TP.HCM: Thông xe hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ
Sáng 04/10, nhánh hầm chui HC2 thuộc nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM, đã chính thức được thông xe.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đã gần 10 năm kể từ đưa cư dân vào ở vào tháng 6/2014, đến nay hơn 1100 chủ hộ tại chung cư 4S Linh Đông (đường 30, phường Linh Đông, TP.Thủ Đức, TPHCM) vẫn chưa được cầm “sổ hồng” - giấy chứng nhận sở hữu cho tài sản của mình.
Bức xúc là điều rất dễ nhận ra trong cộng đồng cư dân nơi đây:
"Cư dân cũng đã lên tận văn phòng của chủ đầu tư, họ cũng thông báo hứa hẹn này nọ. Tại hội nghị nhà chung cư, chủ đầu tư cũng đã hứa trong vòng tháng 3 nhưng mà hiện tại vẫn chưa có tiến triển gì hết".
"Thứ nhất về vấn đề tâm lý đâu có ai an tâm được với cuộc sống khi mà mình đã bỏ tiền ra mà mình không có biết được chính xác mình nắm trong tay cái gì – một tờ giấy lộn lưng cũng không có".
Gom góp, tích cóp mua được 1 nền đất và cất nhà tại khu nhà ở Cư xá Phú Lâm C mở rộng (quận Bình Tân, TP.HCM), ông Bùi Khánh Mậu cho biết đã gần 20 năm nay dù đã có rất nhiều đơn thư, văn bản gửi đến chính quyền thành phố cũng như các Sở ngành nhưng bà con nơi đây vẫn không biết mặt mũi “sổ hồng” cho căn nhà của mình ra sao:
"Đây là dự án của nhà nước chứ không phải dự án ma mà 20 năm nay cứ đá đi đá lại thế này khiến dân rất bức xúc. Tiền của đã bỏ ra hết rồi nhưng 1 tờ giấy mỏng manh cũng không có. Tóm lại chúng tôi rất cần rất cần những lãnh đạo có tâm có tầm nhìn cụ thể, chính xác hơn để lo cho chúng tôi", ông Mậu cho biết.
Còn chị Trương Thị Minh Hiếu cư dân mua nhà tại dự án nhà ở Ehome 3 Tây Sài Gòn cho biết đến thời điểm này chủ đầu tư đã hoàn thành các thủ tục cần thiết để có thể làm sổ hồng cho cư dân, tuy nhiên chừng đó là chưa đủ: "Chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cần thiết và việc tiếp theo bây giờ là chờ đợi sự hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và chờ…chờ đến khi nào?"
Câu hỏi này một lần nữa được bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP.HCM đặt ra đối với lãnh đạo chính quyền cũng như các Sở ngành tại phiên giải trình về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho tổ chức và cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM diễn ra chiều ngày 5/7 vừa qua:
"Tôi đề nghị UBND Thành phố trả lời có sự thỏa đáng với sự mong muốn và kỳ vọng của người dân. Đặc biệt là một câu hỏi duy nhất là “Chờ đến bao giờ?”. Để trả lời được và giải quyết được là cả một vấn đề rất khó. Do đó tôi đề nghị UBND Thành phố có lời đáp để tạo sự an lòng cho người dân", bà Lệ cho biết.
Thống kê của Sở Sở Tài Nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM cho thấy giai đoạn trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (1-7-2014) có 105 dự án nhà ở thương mại với 24.501 căn hộ đã được cấp sổ hồng. Từ ngày 1-7-2014 đến nay có 335 dự án được đưa vào sử dụng với hơn 191.000 căn hộ, trong đó đã cấp sổ hồng cho hơn 110.000 căn hộ, còn lại hơn 81.000 căn hộ chưa được cấp. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận sở hữu cho người dân bình quân đạt 64,6%.
Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM nói: "Quá trình thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc bất cập vì những nguyên nhân như các dự án không vướng mắc pháp lý chỉ chờ hoàn thành nghĩa vụ tài chính; chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận loại hình bất động sản mới; dự án phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung, vướng mắc khác, các dự án bị thanh tra kiểm tra điều tra; chủ đầu tư vi phạm xây dựng, dự án có sở hữu là cá nhân người nước ngoài và dự án vướng mắc về nghĩa vụ nhà ở xã hội".
Một trong những khó khăn khác là tình trạng nhiều chủ đầu tư đã cố tình mang dự án đi thế chấp tại các tổ chức tín dụng dù đã ký hợp hợp đồng mua bán và thu tiền của người mua. Theo đó, hiện nay có đến 60 dự án bị thế chấp, trong đó 41/60 bị thế chấp trong giai đoạn 2016-2023, nhiều dự án bị thế chấp trong giai đoạn 2008-2011 đến nay vẫn chưa được giải chấp.
Bà Phạm Thị Thanh Hương - đại biểu HĐND phân tích: "Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp , hợp đồng mua bán thuê mua nhà ở với khách hàng phải được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý cấp tỉnh. Đây là quy định để bảo vệ quyền lợi của người mua, tuy nhiên tình trạng chủ dầu tư thế chấp dự án mà không làm thủ tục xoá thế chấp trước khi bán nhà ở cho người mua diễn ra khá phổ biến ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người mua và người mua cũng không thể biết được dự án có bị thế chấp hay không".
Tuy vậy, theo đánh giá của các bên liên quan thì các số liệu thống kê về cấp chứng nhận sở hữu mà Sở TNMT TP.HCM cung cấp là chưa đầy đủ và chưa phản ánh đúng thực tế số lượng nhà ở, căn hộ chưa được cấp sổ.
