Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Tìm động lực phát triển mới từ sông Sài Gòn: Cần nhưng chưa đủ

Huy Hoàng: Thứ ba 05/03/2024, 06:13 (GMT+7)

TP.HCM đang tập trung nghiên cứu và lập quy hoạch phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn để có thể đánh thức được con rồng xanh đang ngủ yên dưới sông Sài Gòn, từ đó có thêm động lực để phát triển nhanh và bền vững hơn.

PV VOV Giao thông đã có trao đổi với ông PGS. TS Nguyễn Hồng Thục – Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.

 

Không gian đô thị dọc sông Sài Gòn được kỳ vọng sẽ là động lực giúp TP.HCM bứt phá phát triển kinh tế, dịch vụ... Ảnh: Thanh niên

Không gian đô thị dọc sông Sài Gòn được kỳ vọng sẽ là động lực giúp TP.HCM bứt phá phát triển kinh tế, dịch vụ... Ảnh: Thanh niên

PV: Xin chào PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, rất nhiều ý kiến cho rằng sông Sài Gòn là một trong những bản sắc đặc trưng của TP.HCM, nói như vậy đã đủ hay chưa, thưa bà?

PGS. TS Nguyễn Hồng Thục: Sài Gòn vốn là một thành phố sông nước, và tôi nghĩ rằng đến thời điểm này chúng ta có thể trả lại cái bản sắc sông nước cho Sài Gòn. Mà muốn như vậy thì phải bước ra khỏi một cái thành phố đang bị rất nhiều nút thắt như rất đông dân, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không thể nào đáp ứng được.

Tôi cho rằng, TP.HCM có 3 động lực chính đều bắt nguồn từ kinh tế sông biển, và 300 năm qua Sài Gòn luôn luôn sống với huyết mạch kinh tế này, do vậy chúng ta bắt buộc phải kết nối kinh tế sông, biển và những thành phố nước để trở thành động lực phát triển của thành phố.

Thứ hai, chúng ta phải áp dụng mô hình hợp nhất của Châu Á về cảng đô thị và những chân hàng nằm sâu trong nội địa mang tính liên kết vùng giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ …và chúng ta phải trở lại đô thị biển, hợp nhất với cảng biển để mà cùng cộng sinh phát triển nền kinh tế cảng và đô thị.

Thứ ba là phải có một động lực mới để thiết lập các khu đô thị văn minh, thịnh vượng, tích tụ được nhân lực chất lượng cao và cùng với họ sản xuất thêm nhiều chuỗi giá trị gia tăng cao hơn hẳn cho thành phố bằng công nghệ và đổi mới sáng tạo.

PV: Nhiều đô thị lớn, thành phố lớn trên thế giới cũng phát triển xung quanh những con sông lớn. Vậy việc TP.HCM chọn sông Sài Gòn là động lực để phát triển trong thời gian tới có thật sự là đúng đắn hay là bắt chước xu thế?

PGS. TS Nguyễn Hồng Thục: Rõ ràng là chúng ta không thể nào không xem hành lang sông Sài Gòn là một xương sống quan trọng của quá trình phát triển, bởi vì những đô thị bây giờ rất cần sinh thái. Nhưng nếu chúng ta chỉ nhìn hành lang sông Sài Gòn nằm gọn trong địa giới hành chính của TP.HCM thì thua.

Bởi vì vốn sông Sài Gòn nhánh qua TP.HCM nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn là một lưu vực rất lớn, gần như là bậc nhất ở nước mình. Và nếu mà chỉ xoay quanh hành lang sông đấy mà không nghĩ đến không gian kinh tế biển thì tất nhiên là chúng ta không phát triển được.

Hiện giờ, chúng ta đã có công nghệ, có những tư duy chiến lược, học hỏi được rất nhiều trên thế giới mà chúng ta lại tự bó hẹp mình trong cái ranh giới của hành chính ấy thì làm sao chúng ta phát triển được.

Ảnh minh hoạ: Báo Lao động

Ảnh minh hoạ: Báo Lao động

PV: Theo bà, TP.HCM cần phải phát huy những cái lợi thế về sông nước như thế nào để có thể phát triển một cách bền vững cũng như giữ gìn được cái bản sắc của mình?

PGS. TS Nguyễn Hồng Thục: Tôi nghĩ rằng cái căn bản phải thay đổi lại quan điểm về nhận thức của từng người dân, từng nhà khoa học và của lãnh đạo thành phố rằng cái đầu của chúng ta chính là cái cửa ngõ ra biển. Tự nó có thể cùng cộng sinh với những đô thị biển mà đặc biệt biển cánh Tây từ khu vực của cảng HIệp Phước theo sông Xoài Rạp ra đến cửa biển để phát triển một cửa ngõ cho Sài Gòn và vùng Đông Nam Bộ ra mặt tiền biển giống như vịnh biển Lisbon của Bồ Đào Nha.

Bên cạnh đó, ở cánh Đông, chúng ta vẫn dành cho cảng trung chuyển, cho công nghiệp và của kết nối vùng cho Tây Nguyên, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu cùng phát triển. Nếu làm được như vậy, TP.HCM vẫn sẽ giữ được vị trí đầu tàu và là một trung tâm của vùng Đông Nam Á cũng như bán đảo Đông Dương.

PV: Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Sáng 27/4, đèn tín hiệu giao thông trên trục đường Võ Chí Công (Hà Nội) đã được khôi phục đèn đếm ngược, sau một thời gian tạm ngắt theo phương án thí điểm của ngành chức năng Hà Nội để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh trên một số nút giao trên tuyến đường này.

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

TP.HCM: Đảm bảo TT ATGT thế nào dịp nghỉ lễ

Theo nhận định của Ban ATGT TP.HCM, dịp nghỉ lễ năm nay có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là các khu vực cửa ngõ ra vào Thành phố, nhà ga, bến tàu…

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Hà Nội có nhiều công trình không chỉ mang tính lịch sử mà còn là giá trị tinh thần. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, có công trình được phục dựng hoàn toàn, một phần, có công trình được giữ gần như nguyên trạng, nhưng mỗi lần thay đổi diện mạo, thường đem đến những cảm xúc trái ngược với người dân Thủ đô...

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, từ Sài Gòn ra Nha Trang còn 4-5 tiếng

Tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo nối thông cao tốc từ TP.HCM đến Nha Trang, giúp giảm một nửa thời gian so với đi Quốc lộ 1, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc Bắc – Nam, tạo sức bật quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Những mái hiên đợi

Những mái hiên đợi

Hình ảnh những mái hiên che vỉa hè thường gợi nhớ đến những cảm xúc của sự đợi chờ. Ở nơi phố phường tấp nập như Hà Nội, guồng quay cuộc sống diễn ra thật nhanh, đến ngay cả sự đợi chờ của bộ hành dưới mái hiên phố dường như cũng bị cuốn nhanh theo nhịp sống đó.

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Ngày thứ 2 kỳ nghỉ Lễ: 71 vụ tai nạn làm 20 người chết

Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5, toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn, làm 20 người chết và bị thương 68 người.

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?