Ngày đầu nghỉ Tết Ất Tỵ: 58 người thương vong do TNGT
Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, cả nước ghi nhận 58 người thương vong, trong đó có 27 người tử vong và 31 người bị thương.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Rất nhiều nội dung cần chuẩn bị để có thể áp dụng được quy định theo mốc thời gian trên, trong đó có việc chuẩn hóa các thiết bị an toàn trên xe
Chị Trang Anh, Hà Nội mua và sử dụng ghế an toàn trên ô tô cho con từ khi vài tháng tuổi. Hiện tại, khi bé 5 tuổi sắp phải đổi sang một chiếc ghế trên ô tô khác phù hợp với chiều cao, cân nặng, chị băn khoăn khi trên thị trường có quá nhiều loại ghế an toàn mà Việt Nam chưa có quy định, quy chuẩn cụ thể về ghế an toàn:
"Việt Nam cần phải có những quy định về chất lượng an toàn của các loại ghế và độ tuổi sử dụng vì nếu như không đảm bảo về chất lượng, rất dễ gây nguy hiểm cho các con có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì các con còn rất nhỏ, hệ cơ xương khớp rất yếu".
Không chỉ khó khăn trong việc tìm kiếm thiết bị an toàn cho trẻ em mà việc lắp đặt trên xe ô tô cũng là một vấn đề, bởi không phải xe nào cũng có sẵn phụ kiện lắp đặt. Anh Phan Văn Thụ, nhân viên kỹ thuật của một xưởng sửa chữa ô tô cho biết:
"Một số xe châu Âu có lắp đặt sẵn thiết bị để có thể lắp đặt được thêm. Ví dụ như ghế cho trẻ sơ sinh thì ở ghế sau có móc treo, móc néo để cố định ghế ở trên xe. Còn ở xe Nhật, xe Hàn chưa chắc có chức năng đấy. Đối với những xe chưa có để lắp đặt thêm tương đối khó vì liên quan đến kết nối, thì không khác gì chế, độ. Còn theo tiêu chuẩn từ các nước thì chắc chắn theo tiêu chuẩn từ hãng".
Trước những băn khoăn của một số phụ huynh về quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô, bà Hoàng Na Hương, Phó Chủ tịch Quỹ phòng chống thương vong châu Á cho biết, các nước phát triển đều có quy định về thắt dây an toàn và sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em. Theo bà Na Hương, quy định về độ tuổi và chiều cao của trẻ em bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trên ô tô từ 1/1/2026 của Việt Nam là phù hợp và tiệm cận với các quốc gia khác:
"Ở Hàn Quốc người ta quy định sử dụng thiết bị an toàn đối với trẻ dưới 6 tuổi, ở Hồng Kong quy định dưới 3 tuổi, Nhật ở dưới 6 tuổi. Ở Châu Âu, Úc cũng quy định đồng hành về chiều cao và độ tuổi, điều này rất hợp lý vì trẻ phát triển ở những độ tuổi khác nhau và có chiều cao khác nhau".
Theo ông Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô là quy định tiên tiến, tiệm cận với quy định của các quốc gia phát triển và có vai trò quan trọng trong bảo vệ trẻ em khỏi những chấn thương. Tuy nhiên, để có thể triển khai thực hiện, trước mắt phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn:
"Việt Nam phải ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết bị an toàn đối với trẻ em và tiêu chuẩn ban hành đối với các ô tô xuất xưởng. Bởi vì thiết bị an toàn thường kèm theo các đầu chờ, trên thế giới các phương tiện bao gồm các đầu chờ ISOFIX để khi đặt thiết bị an toàn lên là có thể kết nối theo tiêu chuẩn chung, rất nhanh chóng và tiện lợi".
Chia sẻ tại hội thảo mới đây, Đại diện ban soạn thảo Quy chuẩn quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em cho biết, đơn vị đã xây dựng bản dự thảo quy chuẩn thiết bị an toàn lần 1 và Bộ Giao thông vận tải đã gửi đi xin ý kiến các cơ quan, đơn vị. Quy chuẩn này được xây dựng dựa trên 2 tiêu chuẩn chất lượng về thiết bị an toàn của châu Âu.
Theo ông Đào Việt Hùng, Giám đốc bán hàng công ty SNB, chuyên phân phối các sản phẩm thiết bị an toàn cho trẻ em, hiện nay các ghế ô tô dành cho trẻ em trên thị trường hầu hết theo tiêu chuẩn ECE R44 và ECR 129 phân theo chiều cao hoặc cân nặng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ em trên ô tô, có thể sử dụng thiết bị ISOFIX hoặc dây đai an toàn:
"ISOFIX là một hệ thống tăng cường để gắn ghế ngồi ô tô vào ghế xe hơi, đối với những xe không có ISOFIX có thể dùng dây đai an toàn của xe hơi để chằng ghế ngồi vào xe hơi sau đó dùng hệ thống đai an toàn của ghế để giữ an toàn cho bé vào ghế trẻ em".
