Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Sân chơi Cầu Vồng, gieo niềm vui đến những miền xa

Thục Anh: Thứ sáu 23/08/2024, 08:52 (GMT+7)

Tình trạng thiếu sân chơi cho trẻ em, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vẫn luôn là vấn đề đáng quan tâm trong thời gian qua.

Bởi lẽ, sân chơi là yếu tố giúp phát triển thể chất và tâm hồn cho trẻ nhỏ, đồng thời, còn giúp ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn khi các em vui chơi. Nhận thức được điều này, dự án “Sân chơi Cầu Vồng” đã ra đời vào tháng 5 năm 2022, dưới sự bảo trợ pháp lý của Quỹ Học Bổng Huỳnh Tấn Phát.

Sân chơi mùa 1 tại trường tiểu học Chơ Ré, điểm trường thôn Ma Bó, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Sân chơi mùa 1 tại trường tiểu học Chơ Ré, điểm trường thôn Ma Bó, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Sân chơi Cầu Vồng là tổ chức xã hội hoạt động không vì lợi nhuận - kiến tạo không gian chơi tại Việt Nam dựa trên nguyên tắc lấy trẻ em làm trung tâm, mọi hoạt động của Dự án đều đặt sự ưu tiên cho sự phát triển An toàn & Sáng tạo của trẻ, đồng thời nhấn mạnh yếu tố cảnh quan tự nhiên và môi trường sống bản địa.

Sau hơn 2 năm hoạt động, Dự án đã thành công xây dựng 8 không gian chơi dành cho hơn 900 trẻ em khó khăn/yếu thế thụ hưởng trực tiếp tại khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc, với sự góp sức của 8 cộng đồng địa phương, hơn 400 tình nguyện viên và sự hỗ trợ nhiệt thành từ chính quyền, nhà trường, các doanh nghiệp và cộng đồng đóng góp.

Nói về lý do thực hiện dự án “Sân chơi Cầu Vồng”, chị Dương Thị Thảo, Quản lý của dự án bộc bạch: “Tất cả các bạn trong team của chúng mình đều có tổn thương nhất định khi còn là trẻ con nên chúng mình rất mong muốn sử dụng đặc quyền của người lớn để làm một điều gì đó cho thế hệ tương lai của đất nước. Lý do mà chúng mình quyết định làm sân chơi, thì với chúng mình, sân chơi chỉ là một giải pháp. Cái mà tụi mình mong muốn và hướng tới, đó là thúc đẩy sự phát triển của các bạn nhỏ, sân chơi được tạo ra có thể giúp nhiều bạn nhỏ có thể chơi, phát triển, được vui cùng 1 lúc. Ở trong mỗi bạn nhỏ đều có sự chơi và chúng mình chỉ tạo ra môi trường để sự chơi được sinh khởi và phát triển”

Để có thể hoàn thiện được 1 sân chơi, các thành viên của Sân chơi Cầu Vồng đã phải trải qua vô vàn khó khăn

Để có thể hoàn thiện được 1 sân chơi, các thành viên của Sân chơi Cầu Vồng đã phải trải qua vô vàn khó khăn

Chị Thảo nhớ lại mùa 1, sân chơi đầu tiên tại Trường tiểu học Chơ Ré, điểm trường thôn Ma Bó, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Trường tiểu học Chơ Ré, điểm trường thôn Ma Bó nằm xa tít thành phố, từ chợ Đài Loan đi vào cũng phải hơn 40km. Trường rộng lắm, nhưng ngoài dãy lớp học và chiếc sân to trên nền đất cứng, thì ở đây rất thiếu thốn về cơ sở vật chất. Nhưng đó lại là nơi hơn 150 bạn nhỏ đồng bào Chu Ru học tập. Chính vì vậy, dự án quyết định làm sân chơi tại điểm trường này, với 4 mô-đun: Nhà cầu tuột, Nhún Parabol, Cột xích xắc, Bộ tròn nhún 60 độ. Các thành viên trong “Sân chơi Cầu Vồng” còn tạo sự phát triển về trí óc thông qua chuỗi workshop sáng tạo Miếng Carton biết nghĩ.

Cứ như vậy, sân chơi mùa 2, mùa 3, mùa 4,.. rồi đến mùa 8 được dựng lên, hơn 61 thiết bị chơi được thiết kế và thi công, 33 workshop, tô điểm cho gần 1000m2 tường trường mới.

