Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. Điều này đồng nghĩa với việc địa giới hành chính các tỉnh sẽ được mỏ rộng đáng kể.
Vậy khi địa giới hành chính các địa phương được mở rộng sẽ đem lại cơ hội phát triển hạ tầng giao thông ra sao? PV VOV Giao thông đối thoại với ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển xung quanh nội dung này:
PV: Thưa ông, việc sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ đem lại cơ hội như thế nào trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông?
Ông Đặng Huy Đông: Tôi nghĩ nó mang lại cơ hội tích cực hơn, xét ở mấy khía cạnh thế này: nếu như trước kia việc chúng ta lập quy hoạch đầu tư kết nối giao thông liên kết vùng, có tình trạng địa phương nào được hưởng lợi nhiều hơn từ kết nối vùng đấy thì họ tích cực hơn.
Dù là vốn trung ương, nhưng khâu giải phóng mặt bằng thì họ sẽ tích cực hơn, còn đối với những địa phương mà hiệu quả từ đường liên kết đấy mang lại cho họ ít hơn thì sự nhiệt tình của họ cũng giảm đi. Điều này dẫn tới tình trạng giải phóng mặt bằng cũng bị chậm.
Tôi đơn cử như ngày xưa đã từng xảy ra là đoạn đường cuối để nối sang tỉnh Thái Bình, chạy qua tỉnh Nam Định thì phần từ thành phố Nam Định về cầu Tân Đệ ngày xưa là làm mãi bao nhiêu năm, trong khi bên Thái Bình làm rồi nhưng bên Nam Định vẫn chưa, không mặn mà, là vì đoạn ấy Nam Định chả có lợi ích gì trong này cả.
Nhưng bây giờ, khi làm theo sáp nhập tỉnh này, thì sẽ khắc phục được tình trạng đấy.
Thứ hai nữa cũng là cơ hội để sắp xếp lại quy hoạch không gian cho phát triển KT-Xh của các địa phương, trước kia thì nó nằm theo địa bàn tỉnh thì cái quy hoạch cũ là phù hợp. Nhưng nếu bây giờ cái quy hoạch địa giới hành chính tỉnh thì cái kết nối giao thông và phân bổ không gian phát triển KT-XH nó cũng sẽ khác đi.
Cho nên cũng sẽ dẫn tới việc điều chỉnh, nhưng tôi cho rằng việc điều chỉnh đấy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và cao hơn cho việc đầu tư và sử dụng, cho chi phí đầu tư ngân sách cho việc hiệu quả sử dụng nó cũng sẽ tốt hơn.
Tôi nhìn thấy ở đấy một sự tích cực nhiều hơn, còn khía cạnh tiêu cực thì tôi không hình dung thấy.
PV: Còn về hiệu quả đầu tư, theo ông việc sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ giảm thiểu tình trạng dàn trải đầu tư hoặc manh mún như thế nào?
Ông Đặng Huy Đông: Cái đấy cũng rất rõ, việc giảm đầu tư nhỏ lẻ, manh mún, nó lại nằm ở cả về đầu tư từ trung ương đến đầu tư của địa phương. Đầu tư từ vốn ngân sách trung ương thì quốc lộ, đường liên vùng, liên tỉnh là vốn trung ương, trước kia chúng ta cũng không bố trí đủ, kịp được; hoặc là do có nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên vùng quá thì không đủ kinh phí.
Do đó bây giờ chúng ta tập trung vào những tuyến chính, lớn nhất, để kết nối giữa các tỉnh lớn mà chúng ta đã quy hoạch lại như thế này, thì chắc là những cung đường sẽ giảm đi.
Thứ hai là đối với những đường địa phương, sử dụng ngân sách của địa phương thì trước kia nó manh mún là vì địa phương nào cũng có giới hạn về kinh phí đầu tư, cho nên buộc phải làm nhỏ lẻ ra như thế thì nó không hoàn thành ngay, nó kéo dài tiến độ, dẫn đến lãng phí đầu tư, chậm phát huy hiệu quả của dự án.
Còn bây giờ về quy mô của một tỉnh lớn hơn, cộng với nguồn vốn ưu tiên của trung ương nữa thì sự lựa chọn ưu tiên của tuyến đường tốt hơn thì việc đầu tư cũng nhanh hơn, đầu tư đến đâu là xong đến đấy, cộng với các cơ chế trong cách tiếp cận mới, thì tôi thấy tình trạng đầu tư manh mún, nhỏ lẻ nó sẽ hạn chế đi rất nhiều.
PV: Ngoài ra, theo ông, việc sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ mở ra những cơ hội phát triển hạ tầng kết nối như thế nào?
Ông Đặng Huy Đông: Cái đó chắc chắn sẽ không có chuyện cạnh tranh cát cứ theo kiểu địa phương nữa, mà là dự án nào đầu tư ở tỉnh này thì cũng có thể mang lại hiệu quả cho tỉnh kia. Đặc biệt tôi lại thấy cơ hội để chúng ta kết nối đường sắt liên vùng rất tốt.
Trước kia đi theo tỉnh lẻ thì người ta không thấy được cái hiệu quả rõ rệt, nhưng theo tỉnh lớn thì một tuyến đường sắt kết nối vùng, kết nối địa phương với tuyến quốc gia thì lúc này nó có hiệu quả luôn, vì nhu cầu sử dụng nó lớn lên. Ở một tỉnh lớn như thế thì việc huy động vốn đầu tư kết nối đường sắt để tăng tỷ lệ giao thông công cộng lên, thì đấy là một điều rất tốt.
PV: Xin cảm ơn ông.
Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
Mang nét đặc trưng của từng địa phương, phố đi bộ thu hút người trải nghiệm bởi nét văn hóa riêng vừa thân thiện với người dân lại vừa tạo dấu ấn cho du khách. Thế nhưng, tại Hà Nội, nhiều tuyến phố đi bộ lại như bị “rơi vào quên lãng” vì thiếu đặc trưng và chưa phù hợp với du khách.
Hành vi chuyển làn ẩu trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khiến một tài xế xe khách phải bị xử phạt số tiền 5 triệu đồng.
Vừa qua VOV Giao thông có nhận được phản ánh từ người dân sinh sống tại hẻm 268, đường Lý Thái Tổ, Phường 1, quận 3, TP.HCM về tình trạng một hộ dân nuôi hàng chục con chó, mèo trong khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và môi trường.
Thành phố Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sông Tô Lịch. Thành phố cũng đặt ra mục tiêu biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Không dừng lại ở 100 nghìn, số cán bộ chịu ảnh hưởng từ sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này có thể cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần, khi thực hiện sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và tiếp tục sắp xếp cấp xã.
Khi bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, một nam thanh niên ở Thái Bình đã có hành vi chống đối, tông xe máy vào CSGT đang làm nhiệm vụ.