Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Tiệm mì 1.000 đồng ,nơi yêu thương lan tỏa

Nhật Minh: Thứ hai 02/12/2024, 22:20 (GMT+7)

Nếu chỉ có 1.000 đồng, chúng ta sẽ mua được gì? Với nhiều người, đây có thể là số tiền nhỏ, thế nhưng, tại phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An, với 1.000 đồng, bà con khó khăn có thể ghé một cửa tiệm tự phục vụ, thưởng thức tô mì với đầy đủ dinh dưỡng để tiếp tục hành trình mưu sinh.

Đây là tiệm mì do các chị Phan Thùy An, chị Lê Thị Thanh Thúy và Lê Thị Thanh Tuyền khởi xướng.

 

Tiệm mì gói 1.000 đồng phục vụ cho những bà con khó khăn (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Tiệm mì gói 1.000 đồng phục vụ cho những bà con khó khăn (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Ý tưởng làm tiệm mì gói 1.000 đồng này xuất phát từ đâu vậy chị An?

Trước đây, tụi mình mỗi tháng cũng có phát cơm cho bà con. Nói chung là tình hình kinh tế khó khăn, không có điều kiện để nấu cơm nữa thì tụi mình mới nghĩ là thôi bây giờ mình làm cái gì nó gọn gàng, nhẹ nhàng thì mình nghĩ là mì gói thì có thể duy trì được lâu.

Cho nên là mấy chị em mới hùn hạp lại với nhau, tụi mình chỉ để một cái kệ nho nhỏ thôi ở trước nhà rồi mua mì gói, mua rau những thứ có thể ăn chung với mì, trứng, xúc xích. Mua tô nhựa để sẵn, một bình nấu nước nhanh.

Mình nghĩ là nhiều khi sẽ có một vài người, người ta đến ăn không người ta cũng ngại cho nên mình mới để tiệm mì gói 1.000 đồng, coi như ai tới đây, mình sẽ để một cái thùng nhỏ nhỏ, mình có ghi là để 1.000 đồng để các cô chú hay là bà con, anh chị em khi đến đây ăn có thể bỏ vào đó. Thậm chí không bỏ cũng không sao.

Tiệm của mình hoạt động như thế nào vậy chị?

Mình có một quầy trà sữa, sáng tụi mình bán là tụi mình dọn luôn quầy mì gói ra. Tối 9 giờ tụi mình đóng thì tụi mình gom vô. Lúc nào tụi mình cũng có người túc trực để mình châm nước sôi hay lấy rau, lấy chanh này kia cho bà con nên khi nào tụi mình mở bán thì mở cái quầy đó ra cho bà con.

Khi những hình ảnh về tiệm mì của mình được các bạn trẻ chia sẻ nhiều trên mạng xã hội thì em thấy có nhiều người ngỏ ý chung tay với các chị. Nhưng mà chị An và các chị ở tiệm chỉ nhận mì, trứng, xúc xích,… mà không nhận tiền của mạnh thường quân. Tại sao mình không nhận tiền để dễ cất giữ hơn hay là cần thêm mì thì mình mua thêm cho dễ vậy chị?

Tại vì ngay ban đầu, ý định của tụi mình làm ra đâu phải lấy tiền đó để xoay. Tụi mình chỉ lấy tượng trưng 1.000 đồng để cho tâm lý của những người vô ăn người ta không thấy ngại. Còn tiền thì mình xin không quyên góp vì mì gói thì lâu dài tụi mình có thể tự góp với nhau được.

Hiện tại  mình thấy cũng có rất là nhiều bạn nói thích mô hình này và nói là cho góp mì gói thì tụi mình nhận mì gói. Khi nào cảm thấy nhiều quá thì bắt đầu mình sẽ phát miễn phí, chia thành phần, mỗi bịch 10-15 gói gì đó mình phát cho cô chú.

Chị Thùy An kiểm tra các loại mì trên kệ (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Chị Thùy An kiểm tra các loại mì trên kệ (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Ví dụ như những mạnh thường quân ở xa muốn chung tay với mình thì chị An nghĩ sao?

Nếu những mạnh thường quân nào ở xa khu vực của mình mà có điều kiện làm được như mình thì các anh chị cũng nên làm ở những khu vực đó để cho những người ở gần gần khu vực cũng sẽ được nhận những phần như vậy, để cho mô hình này trở nên thông dụng giúp nhiều người không có điều kiện, lỡ đường người ta không có được 20-30 ngàn ăn cơm thì có gói mì cũng được, cũng đỡ đói.

