: “Trước bé cũng chích ngừa được mấy mũi gì đó, đến 9 tháng thì cháu không có thuốc, bác sĩ hẹn tới tháng rồi đi chích. Song, tới tháng hẹn lại 3 lần cũng không có rồi đến 6 tháng cũng nghỉ luôn. Tại bận công việc quá nên điện lại không có nên thôi mình nghỉ luôn”.

Nhiều cha mẹ quên cả lịch chích sởi cho con, khi con nhập viện thì túc trực kề bên chăm sóc với nét mặt âu lo.

Nhiều cha mẹ quên cả lịch chích sởi cho con, khi con nhập viện thì túc trực kề bên chăm sóc với nét mặt âu lo.

s5

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, đối với dịch sởi cần phải bao phủ 95 % lượng vắc xin mới đạt mức độ miễn dịch cộng đồng. Chỉ có vắc xin mới ngăn ngừa bệnh dịch kinh điển này, vì 1 đứa trẻ bị bệnh có thể lây cho 16-18 trẻ, mức độ lây còn hơn cả Covid-19, cúm mùa.

Bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc HCDC cho biết, cần phải bao phủ vắc xin ở cấp độ phường, xã. Vì vậy các trạm y tế địa phương cần phải tiếp cận các trẻ ngay các nhà trẻ để vận động tiêm ngừa thì may ra mới đạt được mục tiêu kiểm soát dịch bệnh:

“Người ta nói rằng 95% trẻ phải được tiêm chủng đầy đủ các mũi sởi, nhưng việc thực hiện 95% này phải ở tất cả các phường, xã là đều phải đều hết như nhau trên toàn thành phố. Ví dụ tỷ lệ tiêm chủng 95% có thể đạt ở quy mô toàn thành, nhưng có phường này thì 99% phường nọ lại chỉ có 60% thì sẽ vẫn có nguy cơ xảy ra dịch sởi, có thể quy mô nó sẽ không lớn, song dịch sởi cục bộ. Do đó, câu chuyện 95 % trở lên này là phải đều hết của tất cả các phường, xã trên toàn thành phố này, tức là chúng ta phải tính theo quy mô phường, xã”.

Những trận dịch năm 2014, 2019 luôn để lại những gánh nặng cho ngành y tế, cộng đồng. Những sinh mệnh trẻ em cần được cả cộng đồng chung sức chung lòng để bảo vệ, khi mà ngày nay nhiều bà mẹ trẻ gen Z nhiều khi lơ đễnh vì bệnh sởi, những hội nhóm anti vắc xin khiến ngành y tế vẫn còn đau đầu. Vì thế, mũi tiêm nhỏ lợi ích lớn, phòng bệnh cần được truyền thông rộng rãi để trẻ được khỏe mạnh trước mùa tựu trường đang đến dần.

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ

Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ

Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.

Hà Nội: Nước sông lên nhanh, nhiều tuyến phố ngập nước

Hà Nội: Nước sông lên nhanh, nhiều tuyến phố ngập nước

Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.

Đi lại thế nào khi cấm lưu thông qua cầu Đuống?

Đi lại thế nào khi cấm lưu thông qua cầu Đuống?

Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội

Hà Nội sẵn sàng hộ đê, sơ tán người dân ven các sông Hồng, Đà, Đuống

Hà Nội sẵn sàng hộ đê, sơ tán người dân ven các sông Hồng, Đà, Đuống

Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.

Cấm xe vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do ngập

Cấm xe vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do ngập

Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.

Nhiều người hiếu kỳ tụ tập tại bờ sông Hồng xem nước lên

Nhiều người hiếu kỳ tụ tập tại bờ sông Hồng xem nước lên

Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.

Nước sông Hồng dâng cao, nhiều hoa màu ở bãi giữa mất trắng

Nước sông Hồng dâng cao, nhiều hoa màu ở bãi giữa mất trắng

Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.