Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn, cần lưu ý gì?

Hải Hà: Thứ tư 22/11/2023, 06:08 (GMT+7)

Hiện có khoảng hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã, đang và sẽ thực hiện lộ trình kinh tế tuần hoàn. Sáng kiến này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các doanh nghiệp, tổ chức.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm đổi mới mô hình tăng trưởng, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần giúp Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện lộ trình kinh tế tuần hoàn, cần phải lưu ý gì?

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS. Rene Van Berkel, Tổ chức Switch - Asia- Chuyên gia cao cấp về kinh tế tuần hoàn và hiệu quả năng lượng của Chương trình EU SWITCH ASIA, hợp phần Hỗ trợ Chính sách về Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và Trung Đông.

PV: Thưa ông, các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình như thế nào khi tham gia kinh tế tuần hoàn?

TS. Rene Van Berkel: Về trách nhiệm xã hội, tôi nghĩ doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với hàng hóa và sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải biết trong sản phẩm có bao nhiêu nguyên vật liệu mình, tiêu dùng năng lượng như thế nào…

Khi doanh nghiệp tạo ra sản phẩm phải có trách nhiệm. Trước đây, chúng ta cũng nói nhiều về trách nhiệm xã hội nhưng nói ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong bối cảnh chúng ta đang có 3 cuộc khủng hoảng như hiện nay và đặc biệt liên quan đến biến đổi khí hậu, thì rõ ràng việc đi theo hướng kinh tế tuần hoàn vừa là cách để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình, vừa làm tốt cho cho bản thân mình và vừa làm tốt cho xã hội.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về sản xuất với những sản phẩm như thế nào, sản phẩm ra làm sao và chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trên thị trường như thế nào.

TS Rene Van Berkel -Chuyên gia cao cấp về kinh tế tuần hoàn và hiệu quả năng lượng của Chương trình EU SWITCH ASIA

TS Rene Van Berkel -Chuyên gia cao cấp về kinh tế tuần hoàn và hiệu quả năng lượng của Chương trình EU SWITCH ASIA

PV: Một vài doanh nghiệp Việt Nam phản ánh họ gặp khó khi thực hiện chuyển đổi kinh tế tuần hoàn, mà nguyên nhân chủ yếu là những vướng mắc về mặt về vốn. Vậy thì theo quan điểm của ông, vốn có phải là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kinh tế tuần hoàn?

TS. Rene Van Berkel: Phần lớn tất cả các doanh nghiệp đều nói rằng họ có trở ngại về nguồn vốn, tôi cho rằng, đấy cũng là điều hết sức hợp lý, bởi người ta không có tiền để thực hiện các giải pháp.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, đa phần doanh nghiệp chưa có giải pháp đúng và chưa biết họ thực sự đang muốn làm gì. Bởi vì, một khi họ biết mình cần phải làm gì, muốn làm gì thì họ sẽ tìm ra được cách để mà họ có tiền.

Ví dụ như thu gom, tái chế chẳng hạn, nếu họ nhìn thấy những cơ hội như thế thì họ sẽ tìm cách có nguồn tài chính để thực hiện những mong muốn của mình. Doanh nghiệp thực sự phải biết mình mong muốn gì và nhìn ra cơ hội cho hoạt động và phát triển của mình hơn là nghĩ mình cần có tiền để làm gì đó.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ


PV: Vậy, theo ông, để thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ đâu?

TS. Rene Van Berkel: Tôi cho rằng, ý tưởng về kinh tế tuần hoàn sẽ bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh là sử dụng hợp lý tài nguyên các nguyên, nhiên, vật liệu hay các hoạt động tái sử dụng, cũng như các hoạt động về thúc đẩy kinh tế hoàn.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi nghĩ có lẽ bước đầu tiên nên bắt đầu từ việc sử dụng năng lượng, sử dụng nước, nguyên vật liệu hiệu quả. Nếu như doanh nghiệp đi theo hướng như thế, bản thân họ sẽ nhìn thấy những lợi ích kinh tế thực sự chứ không phải chỉ là những cái mà họ kỳ vọng. Ví dụ như khi họ giảm sử dụng các nguồn năng lượng hoặc sử dụng cách hiệu quả hơn thì rõ ràng nó đã tạo ra những lợi ích bằng tiền.

