Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

TP.HCM ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

Trọng Nghĩa - Trọng Điển: Thứ tư 15/11/2023, 11:01 (GMT+7)

Năm 2023, TP.HCM được phân bổ vốn đầu tư công 70 000 tỷ đồng, cao gấp hai lần so với kế hoạch đầu tư công năm 2022. Thế nhưng, cuối tháng 10, TP.HCM chỉ giải ngân được 35% vốn được giao. Việc chậm giải ngân sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như đầu tư không hiệu quả, lãng phí, thất thoát, đội vốn công trình.

Chỉ còn 2 tháng nữa sẽ khép lại năm 2023, vậy TP.HCM cần làm gì để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn được giao?

Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công không còn là câu chuyện mới khi được nhắc đi nhắc lại qua mỗi năm. Một trong những nguyên nhân xuyên suốt khiến việc cho việc chậm trễ này là vấn đề chậm giải phóng mặt bằng tại những công trình giao thông.

Dự án cầu Tăng Long là một trường hợp cụ thể, sau gần 4 năm phải tạm dừng thi công vì vướng giải phóng mặt bằng thì cuối tháng 10 vừa qua công trình chính thức tái khởi động, dù đang tích cực triển khai các hạn mục thi công nhưng kế hoạch giải ngân của dự án này vẫn chưa đạt yêu cầu. Hiện công trình đạt 60% khối lượng thi công, giải ngân đạt 66% tổng vốn được giao.

Là một trong 30 hộ dân bàn giao mặt bằng cho công trình sớm được triển khai thực hiện, bà Trương Thị Thu Hà ngụ tại TP.Thủ Đức hy vọng công trình sớm hoàn thành đúng tiến độ đề ra: "Di dời của tôi 600m nhưng mà tôi cũng cố gắng giao nhanh, sớm nhất để cho kịp thi công công trình đúng tiến độ".

Cầu Tăng Long tạm ngưng thi công 4 năm do vướng giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của người dân - Ảnh: Tuổi trẻ

Cầu Tăng Long tạm ngưng thi công 4 năm do vướng giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của người dân - Ảnh: Tuổi trẻ

Ngoài cầu Tăng Long, hàng loạt cây cầu tại TP.Thủ Đức cùng chung "số phận" như cầu Nam Lý, cầu Ông Nhiêu... cũng phải dừng thi công nhiều năm do vướng mắc lớn nhất vẫn ở khâu giải phóng mặt bằng, điều này dẫn đến việc chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư của thành phố.

Ông Lương Minh Phúc – Giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM nhìn nhận: "Trong bối cảnh chung với một số khó khăn vướng mắc ở công tác giải phóng mặt bằng ở các địa phương thì chúng tôi thấy rằng phải cố gắng nhiều hơn nữa. Và tôi cũng mong địa phương tập trung hơn nữa công tác bồi thường giải phóng mặt bằng bởi vì đây là mục tiêu kép vừa có mặt bằng, vừa có khối lượng xây lắp sau khi nhận được mặt bằng nếu như chậm trễ thì khối lượng giải ngân và tiến độ dự án sẽ bị chậm lại".

Để giải bài toán chậm giải phóng mặt bằng hiện nay, theo PGS.TS Nguyễn Văn Trình - Chuyên gia kinh tế cho rằng cần xem xét đơn giá bồi thường có phù hợp với đơn giá thị trường hay không, và thực hiện cưỡng chế khi cần thiết vì lợi ích chung.

"Nếu việc không chấp hành do đơn giá của chúng ta áp không sát với đơn giá của thị trường thì chúng ta phải xin ý kiến và điều chỉnh. Nếu đã xong hết rồi mà người dân không chịu tiến hành di dời thì chúng ta phải tiến hành cưỡng chế thôi vì cái này là vì lợi ích cộng đồng, không phải vì một vài hộ dân mà làm ảnh hưởng đến việc triển khai thi công".

Đối với các công trình giao thông trọng điểm tại TP.HCM đến nay tỉ lệ giải ngân đạt 36% tổng vốn được giao. Chỉ riêng vốn bồi thường giải phóng mặt bằng, năm nay TP.HCM cần giải ngân trên 27.000 tỉ đồng đối với 153 dự án, và là khối lượng lớn nhất trong lịch sử công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Dù vậy, đến cuối tháng 8.2023, TP.HCM chỉ giải ngân trên 6.300 tỉ đồng.

Với số lượng dự án tăng và nguồn vốn cần giải ngân cao gấp 8 lần so với trước đây, theo ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho rằng, cần kiện toàn năng lực quản lý dự án để có thể đáp ứng được khối lượng lớn công việc tiếp nhận: "Chúng ta thấy rằng dự án tăng rất nhiều, ví dụ ban giao thông năm nay được giao gần 30 nghìn tỷ nhưng trước đây là giải ngân chỉ 3 đến 5 nghìn thôi tức là đã tăng lên từ 8 đến 10 lần thì như vậy cần kiện toàn nhanh năng lực quản lý dự án để chúng ta đáp ứng".

Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, đoạn qua Q.Gò Vấp dự kiến hoàn thành bồi thường trong năm 2023. Ảnh: Thanh niên

Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, đoạn qua Q.Gò Vấp dự kiến hoàn thành bồi thường trong năm 2023. Ảnh: Thanh niên

Trước việc mới đạt hơn 35% kế hoạch vốn đầu tư công, vừa qua chủ tịch UBND TPHCM đã phát động thi đua 60 ngày đêm phấn đấu thực hiện giải ngân vốn đầu tư công để hoàn tất mục tiêu giải ngân 95% vốn được giao. Riêng đối với một số dự án khó khăn với lý do khách quan, cũng quyết tâm không để giải ngân dưới 80%. Và việc này không phải thực hiện theo kiểu phong trào.

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh: “Về mặt chỉ tiêu mà nói phải phấn đấu đạt 95% và một số dự án cụ thể có lý do chính đáng thì cũng quyết tâm không dưới 80%. Các chủ đầu tư có các dự án dự báo giải ngân dưới 80% cần phải tập trung để có giải pháp, vướng về mặt bằng thì gỡ, vướng về thủ tục thì các sở ngành cùng chủ đầu tư, các quận huyện để gỡ. Đối với nội dung xây lắp thì chúng ta còn 1 tháng để chúng ta có thể tiếp tục hoàn thành. Việc này không phải làm phong trào mà sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giao việc để chúng ta làm.”

Bí thư Thành ủy TP.HCM – Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng số vốn đầu tư công giao cho TP.HCM năm 2023 lớn hơn năm trước. Số dự án trên địa bàn thành phố nhiều, trong đó có những dự án có khó khăn vướng mắc kéo dài trong nhiều năm, điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần quyết tâm thực hiện, hoàn thành với mục tiêu cao nhất trong 60 ngày đêm còn lại.

“Thời gian tới, cần quan tâm giải phóng mặt bằng, từng đồng chí phải biết được phải làm gì, ai làm? Thứ hai, cần có nghị quyết kịp thời những chủ trương thủ tục pháp lý trong khoảng thời gian còn lại của năm nay và cho năm tới. Tôi đề nghị các đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm với quyết tâm nổ lực và thử thách chính mình chúng ta phải hoàn thành với điều kiện khả năng cao nhất có thể”, ông Nguyễn Văn Nên cho biết.

Toàn cảnh Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM sau khi hoàn thành. Ảnh: Công lý

Toàn cảnh Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM sau khi hoàn thành. Ảnh: Công lý

Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, trong đó có vấn đề về cơ chế chính sách. Tới đây TP.HCM cần có những cơ chế chính sách để đơn giản hóa thủ tục, quy trình từ đó rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị dự án đầu tư, thanh quyết toán. Còn tại mỗi địa phương, chúng ta cần làm rõ việc trì trệ này trách nhiệm thuộc về ai, cần xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức nào yếu kém, buông lỏng. Có như vậy mới mong 60 ngày còn lại TP.HCM có thể hoàn thành cuộc ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận “Giải ngân vốn đầu tư công: Phân tầng nhiệm vụ cụ thể để gắn trách nhiệm giải quyết”.

Hơn 10 tháng qua, TP.HCM mới chỉ giải ngân được chưa đầy 35% trong tổng số 70 ngàn tỷ của năm nay. Một con số khiêm tốn so với yêu cầu. Nhận thức rõ thách thức này, mới đây, Lãnh đạo UBND thành phố phát động đợt thi đua nước rút giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 95% vốn đầu tư công như mục tiêu đề ra từ đầu năm.

Như vậy, với 2 tháng còn lại của năm nay, mỗi tháng thành phố phải giải ngân ít nhất hơn 20 ngàn tỷ, gấp đôi gấp ba so với các tháng trước đó. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực; đồng thời là “ cửa ải” rất lớn đối với các cấp, các ngành; các cơ quan, đơn vị của toàn thành phố phải nỗ lực vượt qua.

Bấy lâu nay, căn bệnh trầm kha” có tiền không tiêu được” đã nhiều lần được đề cập trên mọi diễn đàn từ trung ương đến địa phương nhưng không sao xoay chuyển được tình thế. Nhiều địa phương, đơn vị, bộ, ngành phải trả lại kinh phí vì không giải ngân được.

Trong khi các công trình, dự án; nhất là đường sá, cầu cống; công trình thoát nước, trường học,bệnh viên phục vụ nhu cầu hàng ngày sát sườn của người dân và doanh nghiệp nơi thì xuống cấp trầm trọng; thì thiếu thốn trăm bề. Một công trình, dự án công cộng vì thế mỗi khi được khánh thành, đưa vào sử dụng sẽ làm vỡ òa trong niềm vui khôn tả của người dân, doanh nghiệp;khai thông thế bế tắc, cách trở mà nhiều nơi phải chịu đựng cả thập kỷ.