Còn với bà con, những vị khách của mình thì sao? Em nghĩ là họ sẽ bất ngờ với việc bán mì gói 1.000 đồng, đúng không chị?

Có nhiều người ngại, mình cũng hướng dẫn cô chú cứ vô đây. Con để sẵn tô, cô chú cứ lấy tô, lựa mì chế ăn. Mình giao tiếp với người ta tự nhiên người ta cũng đỡ ngại.

Ăn xong người ta nói: “Thiệt là 1.000 đồng/gói không con?”.“Dạ thiệt, không có tiền cũng không sao”. Cũng có người ăn xong mấy lần sau đi bán lanh quanh đây cũng ghé vô ăn lại. Nhiều khi người ta nói cho cô xách mang về, em vẫn cho.

Dự định của chị An cũng như các chị trong nhóm với tiệm mì này như thế nào?

Phần đóng góp của các bạn là mình thấy hễ nhiều là mình phát miễn phí chứ mình không có trữ lại nha. Mì gói chỉ là bữa ăn phụ trong ngày thôi, mình làm cứ suy nghĩ là giúp cho người ta một bữa ăn là được rồi. Việc duy trì quán 1.000 đồng là lúc nào cũng cố gắng duy trì hoài.

Cảm ơn chị An với những chia sẻ vừa rồi.

Tiệm luôn chuẩn bị trứng, rau, nước sôi phục vụ khách. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Tiệm luôn chuẩn bị trứng, rau, nước sôi phục vụ khách. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Gọi là tiệm mì 1.000 đồng nhưng nơi đây không chỉ có một sự lựa chọn. Khoảng 2 tuần nay, cứ mỗi sáng, khi mở cửa tiệm trà sữa là chị Phan Thùy An và chị Lê Thị Thanh Tuyền tỉ mỉ kiểm tra và xếp lên chiếc kệ trong khuôn viên của quán  từng gói mì chay, mì mặn, cháo gói đến từng vỉ trứng, bịch xúc xích, rau sống, nước tương, tương ớt,v.v…

Các chị cho biết, ban đầu, kệ chỉ có 1 vài loại mì và một số loại rau, trứng ăn kèm, thế nhưng, sau khi các chị chụp hình chia sẻ lên mạng xã hội thì rất đông mạnh thường quân chung tay ủng hộ. Kệ mì cứ vậy đầy thêm, đong đầy tình cảm của mọi người. 

"Mình mới chia sẻ thông tin đó lên facebook, nhiều bạn biết, các bạn đó cũng đến đây xin quyên góp mì gói thêm cho cho bà con. Từ hôm bữa đến giờ khi mà chia sẻ thông tin có mười mấy bạn đến đây. Mỗi người đến đây quyên góp cho mình khoảng 1 thùng mì hoặc là trứng. Có người thì đem đến 2-3 bịch xúc xích. Hôm nay, tụi mình gom được khoảng mười mấy thùng. Thấy số lượng mì cũng khá nhiều nên tụi mình chia ra, cứ một phần là 5 gói. Sáng nay mình chia được hơn 60 phần, phát hết cho bà con rồi", chị An cho biết.

Do tiệm mì 1.000 đồng gần chợ phường 2, thành phố Tân An nên khách hàng của tiệm hầu hết là những cô chú bán vé số hoặc những bà con tiểu thương ở xa đến chợ buôn bán. Cứ khoảng 9 giờ hoặc 17 giờ là tiệm lại đón những vị khách đến với mình. Dù là mô hình thiện nguyện nhưng chị An và  chị Tuyền đều phục vụ nhiệt tình nhất có thể để bà con được tự nhiên. Vừa bán trà sữa, lâu lâu, các chị lại chạy sang thăm chừng để thêm nước sôi, chanh, rau sống, trứng, ….để bà con  ăn mì được ngon miệng.

