Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

“Thư viện mùa xuân”: Mang niềm vui, tri thức tới các buôn làng

Thục Anh: Thứ tư 18/09/2024, 14:18 (GMT+7)

Với suy nghĩ “sách phải được mang đến nơi cần sách”, trong nhiều năm qua, anh Phạm Thanh Tuấn- người sáng lập dự án “Thư viện mùa xuân” đã âm thầm đi xin sách để hiện thực giấc mơ “phủ sóng” thư viện đến tận các buôn làng.

Thư viện mùa xuân là một dự án cộng đồng nhằm lan toả văn hoá đọc, đưa sách tới các buôn làng tại Tây Nguyên để phục vụ các em nhỏ đồng bào thiểu số. Được triển khai từ tháng 6/2022, đến nay, hành trình của chuyến xe “Thư viện mùa xuân” đã đến với các em nhỏ ở 68 điểm trường ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.

Đây đều là những trường học ở vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Những ngôi trường chỉ có từ 3-5 lớp học với sĩ số dưới 100 học sinh, mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần đều vô cùng khó khăn… 

Nhiều năm qua, anh Phạm Thanh Tuấn - người sáng lập dự án “Thư viện mùa xuân” đã âm thầm đi xin sách để hiện thực giấc mơ “phủ sóng” thư viện đến tận các buôn làng

Nhiều năm qua, anh Phạm Thanh Tuấn - người sáng lập dự án “Thư viện mùa xuân” đã âm thầm đi xin sách để hiện thực giấc mơ “phủ sóng” thư viện đến tận các buôn làng

Từ tháng 3/2021, anh Phạm Thanh Tuấn cùng các cộng sự của mình đã bắt tay vào làm dự án “Thư viện về buôn”, gom góp sách từ thành phố mang về tặng các điểm trường tại các buôn bản vùng sâu khó khăn ở tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, đường đi vào các điểm trường vùng sâu rất xấu: mùa khô thì bụi mù mịt, mùa mưa thì sình lầy ngang bánh xe, rất khó để di chuyển.

Suy nghĩ đầu tiên của anh Tuấn đó là: Giá mà có một chiếc xe chở sách có thể vượt đường lầy để mang sách và quà bánh vào cho các con thì hay biết mấy!?

Với trăn trở đó, tới tháng 6/2022, chiếc xe tải màu vàng, với tên gọi “Thư Viện Mùa Xuân” và biểu tượng cầu vồng rực rỡ chính thức lăn bánh đến điểm đầu tiên: trường tiểu học Ea Sol, Ea Hleo, Đăk Lăk với 100% học sinh đồng bào thiểu số dân tộc Ê-Đê và Ja-rai…

Với hơn 2.000 đầu sách, “Thư viện mùa xuân” không chỉ đơn giản mang sách đến các điểm trường tặng sách, tổ chức đọc sách thuần túy mà còn có các hoạt động trải nghiệm xoay quanh, từ đó giúp các em học sinh hào hứng hơn với việc đọc sách.

Mỗi điểm trường mà chuyến xe đi qua, nhóm phối hợp cùng nhà trường, thầy cô giáo để tổ chức các hoạt động thông qua việc tương tác với sách; triển khai đọc sách theo những vòng tròn dưới tán cây ở sân trường, có người hướng dẫn, tổ chức trò chơi, đặt các câu hỏi cho học sinh xoay quanh cuốn sách; cho học sinh viết hoặc vẽ lại những cảm nhận về cuốn sách vừa đọc.

Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động trải nghiệm vừa học vừa chơi như: tô màu, xếp lego, nặn tò he, nặn bóng...

Ngoài ra, mỗi chuyến xe của “Thư viện mùa xuân” đi qua sẽ tặng lại cho các điểm trường một tủ sách nhỏ, mang tên “Tủ sách cầu vồng”. Anh Tuấn cho biết: “Mỗi một phòng học, chúng mình sẽ gắn lên những tủ sách, một giá sách như vậy thường chứa từ 100-150 đầu sách, đa phần là truyện, sách kỹ năng sống, truyện tranh,…Đến nay, hơn 12.000 đầu sách đã đến được tay các em nhỏ. Vì là giá sách ở lớp học nên cô trò cũng là người quản thư luôn,  khi cần làm mới sách chỉ cần luân chuyển từ lớp học này đến lớp học khác. Cứ như vậy, mỗi điểm trường sẽ có từ 300-500 đầu sách, giống như một thư viện thu nhỏ”

Thư viện là điểm đến lý tưởng của các em học sinh nghèo

Thư viện là điểm đến lý tưởng của các em học sinh nghèo

Và để các em nhỏ có thể tiếp cận được với sách nhiều hơn, anh Tuấn chủ động ưu tiên những cuốn sách tranh sinh động, ít chữ, bởi, với nhiều trẻ em là người dân tộc, việc đọc sách tiếng Việt vẫn còn là một rào cản.

