Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Với mong muốn góp chút ít công sức để bảo vệ môi trường, anh Hồ Công Thắng sống ở TP Hội An (Quảng Nam) ngày ngày đến bờ biển thu gom rác thải, sau đó đem về tái chế thành những vật dụng có ích hơn, từ đó tạo thêm một khoảng thu nhập giúp ổn định đời sống.
PV: Xin chào anh Hồ Công Thắng, vì sao anh lại có ý tưởng thu gom rác trên biển để tái chế?
Anh Hồ Công Thắng: Trước đây mình hay đi dạo ở bãi biển và tham gia các hoạt động thu gom rác bảo vệ môi trường cho bãi biển sạch thì tôi thấy rác quá nhiều, mà những chai nhựa bán được thì các cô nhặt ve chai sẽ lượm nhưng các chai thủy tinh, lốp xe, gỗ thì không thấy ai nhặt.
Chỉ có gỗ lớn thì người ta mới nhặt đem về làm củi thôi, còn những mảnh gỗ nhỏ thì rất nhiều mà không ai lấy nên là tôi mới nghĩ ra ý tưởng lấy những thứ đó đem về tái chế để bán kiếm tiền và góp phần bảo vệ môi trường.
PV: Từ trước đến nay những sản phẩm anh Thắng làm ra gồm có những gì và nguồn nguyên liệu ra sao?
Anh Hồ Công Thắng: Tôi bắt đầu làm từ năm 2017. Ban đầu tôi làm sản phẩm bằng gỗ và chai thủy tinh (những chai rượu trôi dạt ngoài biển vào bờ). Đối với những chai thủy tinh và lốp xe thì tôi sẽ đục lỗ để trồng cây rồi đem đi bán.
Sau này thì tôi tận dụng thêm gỗ trên bờ biển để tái chế thành những sản phẩm nghệ thuật ví dụ:đèn ngủ, những con cá dùng để trang trí homestay, quán bar, nhà hàng, quán cafe…
PV: Theo anh Thắng thì những sản phẩm tái chế từ rác thải trên biển giúp ích như thế nào đến đời sống của cá nhân anh và xã hội?
Anh Hồ Công Thắng: Từ công việc này thì giúp tôi có thêm thu nhập tương đối ổn định cho cuộc sống. Đối với xã hội thì thấy bản thân đã đóng góp chút ít công sức trong việc tái chế bảo vệ môi trường. Bởi thay vì những lốp xe, chai thủy tinh, miếng gỗ vỡ đó mà không dùng để sản xuất và xả ra môi trường thì rất ô nhiễm.
Thế nên tận dụng những thứ này để tái chế cũng góp phần bảo vệ môi trường và làm sạch bãi biển.
PV: Những sản phẩm của anh Thắng đã được mọi người ủng hộ và đón nhận ra sao?
Anh Hồ Công Thắng: Sản phẩm của mình mang tính chất tái chế nên được rất nhiều người hưởng ứng, ủng hộ và một phần những sản phẩm này mang một nét nghệ thuật thủ công riêng biệt, không giống ai. Thế nên khách hàng rất ủng hộ và ngày một đông hơn.
PV: Vì một môi trường xanh trong tương lai, anh Thắng muốn gửi thông điệp gì đến mọi người?
Anh Hồ Công Thắng: Mình mong rằng mọi người hãy bảo vệ môi trường và tận dụng tối đa mà những gì mà mình có thể, hạn chế rác thải ra môi trường hơn. Có thể tổ chức các hoạt động thu gom rác, tái chế rác để môi trường ngày một xanh - sạch - đẹp hơn.
PV: Xin cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện.
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Hai công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM là dự án cầu Nam Lý, TP.Thủ Đức và dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM đang trong những ngày nước rút hoàn tất để bắt đầu thông xe trong tuần này.
Dù giảm xuống còn 2.652 USD/ounce, nhưng giá vàng đã tăng gần 15% chỉ tính riêng trong quý III.
Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ buổi sáng 01/10 đã có 31 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, tạm giữ hàng chục phương tiên, trong đó có cả phụ huynh chở con ko đội MBH...
Đầu tư tàu đường sắt tốc độ cao 250km/h chi phí sẽ thấp hơn vận tốc 350km/h, nhưng nếu muốn nâng cấp lên 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả. Hơn nữa, đường sắt tốc độ 350km/h sẽ hấp dẫn và dễ thu hút hành khách sử dụng phương tiện này.
Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian qua.
Trong 3 ngày từ 04 - 06/10/2024, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, số 19C phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.