Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tại TP.HCM, cảnh tượng dây điện và cáp viễn thông chằng chịt trên các con đường và ngõ hẻm đã trở thành một hình ảnh quen thuộc. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài quen thuộc ấy là những ẩn họa, rủi ro treo lơ lửng trên đầu người dân. Từ những vụ cháy trụ điện đến các sự cố giao thông do dây điện lòng thòng, tình trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và mất an toàn giao thông.
Ghi nhận phóng viên tại các tuyến đường trên khu vực TP.HCM như Lê Đức Thọ (Gò Vấp), Hồ Học Lãm (Bình Tân), Tên Lửa (Bình Tân)… dây điện được mắc chằng chịt tại các trụ điện, nhiều nơi mạng lưới dây điện quấn cùng tán cây xanh chỉ cách đầu người đi đường chưa đến 2m.
Những mạng lưới dày này đặc đến mức không thể biết đâu là dây điện, đâu là dây cáp viễn thông, nằm chen chút với các bảng hiệu quảng cáo của người dân. Nhiều người sinh sống bên dưới những ‘ổ dây nhợ chằng chịt’ này không khỏi lo lắng trước hiểm họa không biết sẽ đến lúc nào.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn cho biết: "Hệ thống dây điện như vậy thì cũng mất mỹ quan. Thứ hai là mất an toàn. Nếu mình có điều kiện, có vốn sửa chữa được thì tốt, cho thành phố tươi đẹp, xinh xắn để khách du lịch người ta tới khen ngợi mình phát triển".
Thực tế không ít những sự cố liên quan đến điện đã xảy ra trong khoảng thời gian gần đây, như vụ cháy trụ điện trên đường Phan Huy Ích (Gò Vấp) hay vụ tàu hỏa phải hãm phanh khẩn cấp vì vướng cáp viễn thông đã làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn của người dân.
Các "mạng nhện" lưới điện này không chỉ xuất hiện ở các tuyến đường chính mà còn lan rộng đến ngõ hẻm, gây khó khăn cho công tác bảo trì và có thể gây nguy hiểm cho người dân khi các sợi dây bị đứt hoặc rơi xuống.
Anh Phạm Văn Toàn (ngụ tại quận 12) chia sẻ: "Gần nhà mình thì cũng có những trụ điện rồi dây điện mà mình không biết đó là dây gì. Nó mắc khá thiếu an toàn và họ cột khá sơ sài, nó xà xuống gần sát với đầu của mình luôn, nên mình sợ một ngày nào đó nó có chuyện đến với mình".
Là người chứng kiến vụ cháy dây điện tại đường Lê Cơ (Bình Tân), anh Nguyễn Văn An cho rằng, các ngành chức năng cần thường xuyên kiểm tra cũng như sớm ngầm hóa lưới điện, cáp viễn thông để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như làm cho thành phố đẹp hơn trong mắt du khách:
"Về điện thì thấy mạng lưới họ làm còn lập cập lắm, chưa thấy khoa học gì hết. nhiều nơi lòng thòng gây mất an toàn cho người dân qua lại lắm. theo người dân thì tôi thấy đây ngành điện cũng như ngành dân mạng nào cũng vậy thì không có trách nhiệm. tôi cũng muốn các ban ngành sớm khắc phục để an toàn và mỹ quan cho thành phố nó đẹp hơn", anh An cho biết.
Liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn lưới điện trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Với vai trò quản lý nhà nước, ông Nguyễn Phương Duy, Phó Trưởng Phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương cho biết, đơn vị đã có nhiều văn bản gửi đến ngành điện về việc kiểm tra hệ thống lưới điện trên địa bàn thành phố trong thời gian qua:
"Một trong những giải pháp lâu dài là việc ngầm hóa điện và cáp viễn thông. Đương nhiên việc ngầm hóa tốn rất nhiều thời gian, chúng ta phải thực hiện từng bước một và thông qua nhiều giai đoạn. Đối với giải pháp trước mắt, phía Sở Công thương cũng như thành phố đã yêu cầu ngành điện cũng như viễn thông tiến hành làm gọn, bó móc lại dây thông tin cho gọn gàng, đảm bảo mỹ quan trong quá trình vận hành".
Về việc ngầm hóa lưới điện tại TP.HCM, ông Nguyễn Phương Duy cũng cho biết, hiện TpHCM đang từng bước thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra. Cụ thể theo kế hoạch, đến năm 2025, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế toàn TPHCM đạt 50%-60%, trong đó các quận 1, 3, 5 đạt tỷ lệ 100%; các quận nội thành khác đạt 80%-90%; tỷ lệ ngầm hóa lưới điện hạ thế đạt 35%-40%.
Có thể thấy việc dây điện, cáp viễn thông chằng chịt như "mạng nhện" tại TP.HCM là một minh chứng cho thấy sự cần thiết của việc quản lý và đầu tư cơ sở hạ tầng một cách bền vững và khoa học. Đây không chỉ là vấn đề của một thành phố mà còn là bài toán chung cho nhiều đô thị trên cả nước. Giải quyết triệt để vấn đề này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người dân mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống và hình ảnh đẹp của thành phố trong mắt bạn bè quốc tế.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM, trong 4 tuần qua, ghi nhận có 18/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Cùng xu hướng điều chỉnh tăng, song các ngân hàng khác hầu hết tăng nhẹ lãi suất với chỉ từ 0,1-0,3%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và gửi trực tuyến.