Mỗi sân chơi mất từ 3 đến 4 tháng để chuẩn bị, 1 tháng để sản xuất và chỉ có 2 đến 3 ngày để lắp đặt

Mỗi sân chơi mất từ 3 đến 4 tháng để chuẩn bị, 1 tháng để sản xuất và chỉ có 2 đến 3 ngày để lắp đặt

8 mùa xây cũng là vô số khó khăn mà nhóm đã phải trải qua. Anh Nguyễn Thanh Phong, kiến trúc sư quy hoạch, quản lý dự án tâm sự: “Dự án “Sân chơi Cầu Vồng” đã thực hiện được 8 mùa xây dựng và 1 mùa bảo trì trong vòng vỏn vẹn 26 tháng kể từ khi thành lập. Việc xây dựng những sân chơi ở những vùng cao có rất nhiều khó khăn. Có 3 điểm khó khăn mà dự án luôn phải tính toán các giải pháp để đáp ứng trước mỗi mùa xây. Thứ nhất là địa điểm xây dựng dự án và thời tiết. Các xã vùng cao Tây Nguyên và Tây Bắc vô cùng hiểm trở và khó khăn nhất là vào mùa mưa. Việc di chuyển của các tình nguyện viên cũng như tập kết nguyên vật liệu đến việc tổ chức xây dựng, thi công ngoài trời gặp khá nhiều khó khăn. Thứ 2 là tìm kiếm được nguyên vật liệu phù hợp. Khó khăn cuối cùng là sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ…”

Mỗi sân chơi mất từ 3 đến 4 tháng để chuẩn bị, 1 tháng để sản xuất và chỉ có 2 đến 3 ngày để lắp đặt. Vì vậy, đây cũng là khoảng thời gian các thành viên của “Sân chơi Cầu Vồng” dồn toàn lực và tâm huyết để hoàn thành.

Ngoài ra, sau thời gian xây dựng, dự án cũng quay lại để bảo trì sân chơi, đảm bảo cho các em nhỏ có không gian chơi an toàn, thân thiện: “Quan điểm của dự án Sân chơi Cầu Vồng luôn luôn là sân chơi phải đạt được độ an toàn và gieo được niềm vui chơi bền vững cho trẻ nên sân chơi Cầu Vồng luôn mong muốn được quay về những sân chơi để quan sát các em chơi để rút kinh nghiệm. Vừa rồi, dự án cũng quay lại sân chơi ở mùa 1 để bảo trì, mùa bảo trì vừa rồi thực hiện vào ngày 11/8, trong 2 ngày. Tụi mình đã xử lý lại bề mặt gỗ và gia cố những mối nối, mối hàn, tổng thế không gian chơi cũng đã an toàn và bền vững hơn”

Bà con người đồng bào H'Mông (mùa 7) hợp lực đào hố cát cùng Sân chơi Cầu Vồng

Bà con người đồng bào H'Mông (mùa 7) hợp lực đào hố cát cùng Sân chơi Cầu Vồng

“Sân chơi cầu vồng” là một dự án phi lợi nhuận, để có thể thực hiện dự án này, các thành viên của dự án đã phải trải qua nhiều khó khăn trong hơn 2 năm vừa qua. Thế nhưng, chính những niềm vui, những nụ cười của các em nhỏ đã trở thành động lực giúp chị Thảo, anh Phong cùng các cộng sự của mình tiếp tục bước đi trên hành trình thiện nguyện này:

“Có những phụ huynh đã chia sẻ với nhóm là họ đã phải chở con của họ đi 30km từ trong thôn ra tới ngoài thị trấn để cho con chơi nhưng nhờ những sân chơi, tụi mình đã biến 30km thành con số 0. Trong một khoảng khắc, khi mình nghe thấy như vậy thì mình cảm thấy chúng mình không chỉ mang lại không gian chơi mà tụi mình còn có một phép thuật là biến 30km thành con số 0. Đó là một trong những câu nói làm động lực cho mình để xây dựng sân chơi an toàn ở khắp nơi”

“Tụi mình đều tin rằng sự chơi rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ và là nền tảng để chúng ta lớn lên vững vàng và hạnh phúc. Khi thực hiện dự án tại địa phương thì có rất nhiều khó khăn và áp lực, tưởng chừng như đã kiệt sức rồi vì các thành viên trong ban tổ chức phải chăm lo rất nhiều khâu từ thiết kế sân chơi, mua sắm vật tư, làm việc với cộng đồng địa phương, nhà tài trợ, tuyển tình nguyện viên rồi cùng nhau lên kế hoạch thực hiện.

