Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em (Bài 1): Chỉ có 2,6% phụ huynh sử dụng

Quách Đồng - Hải Hà: Thứ năm 26/09/2024, 19:52 (GMT+7)

Sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô có thể giúp giảm tới 90% thương tích hoặc nguy cơ tử vong nếu không may xảy ra va chạm giao thông. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Việt Nam, chỉ chưa đầy 2% phụ huynh sử dụng các thiết bị này cho trẻ em.

Thị trường không ít sản phẩm ghế và đai an toàn đã xuất hiện, nhưng người mua không biết có đảm bảo hay không, vì chưa có quy chuẩn. Thực tế, đã xảy ra không ít vụ TNGT đau lòng với trẻ em đi trên ô tô .

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã quy định, bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô từ ngày 1/1/2026. Với  yêu cầu này các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và cả người dân cần chuẩn bị gì những gì?

Mời các bạn cùng VOVGT đến với loạt bài viết về nội dung này, với chủ đề: Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống.

Anh Nguyễn Thành Trung, ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, dù đã tham khảo nhiều mẫu ghế cho bé mới sinh chưa đầy năm, song không thật sự ưng ý, vì vẫn lo vật liệu làm ghế có thể làm trẻ bị chấn thương. Bởi vậy, mỗi lần di chuyển, con anh Trung đều được mẹ bế là chính:

"Ghế riêng thì em nghĩ là không. Tại vì chắc chắn vẫn phải thắt, nhưng thắt như thế nào cho an toàn vì trẻ con vẫn còn nhỏ. Nếu con còn nhỏ quá thì không thắt được, mẹ sẽ phải ôm thôi".

Em Đỗ Hoàng Nguyên, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng ít khi thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô. Hoàng Nguyên chia sẻ, nhiều lần không thắt dây an toàn, nhưng không thấy bố mẹ nhắc, nên thành thói quen:

"Lên ô tô thường con hay quên, đi được một đoạn mới nhớ thì con mới thắt vào. Kiểu như chưa thành thói quen nên hơi khó nhớ. Nhưng đi ngắn quá con cũng chả thắt làm gì, đi cao tốc con cũng không thắt".

Ảnh minh hoạ: Meta AI

Ảnh minh hoạ: Meta AI

Tình trạng các phụ huynh không sử dụng ghế dành riêng cho trẻ em hay các thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô xảy ra khá phổ biến. Không ít trường hợp, trẻ em đứng, ngồi tự do trong xe mà không có bất kỳ một thiết bị nào để đảm bảo an toàn. Nhiều trường hợp, bố/mẹ còn cho con nhỏ ngồi cùng ghế lái. Một số phụ huynh bày tỏ:

"Từ nhỏ tôi đã mua một cái ghế gắn vào ghế sau bên tay phải ô tô. Khi con còn nhỏ, chưa ngồi được, cái ghế đó nằm ngả và con vẫn có thể nằm trên ghế. Đi ô tô từ lúc trẻ sơ sinh đến lúc lớn nhỏ đến lớn gần như không bao giờ bạn ý ngồi trong lòng bố mẹ".

"Mình không khái niệm, quan niệm gì cả đâu. Chưa bao giờ. Mới mua xe thành ra cũng không quan tâm đến cái đấy nhiều".

"Hầu như là không, chỉ ngồi bên cạnh bố mẹ hoặc trong gia đình thôi, chứ không cài dây an toàn. Đi đường dài thì có thể đeo còn đi trong thành phố thì không".

"Thường nó ngồi cạnh mẹ ở phía sau, bế hoặc ngồi ghế sau. Ngồi đằng sau vẫn an toàn, chỉ có ngồi đằng trước sợ bọn nó nghịch sờ vào các bộ phận của xe".

Theo một nghiên cứu năm 2020-2021 của trường Đại học Y tế Công cộng, qua quan sát 15 nghìn phương tiện ô tô ở nhiều địa điểm khác nhau, chỉ có 1,3% xe có sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em, trong đó, Hà Nội là 2,6%, tỷ lệ này là 1,1% ở Tp.HCM và 0% tại Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ, dù ghế trước chịu nhiều tác động hơn khi xảy ra va chạm, thậm chí ngồi ghế này dễ văng ra ngoài khi không cài dây an toàn..., song kết quả khảo sát cho thấy, có tới 22,8% xe có trẻ em ngồi ghế trước một mình; 19,2% xe có trẻ ngồi ghế trước chung với người lớn.