Ông Đào Công Quyết, Trưởng tiểu ban Quan hệ công chúng, Hiệp hội các nhà sản xuất ô Việt Nam (VAMA) cho biết, đa phần các phương tiện ô tô được cung cấp ra thị trường gồm cả xe nhập khẩu và sản xuất trong nước đều được trang bị thiết bị hỗ trợ cài đặt, lắp ráp thiết bị an toàn cho trẻ em song cũng cần có quy định rõ ràng:
"Thiết bị này giống như một thiết bị kèm theo xe cũng cần có một tiêu chuẩn rõ ràng cụ thể, có sự kiểm soát của Nhà nước để khi mà lắp lên phù hợp, đảm bảo tính năng hoạt động của nó và an toàn cho khách hàng. Hiệp hội VAMA cũng đang làm việc với Bộ GTVT để xây dựng những quy chuẩn, tiêu chuẩn để các doanh nghiệp chủ động, nếu có sản phẩm nào chưa có thì cũng phải trang bị đầy đủ".
Ông Nguyễn Văn Thạch, Phó Chủ tịch Hiệp hội an toàn giao thông Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thiết bị an toàn chi tiết, đầy đủ cũng như có những giải pháp để quản lý thị trường kinh doanh thiết bị an toàn cho trẻ em:
"Hiện nay Cục đăng kiểm Việt Nam đang xây dựng tiêu chuẩn cho thiết bị này, chúng ta phải đưa ra các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tuyên truyền để người sử dụng biết, khi mua các sản phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Thứ hai là các cơ quan quản lý thị trường cũng phải kiểm soát, thiết bị nào đạt tiêu chuẩn an toàn mới cho lưu hành".
Theo PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, Đại học Y tế Công cộng, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em từ rất lâu. Ví dụ như Mỹ áp dụng từ những năm 1980, Canada từ năm 1976. Nhờ áp dụng quy định này vào năm 1971, tỷ lệ tử vong trẻ em của Úc đã giảm tới 80% từ 1970 đến 2020. Còn tại Thụy Điển, Luật bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn từ năm 1975, cũng giúp giảm tỷ lệ trẻ em tử vong tới 90%.
Năm 2020, Malaysia thực hiện quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ dưới 6 tuổi hoặc cao dưới 135cm. Sau một năm triển khai, số ca tử vong của trẻ dưới 12 tuổi đã giảm 17%. Trong khi đó, Luật về ghế an toàn cho trẻ em của Singapore đã giúp giảm hơn 50% số trẻ em tử vong trong các vụ tai nạn xe hơi.
Như các chuyên gia đã khẳng định, sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô giúp giảm nguy cơ chấn thương và tử vong cho trẻ khi xảy ra va chạm giao thông. Muốn triển khai được quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô từ 1/1/2026 như Luật định, Việt Nam cần sớm ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết bị an toàn. Cùng với đó, để việc triển khai có cơ sở vững chắc và đạt hiệu quả, cần xác định lộ trình từng phù hợp.Lộ trình đó ra sao?
Mời các bạn đón xem bài viết tiếp theo về nội dung này.
Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, cả nước ghi nhận 58 người thương vong, trong đó có 27 người tử vong và 31 người bị thương.
Như VOV giao thông đã đưa tin, trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài ghi nhận sản lượng vận chuyển cả quốc tế và quốc nội tăng trưởng ổn định, dự kiến tăng khoảng 5-7% so với ngày thường.
Chỉ họp duy nhất mỗi năm một lần, chợ hoa Hàng Lược mang phong vị đặc biệt, là nét văn hóa truyền thống và là nơi tái hiện lại những ký ức tươi đẹp của hàng chục nghìn người dân Thủ đô Hà Nội. Trải qua thăng trầm lịch sử, chợ hoạ có tuổi đời hơn trăm năm đổi thay như thế nào?
Những ngày giáp Tết, nhiều tiểu thương bán đào, quất phải gồng mình chống chọi với cái lạnh, thức trắng đêm trông cây trong những chiếc lều được dựng tạm trên ngay trên vỉa hè.
Khi thời khắc thiêng liêng của đêm giao thừa dần đến, Kênh VOV Giao thông mời quý thính giả cùng đón nghe chương trình đặc biệt “Gieo niềm tin - Gặt hạnh phúc” từ 18h00 đêm 29 Tết (28/01/2025) đến 00h10 rạng sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ (29/01/2025).
Hiện nay, trong chuỗi vận tải (logistic), các doanh nghiệp Việt chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn, một số lĩnh vực vận tải như vận tải biển chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ thị phần.
Sau hơn 1 tháng triển khai quyết liệt, quá trình Bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư để phục vụ đầu tư xây dựng Vành đai 2 TPHCM đã có nhiều tín hiệu tích cực.