Nhưng khi thấy những nụ cười của các em khi được vui chơi trên sân chơi mới mà tụi mình xây dựng, những đôi mắt trong veo, tròn xoe khi nhìn lên những bức tường mà tụi mình thay mới, sự háo hức và hăng say của các em khi tham gia các chương trình sáng tạo thì mọi vất vả của chúng mình đều tan biến. Một động lực nữa là sự đùm bọc của cộng đồng khi cả làng cùng chung tay đào đất với chúng mình, cùng đổ bê- tông, mài gỗ,..cùng giao lưu văn hoá, rồi sự chung tay của nhiều doanh nghiệp..”

Hơn hết, vượt qua mọi khó khăn, đó chính là tinh thần mà dự án “Sân chơi Cầu Vồng” luôn theo đuổi, đó là chính trực, tôn trọng, sáng tạo, bền vững và an toàn.

Sân Chơi Cầu Vồng đã xây dựng mạng lưới Đại Sứ và Tình Nguyện Viên từ nhiều ngành nghề và vùng miền khác nhau, tham gia vào các quá trình của dự án

Sân Chơi Cầu Vồng đã xây dựng mạng lưới Đại Sứ và Tình Nguyện Viên từ nhiều ngành nghề và vùng miền khác nhau, tham gia vào các quá trình của dự án

Trên hành trình vững bước, dự án “Sân chơi Cầu Vồng” đặt mục tiêu đến năm 2025, cùng cộng đồng kiến tạo thành công 10 Không gian chơi an toàn – sáng tạo cho trẻ em tại khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, ra mắt Sổ tay Sân Chơi An Toàn cho trẻ em khu vực Tây Nguyên dựa trên trải nghiệm và nghiên cứu của các thành viên trong dự án.

Xa hơn nữa, dự án mong muốn có thể thay đổi tư duy của cộng đồng về "sự chơi", bằng cách kiến tạo Không gian chơi an toàn cho trẻ em trên phạm vi toàn quốc; thiết lập sổ tay về thiết kế không gian chơi an toàn – sáng tạo tại Việt Nam; Xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân chuyên về lĩnh vực thiết kế sân chơi trẻ em; Thay đổi tư duy cộng đồng về tầm quan trọng của sự chơi đối với sự phát triển chung của mỗi người cũng như có thể đóng gói quy trình dự án, các thiết kế không gian chơi để nhận rộng cho các dự án thiện nguyện trên khắp cả nước. 

---

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thục Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều tuyến đường vẫn ngập nhưng nước đã bắt đầu rút

Hà Nội: Nhiều tuyến đường vẫn ngập nhưng nước đã bắt đầu rút

Vào sáng nay (12/9), mưa đã dứt nhưng do ảnh hưởng từ cơn mưa lớn hôm qua nên nhiều tuyến đường nước vẫn chưa kịp rút, có điểm vẫn ngập sâu 50 - 60cm, các phương tiện vẫn gặp nhiều khó khăn.

Huy động trạm bơm tiêu nước chống ngập cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Huy động trạm bơm tiêu nước chống ngập cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.

Giao thông thiệt hại chưa từng có, khắc phục và giảm thiểu thế nào?

Giao thông thiệt hại chưa từng có, khắc phục và giảm thiểu thế nào?

72 tuyến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ngập lụt; Hàng loạt tuyến đường ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bị ngập sâu hoặc sạt lở ta luy, 2 nhịp cầu Phong Châu – Phú Thọ bị nước lũ cuốn phăng, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích tính.

Sau đợt lũ lịch sử, mong khẩn cấp đại tu cầu Chương Dương

Sau đợt lũ lịch sử, mong khẩn cấp đại tu cầu Chương Dương

Trong những ngày này, để đảm bảo ATGT, Hà Nội đang tạm cấm người và phương tiện qua cầu Đuống, cầu Long Biên. Riêng với cầu Chương Dương thì hạn chế môt số phương tiện lưu thông.

Lái xe kiểu “bất chấp”, tai nạn đến bất ngờ

Lái xe kiểu “bất chấp”, tai nạn đến bất ngờ

Điều khiển xe đi ngược chiều là nguyên nhân trực tiếp gây va chạm, dẫn đến tai nạn giao thông. Dù biết vậy, nhưng ở TP. Cần Thơ, vẫn còn một bộ phận người dân cố tình đi ngược chiều.

Trong bão giông, tình người được thắp sáng

Trong bão giông, tình người được thắp sáng

Bão Yagi đi qua, kéo theo những thiệt hại về người và tài sản. Những ngày qua, người dân cả nước đang dành trọn “tình yêu thương” cho các tỉnh phía bắc. Đứng trước sự tàn phá của thiên nhiên thì sức mạnh tinh thần lại được nhân lên gấp bội, những câu chuyện về tình người lại được thắp sáng…