Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Muôn kiểu lý do khi bị xử lý vi phạm nồng độ cồn của ma men

Hải Bằng: Thứ năm 05/09/2024, 18:46 (GMT+7)

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, TNGT tại Hà Nội đã giảm sâu trên cả 3 tiêu chí. Lực lượng Công an TP. Hà Nội cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát các vi phạm, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn.

Mặc dù vậy, trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, Công an TP. Hà Nội vẫn xử 1.357 ma men, thế nhưng, điều đáng nói là các thái độ và hành của những người này khi bị lực lượng chức năng xử lý lại vô cùng đáng lên án…

Chị N.T.P (SN 1998 ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) điều khiển xe máy biển kiểm soát 29N1 - 934.xx vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,313 miligram/lít khí thở bị lực lượng Y1/141 kiểm tra và xử phạt.

Chị N.T.P (SN 1998 ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) điều khiển xe máy biển kiểm soát 29N1 - 934.xx vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,313 miligram/lít khí thở bị lực lượng Y1/141 kiểm tra và xử phạt.

Tối 31/8, tổ công tác Y1/141 của Công an TP. Hà Nội triển khai nhiệm vụ, đảm bảo ATGT, ANTT tại tuyến đường Trân Quang Khải (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngay sau đó, tổ công tác phát hiện nữ tài xế điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm nên đã ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra phương tiện và nồng độ cồn theo quy định.

Thế nhưng, điều đáng nói, khi lực lượng chức năng kiểm tra và phát hiện thấy nồng độ cồn trong hơi thở, người phụ nữ này lại liên tục lấy lý do là đang uống thuốc và từ chối ký vào biên bản làm việc. Phải mất 1 khoảng thời gian dài tuyên truyền và giải thích, người này mới chấp nhận ký vào biên bản và thú thật rằng đã uống bia cùng bạn bè trước đó.

Trên thực tế, đây không phải trường hợp duy nhất người vi phạm nồng độ cồn cố tình gây khó khăn trong công tác xử lý của lực lượng chức năng. Tối ngày 31/8, rạng sáng 1/9, theo chân tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) triển khai kiểm tra nồng độ cồn tại phố Trần Nhật Duật (Hà Nội).

Trong 1 ca công tác, các chiến sĩ CSGT đã kiểm tra hàng trăm phương tiện lưu thông qua đây, tuy nhiên chỉ phát hiện 9 trường hợp điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, đáng chú ý có trường hợp anh N.Đ.Y (SN 1984 trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,557 miligram/lít khí thởam

Thế nhưng, thay vì chấp nhận ký biên bản, người đàn ông này lại liên tục lảng tránh và trách móc các chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ vì không thông cảm cho lỗi vi phạm của mình.

Một trường hợp khác cũng bị lực lượng Y6/141 phát hiện điều khiển xe máy biển kiểm soát 29 D2-429.xx chở người phụ nữ ngồi sau, cả 2 đều có biểu hiện say rượu, đi không vững. Qua kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông này vi phạm mức 0,6 miligram/lít khí thở, vượt 50% vi phạm kịch khung của xe máy.

Một trường hợp khác cũng bị lực lượng Y6/141 phát hiện điều khiển xe máy biển kiểm soát 29 D2-429.xx chở người phụ nữ ngồi sau, cả 2 đều có biểu hiện say rượu, đi không vững. Qua kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông này vi phạm mức 0,6 miligram/lít khí thở, vượt 50% vi phạm kịch khung của xe máy.

Còn tại tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 2, triển khai lực lượng tập trung kiểm tra các vi phạm về nồng độ cồn, đảm bảo ATGT trên tuyến đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) vào chiều ngày 2/9.

Trong vòng 1 giờ triển khai nhiệm vụ, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 6 trường hợp điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn. Điều đáng nói, có trường hợp nam tài xế sau khi bị lực lượng CSGT kiểm tra và phát hiện vi phạm nồng độ cồn, người này liên tục xin bỏ qua lỗi vi phạm của mình.

Xin tha không được, người này quay sang to tiếng, lăng mạ tổ công tác đang làm nhiệm vụ.

Trường hợp vi phạm ở mức 0,643 mg/L khí thở, vượt hơn 50% mức vi phạm kịch khung của xe máy bị tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 2, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội kiên quyết xử lý.

Trường hợp vi phạm ở mức 0,643 mg/L khí thở, vượt hơn 50% mức vi phạm kịch khung của xe máy bị tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 2, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội kiên quyết xử lý.

Một trường hợp người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn khác cũng bị CSGT phát hiện và xử lý. Thế nhưng, khác với các trường hợp trước đó, người vi phạm này lại rất chấp hành theo hiệu lệnh của lực lượng chức năng đồng thời cũng thừa nhận đã uống rượu bia trước khi tham gia giao thông.

Đến khi được hỏi hành vi vi phạm của mình, người đàn ông này cho biết: “Mình nghĩ hôm nay 2/9 nên CSGT không đi làm nên mình có uống chén rượu. Vừa uống xong thì đi làm, chủ nhà lại mời, cà nể nên cũng uống chén rượu. Tỉnh táo nhưng cũng thấy mình không nên và sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Lực lượng CSGT liên tục kiểm tra nồng độ cồn trong những ngày lễ vừa qua.

Lực lượng CSGT liên tục kiểm tra nồng độ cồn trong những ngày lễ vừa qua.

Những trường hợp vừa rồi chỉ là 1 trong hàng trăm lý do được các ma men đưa ra để biện minh cho hành vi tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn. Theo thiếu tá Mai Xuân Tứ, cán bộ đội CSGT đường bộ số 2, Phòng CSGT Hà Nội, hầu hết các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều là người điều khiển xe máy, rất ít tài xế ô tô vi phạm trong quá trình kiểm tra. Điều đáng nói, các vi phạm đang dần “già hóa” ở độ tuổi từ 40-50.

Cùng với đó, thời tiết oi bức, nhiều người lao động có suy nghĩ uống bia vào cuối giờ làm để giải nhiệt dẫn đến việc nhiều vi phạm khi bị còn mơ hồ và không nghĩ chỉ uống 1-2 cốc bia mà cũng bị xử phạt. Thế nhưng, họ cũng không thể biết được, việc vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ không đảm bảo tỉnh táo, khi gặp những tình huống đột xuất sẽ không làm chủ được tay lái dẫn đến khả năng TNGT là rất cao.

Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.