Với cách thay đổi tư duy như thế và với những thông tin, cách thức mà họ được trang bị như vậy thì tôi nghĩ, họ cũng có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến kinh tế tuần hoàn. Mặc dù, cũng hiểu rằng là, cũng có doanh nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm như thế nào để sử dụng tốt hiệu quả năng lượng hay chiếu sáng như nào là hợp lý, thì chúng ta phải cung cấp cho họ những thông tin như thế, phải hướng dẫn họ và phải đào tạo

Bên cạnh đó, mục tiêu của kinh tế tuần hoàn, khát vọng của chúng ta về kinh tế tuần hoàn rất rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta cứ đi từng bước, từng bước một và nó cũng là cơ hội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực khác nhau thực hiện kinh tế tuần hoàn cũng hết sức khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp việc sử dụng các sản phẩm đầu vào hữu cơ cũng liên quan đến tuần hoàn, chứ không chỉ có những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Chúng ta cũng nói nhiều đến việc tái chế, nhưng tái chế chỉ là một phần rất nhỏ của kinh tế tuần hoàn thôi, chúng ta cần phải hiểu nó rộng rãi ở nhiều các góc độ từ thiết kế sản phẩm, từ cách mà chúng ta sản xuất ra sản phẩm và tái chế thì chỉ là những khâu cuối cùng.

PV: Ông có khuyến nghị gì cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050?

TS. Rene Van Berkel: Tôi có một vài những khuyến nghị như thế này.

Trước hết, theo tôi nên phải giảm thiểu chất thải. Nếu mà tạo ra chất thải thì chúng ta phải giải quyết vấn đề đó nhưng làm sao mà càng ít tạo ra chất thải, thì có nghĩa là  tối ưu hóa trong hệ thống.

Thứ hai, Nhà nước nên tạo ra một thị trường cho các sản phẩm tái chế hay các nguyên liệu thứ cấp.  Điều này nó sẽ tạo nên động lực thị trường và để tạo ra sân chơi cho các sản phẩm như này.

Vấn đề thứ ba, Nhà nước phải làm sao phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, từ đó, sẽ thúc đẩy được tinh thần doanh nhân. Sự sáng tạo đấy sẽ đi theo đúng hướng kinh tế tuần hoàn và sẽ tạo ra nhiều những cơ hội.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Ngốn” hơn 160 tỷ đồng, đường Nguyễn Văn Quá vẫn… thành sông

“Ngốn” hơn 160 tỷ đồng, đường Nguyễn Văn Quá vẫn… thành sông

Được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cao độ mặt đường, thay cống hộp mới nhưng nhiều năm nay, tuyến đường Nguyễn Văn Quá (thuộc quận 12, TP.HCM) vẫn ngập nặng mỗi khi trời mưa, khiến người dân hết sức khổ sở, sinh hoạt bị đảo lộn...

Sáp nhập 2 Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Sáp nhập 2 Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 01/11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm Hội đồng quản trị có 5 thành viên do ông Đỗ Văn Hoan làm Chủ tịch HĐQT; Ban điều hành có 5 thành viên do ông Đào Anh Tuấn làm Tổng Giám đốc.

Báo động tình trạng nạo phá thai và nguy cơ đe dọa chất lượng dân số

Báo động tình trạng nạo phá thai và nguy cơ đe dọa chất lượng dân số

Với khoảng 300.000 ca phá thai mỗi năm, Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ phá thai vị thành niên cao nhất thế giới, theo thống kê của Quỹ Dân số liên hợp quốc cách đây chưa lâu. 30% số này là phụ nữ từ 15 - 19 tuổi, với 70% là học sinh, sinh viên.

TP Thủ Đức khẩn trương giải ngân bồi thường tái định cư Dự án Vành đai 2

TP Thủ Đức khẩn trương giải ngân bồi thường tái định cư Dự án Vành đai 2

Ngay sau khi Luật Đất Đai có hiệu lực, chính quyền TP.HCM nói chung, TP.Thủ Đức nói riêng đã có rất nhiều nỗ lực để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm sớm khởi công trở lại dự án đường Vành Đai 2.

Nhà xã hội cho thuê

Nhà xã hội cho thuê

Sự đột ngột tăng giá nhà chung cư tại Hà Nội và TP.HCM trong thời gian qua khiến không ít người bày tỏ sự lo lắng về tương lai của những thế hệ không thể mua được nhà ở.

Cần làm gì để chống gian lận thương mại và hàng giả trên mạng?

Cần làm gì để chống gian lận thương mại và hàng giả trên mạng?

Trong 10 tháng năm 2024, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra, xử lý hơn 3.410 vụ vi phạm về hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, với số tiền xử phạt trên 37,388 tỷ đồng.

Kho phế liệu xen cài trong khu dân cư và nguy cơ cháy nổ

Kho phế liệu xen cài trong khu dân cư và nguy cơ cháy nổ

Đa số các khu nhà xưởng, bãi tập kết, thu mua phế liệu đều chứa nhiều vật liệu dễ gây cháy nổ, khi xảy ra hỏa hoạn, nguy cơ cháy lan rất cao. Trong khi nguy cơ mất an toàn luôn hiện hữu, thì nhiều hộ buôn bán phế liệu lại khá chủ quan với công tác phòng cháy chữa cháy.