Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Tăng lương cơ sở: Càng sớm càng tốt để giảm khó khăn

Thục Anh: Thứ hai 24/10/2022, 10:36 (GMT+7)

Chính phủ đã trình Quốc hội từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Đây cũng là vấn đề được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang rất quan tâm.

Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Trong khi đó, đời sống cán bộ, công chức, viên chức gặp rất nhiều khó khăn. Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở gần nhất là từ ngày 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng/ tháng.

Xung quanh vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam):

PV: Chính phủ vừa trình Quốc hội từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Vậy, theo quan điểm của ông, việc này sẽ có tác động như thế nào tới những đối tượng này?

Ông Lê Đình Quảng: Với đề xuất của Chính phủ với Quốc hội, điều chỉnh nâng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng được áp dụng từ 1/7/2019 lên 1.800.000 đồng áp dụng cho năm 2023 thì đây là một cái đề xuất có thể nói đáp ứng được mong mỏi mọi người lao động.

Bởi vì thực tế, những năm gần đây, với điều kiện bình thường, để đảm bảo cái đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thì Nhà nước vẫn định kỳ để điều chỉnh mức lương cơ sở với mức 7 đến 10 %.

Từ năm 2019 đến nay thì mức lương cơ sở vẫn áp dụng mà không có sự điều chỉnh, trong thời gian đó thì có thể nói là chỉ số giá tiêu dùng đã tăng rất nhiều, thứ hai là cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì nhu cầu của người lao động của nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức tăng rất cao.

Trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 thì tác động rất lớn, rất nhiều khoản chi phí đã tăng lên nhưng mức lương cơ sở thì vẫn giữ từ năm 2019 đến nay thì người lao động vốn đã khó khăn nay lại ngày càng khó khăn hơn.

Vì vậy, việc đề xuất điều chỉnh từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng có thể nói đạt được một phần mong mỏi của cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương.

Ảnh minh họa: nhadautu.vn

Ảnh minh họa: nhadautu.vn

PV: Như ông vừa trao đổi, trong thời gian lỡ hẹn tăng lương 3 năm qua thì đời sống của người dân đã gặp rất nhiều khó khăn, vậy, thời điểm điều chỉnh từ 1/7/2023, theo ông đã hợp lý?

Ông Lê Đình Quảng: Qua theo dõi thì chúng tôi thấy cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể chia sẻ với mức đề xuất tăng là 20,8 % tức là tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng nhưng họ rất mong muốn là áp dụng sớm, từ 1/1/ 2023 là tốt nhất.

Chúng tôi nghĩ rằng điều chỉnh từ 1/1 cũng có nhiều thuận lợi, Quốc hội xét duyệt ngân sách, quyết toán, các chỉ số thì được tính theo năm. Năm bắt đầu từ mùng 1/1 thì đây cũng là cơ sở để cho Quốc hội có cơ sở tính toán, điều chỉnh.

Trước hết, tôi nghĩ rằng là thứ nhất là áp dụng từ mùng 1 tháng 1 là nó rất thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch cũng như quyết toán và các vấn đề kiểm tra, giám sát.

Thứ 2, điều chỉnh từ ngày 1/1 thì chúng ta rút ngắn được thời gian mà cán bộ, công chức, viên chức phải chờ. Khi chúng ta chưa điều chỉnh thì đời sống của cán bộ công chức, viên chức hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn và để giảm thiểu chênh lệch mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu theo tinh thần Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương thì đấy là cái việc rất là thuận lợi, rất là tốt cho người lao động cho cán bộ, công chức, viên chức.

PV: Xin cảm ơn ông.

Ý kiến của bạn
Chợ quê giữa phố: Ký ức mang theo sự biết ơn

Chợ quê giữa phố: Ký ức mang theo sự biết ơn

Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.

Nở rộ phòng chờ sân bay hạng sang, nhưng không đem lại doanh thu

Nở rộ phòng chờ sân bay hạng sang, nhưng không đem lại doanh thu

Sử dụng đồ ăn, đồ uống miễn phí, có không gian riêng để thư giãn, tránh xa đám đông ồn ào là những đặc quyền mà ‘khách VIP’ của các hãng hàng không được hưởng khi chờ làm thủ tục tại sân bay. Tuy nhiên, đi cùng với dịch vụ xa xỉ này, chi phí phải bỏ ra cũng không hề rẻ.

Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3

Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3

Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.

Quền chá nà

Quền chá nà

Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, cụm từ “quền chá nà” có lẽ đã quá quen thuộc. Thế nhưng, hiện nay, cụm từ này bỗng “gây bão” khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của Gen Z. Vậy cụm từ này là gì? Và được sử dụng như thế nào?

Vô tư vi phạm biển báo khi tham gia giao thông

Vô tư vi phạm biển báo khi tham gia giao thông

Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Triển khai giải pháp “cứu” bờ biển Ba Tri

Triển khai giải pháp “cứu” bờ biển Ba Tri

Do thay đổi dòng chảy, sóng vỗ mạnh vào mùa gió chướng làm chết rừng phi lao đã gây xói lở nghiêm trọng nhiều khu vực tại bờ biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Trong khi đó, đời sống của các hộ dân ven biển tại đây còn gặp nhiều khó khăn, sinh kế liên tục bị ảnh hưởng vì xói lở.

Bịt lỗ hổng quản lý vận tải hành khách

Bịt lỗ hổng quản lý vận tải hành khách

Nhiều lỗ hổng trong quản lý, điều hành hoạt động vận tải hành khách đã được chỉ ra từ rất lâu, nhưng sau những đợt kiểm tra đột xuất lẫn định kỳ, tình trạng vi phạm vẫn tái diễn, tồn tại một cách tinh vi hơn.