Chị An kể tiếp: "Ban đầu cũng có thấy một vài bạn ở những khu vực khác làm ở những tỉnh khác làm, các bạn cũng có chia sẻ trên mạng thì mình cũng thấy ý đó rất là hay, mình nghĩ là tụi mình có thể duy trì được lâu dài. Mọi người xung quanh cũng tò mò nói "ủa sao mì gói 1.000 đồng có lời không?" Mình nói "dạ không, cái này đâu phải kinh doanh để có lời". Làm thì hàng xóm, láng giềng xung quanh người ta cũng thích. Có người đem tới đây 1 thùng mì, 1 chai tương ớt, chai nước tương hùn vô để ngay cái quầy để cho mọi người tới ăn".

Kệ mì luôn được bổ sung để kịp thời phục vụ. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Kệ mì luôn được bổ sung để kịp thời phục vụ. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Nói về kinh phí duy trì quán, chị An tâm sự quán không kêu gọi bất kỳ hình thức quyên góp nào trên mạng nhưng nhiều người vì cảm nhận được ý nghĩa nhân văn trong mô hình đã liên hệ hỗ trợ trực tiếp.

"Mình vô tình biết được mô hình này qua một bài đăng trên facebook. Mình thấy cách làm này của chị Tuyền với chị An rất ý nghĩa và nhân văn. Chiếc quầy nhỏ, đơn giản. Có thể thấy không cần phải giàu có mà chỉ cần bản thân chúng ta muốn thì đều có thể làm được".

"Mong muốn của em với lại chị em đóng góp muốn duy trì 1.000 đồng này lâu dài hơn để giúp đỡ mọi người khó khăn".

Sát cánh với chị An, chị Lê Thị Thanh Tuyền cùng chị gái của mình đặt tâm huyết vào tiệm mì 1.000 đồng. Dù sẽ có thêm việc phải làm ngoài công việc chính là tiệm trà sữa nhưng với chị Tuyền được giúp ích cho cộng đồng là điều hạnh phúc.

Chị Lê Thị Thanh Tuyền cho biết: "Ba chị em có ý định làm thì em mở ra muốn giúp cho bà con bữa ăn trưa nào hay cử đó. Tại vì bây giờ bà con buôn bán khó khăn lắm".

“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Với một số người, 1.000 đồng hay 1gói mì có thể không lớn nhưng khi đói lòng, có lẽ đó chính là món ăn ngon nhất, làm ấm lòng những bà con khó khăn, những vị khách lỡ đường. Cứ như vậy, tiệm mì 1.000 đồng nơi thành phố Tân An, tỉnh Long An lặng lẽ góp nhặt những yêu thương và gửi sự yêu thương ấy đến với những hoàn cảnh khó khăn, còn nhiều thiếu thốn.

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bữa cơm trường THCS Lương Định Của: Mong lãnh đạo ngành giáo dục đừng thờ ơ

Bữa cơm trường THCS Lương Định Của: Mong lãnh đạo ngành giáo dục đừng thờ ơ

Tròn một tháng sau khi VOV Giao thông đăng tải loạt bài phản ánh về chất lượng bữa ăn bán trú bất ổn và trường học mơ hồ về sự nhân văn và pháp luật tại ngôi trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức. Đến nay, phụ huynh vẫn mong mỏi cần có sự thay đổi thực chất từ ngôi trường này.

Luật sư và đại diện CSGT nói gì về hành vi bỏ xe, không nộp phạt

Luật sư và đại diện CSGT nói gì về hành vi bỏ xe, không nộp phạt

Từ thực tế không ít người vi phạm bỏ lại phương tiện vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp, Bộ Công an cho biết, theo quy định, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định.

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức

Rủi ro khi cho người khác chụp ảnh căn cước

Rủi ro khi cho người khác chụp ảnh căn cước

Mỗi khi đến nhận phòng khách sạn, hoặc các cơ sở lưu trú nói chung, chúng ta đều được yêu cầu chụp lại căn cước. Không đồng ý với việc này, chúng ta sẽ bị coi là khó tính, gây khó dễ cho nhân viên lễ tân. Nhưng đồng ý với việc này, chúng ta sẽ đối mặt với không ít rủi ro. 

TP.HCM: Những ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168

TP.HCM: Những ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168

Kể từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực.

Bác bỏ thông tin 'Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông'

Bác bỏ thông tin "Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông"

Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.

Kiểm định khí thải xe máy: Cần lộ trình xã hội hóa và tránh phiền gây phiền hà

Kiểm định khí thải xe máy: Cần lộ trình xã hội hóa và tránh phiền gây phiền hà

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành thông tư 47, quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.