Phân tích về trường hợp cho trẻ ngồi ở vị trí không an toàn trên xe ô tô, PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Phòng chống chấn thương, Đại học Y tế Công cộng nhấn mạnh: "Trong Luật cũng đã quy định trẻ em dưới 12 tuổi không được ngồi ghế đằng trước, nhưng ở Việt Nam trẻ ngồi đằng trước rất nhiều chiếm tới 19-20% đặt ra vấn đề đứa trẻ có thể mất an toàn. Nếu xe nào có túi khí, khi va chạm bị bung ra, lực đẩy của túi khí vào ghế ngồi hàng đầu rất lớn, thậm chí có nhiều người lớn bị ngất".

Ông Cường cho rằng, sở dĩ tỷ lệ sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em hiện nay đang ở mức thấp là do Việt Nam chưa có những quy định bắt buộc và nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ em trên xe ô tô.

Dẫn một trường hợp bé gái nhập viện do TNGT mới đây, điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Khương, phụ trách đơn vị Bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, dù bệnh viện phải báo động đỏ toàn viện, bệnh nhân được cấp cứu chống độc hồi sức, phẫu thuật chỉnh hình và một số khoa ngoại liên quan… song cuối cùng vẫn phải cắt một chi, khiến các y bác sĩ không khỏi đau xót:

"Thật sự các con đang ở tuổi trưởng thành, các tuổi biết làm đẹp, đặc biệt là các em gái, tự nhiên mình đang có một đôi chân lành lặn, lại bị mất một bên chân, khiến các con bị sốc về tâm lý. Em bé thấy hụt hẫng và khóc lóc rất nhiều. Chúng tôi ngoài việc chăm sóc vết thương ra, thì cũng phải động viên tinh thần các con rất nhiều".

Ảnh minh hoạ: Meta AI

Ảnh minh hoạ: Meta AI

Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, có hơn 600 bệnh nhi bị TNGT nhập viên trong giai đoạn từ đầu năm 2023 đến tháng 7/2024. Tỷ lệ tử vong do TNGT ở trẻ em khi nhập viện cũng lên tới 0,2%. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương phân tích, ngoài nguyên nhân do lứa tuổi phát triển nhân cách, tuổi dậy thì, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, thì sự chủ quan, lơ là của cha mẹ, người giám hộ cũng là nguyên nhân dẫn tới TNGT gia tăng ở trẻ em:

"Có những trường hợp người ta cố tình giấu, song có khoảng 20 - 30% là có sự bất cẩn của người lớn, chủ yếu là khi lưu thông trên đường thì thấy rằng bố mẹ không thấy cho dùng các biện pháp bảo vệ, ví dụ, người ta không đội mũ bảo hiểm cho con, hai nữa người ta không có các hệ thống dây đai an toàn, dẫn tới khi tai nạn xảy ra thì đứa bé hoàn toàn có thể bị gây ra những sang chấn, bị ngã…"

Còn theo thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an, tính đến giữa tháng 9/2024, TNGT liên quan đến trẻ em là 1.957 vụ, làm chết 783 người và làm bị thương 2.018 em, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 176 vụ và 70 người chết, tăng 231 người bị thương.

Nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông và hạn chế những tai nạn đáng tiếc, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã quy định, từ ngày 1/1/2026, trẻ dưới 10 tuổi hoặc có chiều cao dưới 1,35m không được ngồi cùng hàng ghế với lái xe và phải sử dụng thiết bị an toàn phù hợp với trẻ.

Từ nay đến thời điểm áp dụng quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trên xe ô tô  cho trẻ em còn khoảng hơn 1 năm, có rất nhiều việc cần chuẩn bị để đưa quy định vào đời sống. Trong đó, việc đầu tiên là làm thế nào để cả nhà sản xuất, nhà phân phối và người mua đều biết , tân thủ  sử dụng thiết bị đạt quy chuẩn đảm bảo an toàn cho trẻ em trên ô tô. Phải có quy chuẩn, tiêu chuẩn, cơ quan chức năng mới có công cụ để quản lý. Điều này đặt ra yêu cầu: Cần sớm ban hành Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô

Nội dung này sẽ được VOV Giao thôn đề cập trong bài viết tiếp theo.

Quách Đồng - Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.

Thông tin 'CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu' là không chính xác

Thông tin "CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu" là không chính xác

Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.

Cửa ngõ Thủ đô chật kín phương tiện

Cửa ngõ Thủ đô chật kín phương tiện

Hôm nay (24/01) - ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngay từ chiều người dân đã rục rịch đóng gói hành lý về quê, các bến xe và nhiều tuyến đường ở khu vực cửa ngõ phía Nam ghi nhận tình trạng đông đúc...

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Như VOVGT đã thông tin, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội vừa lắp đặt hàng loạt biển báo tuyên truyền, thông báo mức phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168 , đặc biệt là các hành vi: vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn...

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.