Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy người dân, doanh nghiệp cần làm gì khi sóng di động 2G bị ngắt? VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Anh Tuấn – Tổng thư ký Hội tin học TP.HCM và ông Nguyễn Anh Đức – Phó giám đốc Viettel TP.HCM:
PV: Xin chào ông Vũ Anh Tuấn – Tổng thư ký HỘi tin học TPHCM, 1 thách thức mà các nhà mạng đang phải đối mặt là hơn 20 triệu thuê bao sử dụng 2G. Vậy khi tắt sóng 2G, các thuê bao này sẽ như thế nào, người dân chưa tiếp cận nhiều với công nghệ, chưa có điều kiện kinh tế sẽ làm gì khi sóng 2G bị tắt?
Ông Vũ Anh Tuấn: Khi sóng 2G tắt sẽ có 2 nhóm khách hàng bị ảnh hưởng. Thứ nhất là người dân sử dụng điện thoại phím bấm thế hệ đầu thì đơn giản hơn so với các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp rất nhiều, họ có thể thay sim hoặc thay máy. Các nhà mạng hiện nay đang cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ rất tốt cho người dùng cuối khi thay máy hay thay sim.
Cái quan trọng là M2M tức là cho các nhà máy, xí nghiệp, cảng biển, hệ thống giám sát giao thông trên xe vận tải hành khách, thiết bị công nghiệp…đây mới là lượng khách hàng lớn cần đầu tư, lộ trình chuyển đổi nhất định vì nếu không chuyển đổi kịp thì việc vận hành sẽ gặp vấn đề.
PV: Các doanh nghiệp đang cho rằng họ gặp thách thức lớn về vốn để chuyển đổi từ 2G lên 3G, 4G, 5G. Theo ông liệu doanh nghiệp có đủ mặn mà, nguồn lực để chuyển đổi như chủ trương?
Vũ Anh Tuấn: Tôi nghĩ kinh phí là 1 phần rất quan trọng, tuy nhiên cũng cần tính đến hiệu quả khi chuyển đổi sẽ mang đến kết quả gì, bên cạnh đó là cơ hội để tiếp cận với khách hàng hiện hữu cũng như mở rộng trong tương lai.
Chúng ta không thể tính toán quá kỹ bởi vì lộ trình chắc chắn sẽ phải tắt, dù có muốn hay không hay ngân sách có đủ hay không thì vẫn phải đi theo xu hướng của nhà quản lý.
Trước đây 5 năm chúng ta đã chuyển đổi từ truyền hình analog sang truyền hình kỹ thuật số và bây giờ tất cả thuê bao đều là truyền hình kỹ thuật số, chất lượng cũng cao hơn hẳn analog.
Việc tắt sóng 2G cũng vậy nhưng cũng tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp mà có thể đầu tư từng phần, theo giai đoạn và khả năng tài chính nhưng tới thời điểm kết thúc cũng phải hoàn tất công việc này
PV: Thưa ông Nguyễn Anh Đức, Bộ TTTT cũng đã có lộ trình tắt sóng 2G để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia. Trong quá trình thực hiện quá trình này thì Viettel có thuận lợi và khó khăn gì ?
Ông Nguyễn Anh Đức: Viettel đã có sự chuẩn bị dài hơi từ những năm trước trong phát triển hạ tầng mạng lưới cũng như 4G 5G, hiện tại việc phủ sóng của Viettel gần như khắp cả nước đủ để đảm bảo cho quá trình chuyển đổi.
Không chỉ Viettel mà cả các nhà mạng khác cũng có 1 số khó khăn chung liên quan đến việc sử dụng của người dân và các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng liên quan đến thiết bị di động và hệ thống trên nền tảng IOT hay M2M.
Vấn đề quan trọng nhất là chi phí kể cả người tiêu dùng, doanh nghiệp hay khách hàng cuối cùng, cần có sự hỗ trợ hợp tác nhất định từ cơ quan quản lý nhà nước, các nhà mạng cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp, khách hàng thì quá trình này mới nhanh được.
PV: Thống kê cho thấy vẫn còn khoảng 20 triệu khách hàng đang sử dụng thiết bị đời cũ và khi tắt sóng 2G thì các thiết bị này gần như vô dụng, vậy theo ông cần làm gì để phổ cập và giúp họ chuyển đổi nhanh hơn?
Ông Nguyễn Anh Đức: Về các thiết bị 4G 5G hiện nay mức giá cũng rất rẻ rồi, chỉ từ 500k đã mua được điện thoại. Các nhà mạng hiện nay cũng có chính sách hỗ trợ người dùng cuối thông qua việc bán máy 4G 5G giá rẻ. Các Bộ ngành cũng có sử dụng quỹ công ích trong hỗ trợ khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc chuyển đổi.
Tuy nhiên vấn đề cuối cùng vẫn là khách hàng và các doanh nghiệp đang kinh doanh sử dụng nền tảng OIT hoặc M2M để kết nối cần phải có đầu tư thay đổi công nghệ, trang thiết bị đầu cuối cho khách hàng để chuyển dịch theo đúng cam kết.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.