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân - Trưởng Ban đô thị HĐND TP.HCM nhận định: "Chúng ta chưa có cơ quan chủ trì để theo dõi, tổng hợp, đánh giá toàn diện về tình hình phát triển các dự án thương mại nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận nói riêng vì vậy số liệu tổng thể chưa được thống kê đầy đủ. Sở TNMT báo cáo chỉ đang dừng lại ở việc tiếp nhận và có văn bản thẩm định đủ điều kiện do đó việc phân loại nguyên nhân và đề ra hướng giải quyết chỉ gói gọn trong 335 dự án do Sở TNMT cung cấp".
Tiếp thu những tâm tư, nguyện vọng cũng như phản hồi cho câu hỏi “chờ đến bao giờ” của người dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân, ông Bùi Xuân Cường – phó chủ tịch UBND TP.HCM bày tỏ: "Cái này sẽ có các kế hoạch cụ thể và trong các kế hoạch trong từng nhóm việc có phân công và thời gian cụ thể để trả lời và kiểm soát từng đầu việc và thời gian. Với UBND Thành phố từng nhóm việc riêng, từng vụ việc đều có phân công thời gian và kế hoạch thực hiện. Cái này có rất nhiều dự án không thể giải quyết ngày một ngày hai mà phải đeo bám để xử lý".
Chủ quyền cho người mua nhà – sao cứ phải trông chờ vào phép màu
Bạn tôi là kỹ sư cấp cao, giám sát trưởng nhiều dự án hạ tầng lớn tại khu vực phía Nam. Mua và sinh sống trong 1 căn hộ tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM đã gần 10 năm. Và cũng chừng đó thời gian, anh cùng các hàng xóm của mình thường xuyên gõ cửa chính quyền địa phương, các Sở ban ngành của TP.HCM và cả truyền thông với mong muốn được cấp giấy chứng nhận sở hữu cho ngôi nhà của mình. Đầu năm nay anh đột ngột qua đời khi còn chưa kịp có câu trả lời cho “sổ hồng”.
Tôi tin rằng, không chỉ gia đình bạn tôi mà còn hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn gia đình khác ở TP.HCM đã và đang mòn mỏi đi tìm cái quyền lợi được xem là căn bản nhất của người mua nhà. Đó chính là việc được cầm trên tay, được day tận mặt cái sổ hồng có dấu chứng nhận của chính quyền để được an tâm về tài sản, để không còn nơm nớp lo lắng dù đang ở chính trong nhà mình.
Có một thực tế không thể phủ nhận rằng công tác cấp giấy chứng nhận sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho tổ chức và cá nhân tại TP.HCM thời gian qua còn kém rất xa so với nhu cầu của người dân.
Tỷ lệ giải quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sở hữu chỉ hơn 64% của đơn vị phụ trách phản ánh một cách khách quan nhưng cũng nhiều thất vọng về trách nhiệm thực thi công vụ của bộ máy chính quyền địa phương về một trong những quyền lợi căn bản nhất của người dân.
Dù đã rất nhiều lần lãnh đạo TP.HCM đề cập đến việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi không hoàn thành nhiệm vụ, thế nhưng có vẻ như chỉ đạo này chưa đi vào thực chất bởi nhiều năm qua Sở TNMT địa phương này luôn là cơ quan ì ạch nhất trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính, gián tiếp khiến việc cấp giấy chứng nhận sở hữu trở thành nỗi bức xúc kéo dài nhiều năm.
Không khó để nhận ra rằng việc cấp “sổ đỏ, sổ hồng” đã được quy định rõ ràng trong pháp luật cũng như được giao nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân, tổ chức trong bộ máy chính quyền các địa phương. Do đó, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành cấp giấy chứng nhận sở hữu cho người mua nhà không chỉ mang lại sự an tâm cho người mua nhà mà còn phản ánh được tinh thần trách nhiệm của cán bộ thực thi công vụ, qua đó cải thiện hình ảnh của các cơ quan công quyền trong mắt của người dân.
Đến thời điểm này đã có những người cũng đã mất như anh bạn tôi và không có phép màu nào giúp anh ấy sống lại để hy vọng được một lần nhìn thấy cuốn sổ hồng . Chính vì vậy, mong rằng gia đình bạn tôi và nhiều gia đình khác sẽ không phải trông chờ vào một phép màu nào khác khi xác lập quyền chứng nhận sở hữu đối với nhà ở của chính mình.
Sáng 04/10, nhánh hầm chui HC2 thuộc nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM, đã chính thức được thông xe.
Sau hơn một năm đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (nối giữa tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận) đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm nhiều người chết và bị thương.
Ngay khi nhận quản lý, bảo quản công trình, Khu QLĐB IV đã giao đơn vị bảo trì thực hiện ngay công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên, xử lý các tồn tại để đảm bảo ATGT.
Nhà ở kết hợp kinh doanh, đặc biệt là dạng nhà ống luôn tiềm ẩn hiểm họa khôn lường khi có cháy xảy ra. Lời cảnh báo về an toàn PCCC chỉ được người dân chú ý khi xảy ra cháy nổ để lại hậu quả đáng tiếc.
Một số nhà sản xuất thuốc lá đưa ra quảng cáo, thông điệp rằng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể giảm tác hại hoặc cai nghiện thuốc lá truyền thống.
Ngày 02/10 vừa qua, Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt chương trình chính luận đa loại hình, đa phương tiện “Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm góp phần khơi dậy hào khí dân tộc, khơi dậy khát vọng dựng xây đất nước mạnh giàu. Chương trình nhận được quan tâm đặc biệt của công chúng.
Những cái chết khi hoạt động thể thao quá giới hạn của cơ thể đã không còn là chuyện hiếm. Và điều đó có thuần túy là câu chuyện tai nạn hay không?