TP.HCM nhiều năm qua, có hàng loạt các công trình, dự án trầm ê, đắp chiếu đã rất lâu; thậm chí có cây cầu, con đường cả chục năm, quy hoạch xong rồi để đó, không sao chuyển động được. Người dân thì mong ngóng, bức xúc. Cơ quan quản lý cũng nhận rõ các yếu kém, tồn tạo này; quyết tâm xắn tay vào giải quyết nhưng tiến triển vẫn chậm so với yêu cầu.

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khâu giải phóng mặt bằng bị vướng; năng lực quản lý, điều hành, thi công nhiều nơi bị hạn chế. Việc phân tầng trách nhiệm để giám sát xử lý không rõ ràng, rốt ráo cũng khiến việc giải ngân vốn đầu tư công rơi vào thế bị động, lúng túng

Việc mới đây, lãnh đạo TP.HCM nêu yêu cầu đẩy nhanh nước rút mục tiêu” 60 ngày đêm” giải ngân vốn đầu tư công với những nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương là một chỉ dấu tích cực nhằm thúc đẩy cả hệ thống phải chuyển động. UBND TP cũng ban hành các văn bản yêu cầu các tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm công vụ khi thực thi nhiệm vụ này.

Ai thờ ơ, thiếu tinh thần dám nghĩ, dám làm, đùn đẩy sẽ bị xử lý. Cơ chế bảo vệ người dám nghĩ, dám làm cũng được xây dựng. Đây là những việc làm thiết thực và nên xuyên suốt để bộ máy thực thi công vụ không sợ hãi, né tránh.

Để đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm cũng như những năm tiếp theo, rõ ràng cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố cần định hướng rõ ràng, cụ thể, chi tiết hơn nữa cho từng tập thể và cá nhân. Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy để làm gương.

Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng các quy trình xử lý công việc, công trình, dự án để mọi công chức viên chức bám vào thực hiện cho ra kết quả; không dây dưa, kéo dài. Bên cạnh đó việc kiểm tra, giám sát thực tế công trình cần được làm thường xuyên, liên tục để giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Gắn trách nhiệm người đứng đầu đến cùng ở từng công đoạn, công việc của mỗi dự án, công trình; sẵn sàng chịu trách nhiệm, không đổ thừa, đổ lỗi khi gặp khó khăn, thử thách.

Giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ, đạt yêu cầu sẽ tạo ra các công trình giao thông, công trình dự án mang tính động lực. Đây là nguồn” vốn mồi”, dẫn dắt cho các nguồn vốn khác được khơi thông và triển khai trong thực tế.

Do vậy, ngay lúc này, TP.HCM cũng như các bộ, ngành trung ương và các địa phươn trong cả nước phải xem đây là nhiệm vụ cốt yếu để giải quyết rốt ráo từ nay đến cuối năm và tạo đà cho năm tiếp theo; chấm dứt cảnh ách tắc, trì trệ trong giải ngân vốn đầu tư công đã tồn tại nhiều năm qua.

Trọng Nghĩa - Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'

Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'

Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.

Toa tàu ngược thời gian

Toa tàu ngược thời gian

Ở một toa tàu nhỏ và đặc biệt mang dáng dấp của Hà Nội xưa được tình cờ bắt gặp trên phố, sẽ đưa bộ hành du hành ngược thời gian về những năm tháng đã cũ với nhiều mảnh ký ức quan trọng đối với cuộc đời người dân Thủ đô một thời.

Nguyên nhân và khắc phục mất ATGT trên các tuyến cao tốc TP.HCM đi Nha Trang

Nguyên nhân và khắc phục mất ATGT trên các tuyến cao tốc TP.HCM đi Nha Trang

Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.

Hỗ trợ hồi phục sau bão lũ, chính sách phải thật khẩn trương...

Hỗ trợ hồi phục sau bão lũ, chính sách phải thật khẩn trương...

Mưa bão, ngập lụt đã khiến nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mất trắng. Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau thiên tai?

Vì sao coi giáo viên mầm non là lao động nặng nhọc?

Vì sao coi giáo viên mầm non là lao động nặng nhọc?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xếp giáo viên mầm non là công việc nặng nhọc và có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi.

“Trái tim của thủ đô” vẫn chưa “thân thiện” với du khách

“Trái tim của thủ đô” vẫn chưa “thân thiện” với du khách

Hồ Hoàn Kiếm, không gian văn hóa của gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Thế nhưng thời gian qua, những gian hàng liên tục được dựng lên, những chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức vào các ngày cuối tuần hay các gánh hàng rong chèo kéo du khách đã làm xấu đi hình ảnh “trái tim của thủ đô”…

Tăng diện tích tách thửa lên 50m2: Thêm áp lực cho người mua nhà?

Tăng diện tích tách thửa lên 50m2: Thêm áp lực cho người mua nhà?

Từ 07/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, theo Quyết định số 61/2024 vừa được UBND thành phố Hà Nội đã ban hành. Theo đó, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.