Cứ như vậy, đều đặn trong 3 năm qua, ít nhất mỗi tháng một lần, chuyến xe chở đầy sách và quà, đồ chơi đã lăn bánh chưa nghỉ một ngày nào tới các điểm trường vùng sâu khó khăn tại Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông (ở Tây Nguyên) để phục vụ các em nhỏ đồng bào thiểu số từ 3-10 tuổi. Từ những chuyến xe chỉ dừng lại ở 2 tiếng đồng hồ, sau 3 năm, chuyến xe “Thư viện mùa xuân” đã kéo dài tới 2 ngày, giúp các em nhỏ có thêm nhiều thời gian vui chơi, khám phá…

Chuyến xe “Thư viện mùa xuân” đến với các em nhỏ với đặc trưng là chiếc xe tải màu vàng, bên trong là hàng nghìn cuốn sách, đồ chơi, đồ dùng học tập. Chuyến xe mang đến tri thức, niềm vui, sự sáng tạo cho các em nhỏ, hơn hết là sự gắn kết của cộng đồng: Từ các em nhỏ, tới những thầy cô, phụ huynh, những thành viên của dự án. Và những người ở thành phố sẽ về với vùng sâu, để sẻ chia, để san sẻ yêu thương.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh, một trong những cộng sự, người góp sách cho “Thư viện mùa xuân” cho biết: “Sách nó gíup cho bản thân mình giải quyết được những vấn đề của mình, nên mình nghĩ nếu đọc sách mà đọc sớm thì sẽ giúp cho các bạn nhỏ tự khám phá, tự hiểu được bản thân mình. Nếu mà hiểu bản thân mình thì mình làm gì cũng dễ. Trong kế hoạch của mình thì tháng nào mình cũng trích ra một phần kinh phí để góp sách cho các em nhỏ”

Trong hành trình kéo dài 5 năm của dự án, anh Tuấn mong muốn có thể đem đến niềm vui cho nhiều em nhỏ trên khắp cả nước thông qua các hoạt động của “Thư viện mùa xuân” cũng như giai đoạn 2 của dự án, với tên gọi “Trường học cầu vồng”: “Sau một thời gian có chút kinh nghiệm và trải nghiệm với những điểm trường ở vùng sâu Tây Nguyên, chúng mình sẽ đóng gói lại 7 màu cầu vồng, tương ứng với 7 bộ kit, ví dụ như đọc sách viết cảm nhận. Chúng mình sẽ đóng lại trong 1 hộp màu xanh dương gồm 100 đầu sách đã được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các NXB, quá trình thử nghiệm rất nhiều. Chúng mình cũng đã lựa ra những đầu sách phù hợp nhất, phần tranh nhiều hơn phần chữ và tăng khả năng sáng tạo của trẻ, kèm theo phiếu viết cảm nhận. Tương tự các hoạt động trải nghiệm khác, đóng trong 7 hộp nhựa xinh xắn. Với bất kỳ nhóm thiện nguyện nào hay điểm trường vùng sâu, các bạn chỉ việc mở bộ kit đó ra chơi với trẻ. Lúc này, thư viện mùa xuân sẽ hiện diện ở khắp nơi”

Trong tương lai, những thư viện lưu động sẽ tiếp tục lăn bánh đến những vùng sâu, vùng xa ở Tây Nguyên và những thư viện cố định cũng sẽ được mở ra để thu hút thêm nhiều bạn nhỏ tới đọc sách.

Thư viện có đa dạng nhiều đầu sách 

Thư viện có đa dạng nhiều đầu sách 

Tháng 4 vừa qua, thư viện “neo” đầu tiên của dự án đã được mở ra tại Buôn Ky, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Không chỉ là nơi các em nhỏ có thể đến đọc sách một cách thoải mái, nơi này còn cung cấp dụng cụ học tập cho các em miễn phí thông qua việc đọc sách viết cảm nhận: “Chính việc công bằng trong cách tiếp cận như vậy, điểm “Thư viện mùa xuân” thử nghiệm đã trở thành 1 điểm neo, 1 điểm neo về giáo dục, 1 điểm neo của hoạt động thiện nguyện đến các buôn vùng sâu. Và chúng mình hy vọng có thể kết nối được với những con người tâm huyết ở các vùng miền khác”

Với những cách thức triển khai khác nhau nhưng mọi hoạt động đều chung mục tiêu đưa sách đến nơi cần sách. Hành trình yêu thương của những cuốn sách đến tận thôn, buôn vùng sâu, vùng xa của anh Tuấn đã giúp khơi dậy niềm yêu sách, góp phần lan tỏa văn hóa đọc, lan tỏa tri thức trong cộng đồng. 

---

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thục Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Phân loại rác để đổ ở đâu?

Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.