Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bão đi qua, phía sau đó là những cơn mưa lớn và gió lạnh, thế nhưng tình người tại thủ đô lại ấm áp lạ thường…
Thức dậy sau 1 đêm trú bão trong nhà, người dân thủ đô không khỏi bất ngờ khi hàng loạt cây cổ thụ đổ gục sau bão. Ngay từ sáng sớm, lực lượng CSGT (Công an TP. Hà Nội) đã có mặt tại các ngả đường để cảnh báo, phân luồng giao thông và xử lý hậu quả sau bão.
Những chiếc cưa máy, dao chặt cây đã được chuẩn bị từ trước để phục vụ cho công tác dọn dẹp cây xanh, đảm bảo giao thông thông xuốt khi người dân tham gia giao thông trở lại.
Theo Trung tá Nguyễn Văn Hưng, cán bộ Đội CSGT đường bộ số 4 (Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội), lực lượng CSGT thủ đô đã chủ động nắm tình hình, tổ chức cảnh báo và cùng các lực lượng khác dọn dẹp hiện trường xuyên đêm. Mỗi cán bộ, chiến sĩ đều xác định rõ vai trò của mình, sẵn sàng cống hiến hết sức giúp người dân vượt qua khó khăn... bám trụ trên đường, sẵn sàng có mặt tại những điểm nóng giúp dân chằng lại nhà cửa, sơ tán người dân khi khẩn cấp và giải quyết cây đổ...
“Để đảm bảo trật tự ATGT sau cơn bão số 3, đơn vị chúng tôi đã chủ động theo phương châm 4 tại chỗ, sẵn sàng áo mưa, ủng, cưa máy, đèn pin, dây thừng, barie, biển cảnh báo, xe đầu kéo để sẵn sàng cứu hộ cứu nạn, huy động các tình huống đột xuất.
Chúng tôi cũng thiết lập đường dây nóng, kích hoạt hệ thống thông tin liên lạc đến các đơn vị liên quan, nhất là lực lượng cứu hộ cứu nạn, cơ quan y tế, bệnh viện đóng quân trên địa bàn. Đồng thời đảm bảo quân số trực chiến sẵn sàng nhanh nhất khi cần thiết”, Trung tá Nguyễn Văn Hưng cho biết.
Theo Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội), ngay từ khi nhận được thông tin bão Yagi đổ bộ vào nước ta, Phòng CSGT đã triển khai ứng phó với bão số 3 theo phương trâm 4 tại chỗ, đảm bảo TTATGT; tập trung hướng dẫn, điều tiết giao thông theo điều kiện biến đổi bất thường của thời tiết.
Tại các nút giao thông, các đội CSGT bố trí lực lượng hướng dẫn, triển khai công tác phân luồng đảm bảo ATGT, tập trung lực lượng phương tiện hỗ trợ cho việc đi lại của nhân dân.
Trong ngày hôm qua, tại các quận nội thành, các đơn vị vẫn tiếp tục triển khai dọn dẹp đường phố sau cơn bão lơn theo nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự giải quyết, giải toả phục vụ đảm bảo giao thông, các tuyến đường trọng điểm, trục chính, nơi có các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện...
Trung tá Từ Minh, chỉ huy trưởng BCH Quân sự quận Hà Đông cho biết: “Chúng tôi đã tập chung chỉ đạo lực lượng để đảm bảo giải phóng các cây gãy đổ để đảm bảo lưu thông đi lại cho người dân. Trước khi dự báo mưa bão chúng tôi đã chủ động huy động trên 2000 lực lượng của các đơn vị để tham gia khắc phục. Mong là trong thời gian sớm nhất sẽ ổn định được cuộc sống của nhân dân”.
Tranh thủ ăn vội những mẩu bánh mỳ còn dang dở để lấy lại sức sau 1 ngày dọn dẹp đường phố của thủ đô, chị Nguyễn Thị Nguyện, công nhân công ty môi trường đô thị Hà Nội, chi nhánh Ba Đình chia sẻ: Từ tờ mờ sáng, sau khi bão qua đi, mưa còn chưa ngớt, chị cùng đồng nghiệp đã ra đường để thu dọn hậu quả của bão.
Theo chị Nguyện, đối với những công nhân vệ sinh môi trường, đây không chỉ là công việc hàng ngày mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân đối với thủ đô để chung tay góp sức khắc phục hậu quả, giúp thủ đô trở lại yên bình sau cơn bão.
“Tôi làm từ 5h sáng sau bão, cành cây, cây đổ, rác thải nhiều lắm. Nếu ô tô chờ đi thì là xe thứ 3 rồi, tất cả cành cây gãy, bùn công, rác… Lịch của chúng tôi đang cố là phải xong vì lượng rác rất nhiều mà lượng công nhân thì có hạn”.
Không chỉ lực lượng chức năng, công việc dọn dẹp thủ đô còn được lan tỏa đến các người dân tại các khu chung cư, khu đô thị hay các hội nhóm trên mạng xã hội. Trong ngày 8/9, dọc các tuyến phố như Sơn Tây, Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Hàng Bông… các bạn trẻ làm nghề xe ôm công nghệ cũng chung tay góp sức để giao thông tại thủ đô nhanh chóng trở lại bình thường.
Ngay từ ngày 7/8, thời điểm cơn bão Yagi chưa đổ bộ vào Hà Nội, bạn trẻ Nguyễn Xuân Dương, hiện đang làm xe ôm công nghệ tại Hà Nội đã livestream trên nền tảng mxh tiktok để kêu gọi nhiều đồng nghiệp cùng thu dọn đường phố sau khi bão qua.
Ngay từ sáng sớm, Dương đã chạy xe từ huyện Hoài Đức đến điểm tập trung tại nội thành cùng các đồng nghệp. Người mang dao, người mang cưa, người chuẩn bị dây thừng, nước uống, đồ ăn… mỗi người 1 tay, mỗi người 1 việc… Cứ thế, cứ thế mỗi tuyến phố nhóm bạn trẻ này đi qua, giao thông lại được trở lại thông xuốt.
“Bọn mình thấy các cây này gió bão đổ ra đường gây ách tắc giao thông và nguy hiểm cho người dân nên mình muốn làm việc đó để giúp mọi người có đường sá lưu thông tốt nhất và đồng thời cũng để bọn mình chạy xe tốt nhất có thể. Khó khăn nhất là các cành cây to mà bọn mình không có dụng cụ. Làm được 1 thời gian thì có các cán bộ ra dùng cưa máy để cửa. Vì cành cây rất to, dùng dao chặt sẽ rất lâu. Nhiều người đi đường cũng ủng hộ bẳng cách mua các chai nước để động viên chúng mình”.
Theo báo cáo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội, cơn bão số 3 đã làm160ha rau màu bị ngập, gần 15. 000 ha lúa bị đổ; 274 nhà dân và công trình khác bị tốc mái nhà lợp tôn, 19 công trình nhà ở bị hư hỏng. Riêng về cây xanh trên địa bàn thành phố, theo con số thống kê chưa đầy đủ, bão số 3 đã làm hơn 17.000 cây xanh trên khắp các quận, huyện gãy đổ.
Do đó, sự đoàn kết, chung tay góp sức của người dân với toàn bộ lực lượng chức năng của thủ đô đã tạo nên những “người dọn bão”, để người dân thủ đô sớm trở lại ổn định cuộc sống. Những ngày này, mưa bão đã đi qua, nhưng tình người thì còn mãi./.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.