Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Quán cơm Shinbi 2k

Hồng Nhung: Thứ năm 01/08/2024, 14:50 (GMT+7)

Quán cơm nhỏ có tên “ Nụ cười Shinbi” nằm đối diện Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều, Hà Nội. Cứ mỗi buổi chiều từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, tiệm cơm lại được đón tiếp những vị khách đặc biệt ghé thăm chỉ với giá 2 nghìn đồng.

Hiện tại quán cơm “Nụ cười Shinbi” do vợ chồng anh chị Võ Tiên Lâm và chị Nguyễn Trà My quản lý. Nhắc đến hành trình đỏ lửa của bếp chị My chia sẻ hai vợ chồng anh chị từng là tình nguyện viên tích cực của một quán cơm 2k ở gần khu bệnh viện K3 Tân Triều đợt cao điểm dịch Covid 19 tại Hà Nội lúc đó quán có tên là Yên Vui.

Đến đầu năm 2023 quán dừng hoạt động nhưng có rất nhiều bệnh nhân, nhà tài trợ và hàng xóm xung quanh đó quay lại hỏi nên vợ chồng anh chị đã quyết định lấy lại quán.

Quán cơm “Nụ cười Shinbi” nằm đối diện Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều, Hà Nội

Quán cơm “Nụ cười Shinbi” nằm đối diện Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều, Hà Nội

Chị Nguyễn Trà My chia sẻ: "Mình nhấn mạnh vào chữ Nụ cười vì mong muốn bản thân những người vận hành dùng những nụ cười để đổi lấy nụ cười cho bệnh nhân và người nhà chia sẻ khó khăn và mang lại ấm áp cho họ trên hành trình chữa bệnh có nhiều lo lắng. Còn từ Shinbi là để tri ân một bác sĩ nha khoa trên địa bàn Hà Nội là người sáng lập cùng vợ chồng mình khi mở quán"

Vậy là với số tiền tài trợ đầu tiên là gần 20 triệu đồng vợ chồng anh chị bắt tay vào xây dựng Nụ cười Shinbi. Bên cạnh đó quán cũng nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của rất nhiều các mạnh thường quân trên cả nước. Có người thì ủng hộ tiền, gạo, rau, gia vị,… người thì chung tay góp sức. Tất cả cùng đồng lòng đã phần nào giúp vợ chồng chị My duy trì lâu dài quán cơm để cứ mỗi buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần tiệm cơm lại đông đúc người bán, người mua mà mỗi suất cơm chỉ có giả 2 ngàn đồng.

Để chuẩn bị những phần cơm nóng hổi, thơm ngon, các thành viên của quán phải đi chợ từ sáng sớm, nấu cơm từ trưa và bày biện dọn dẹp bàn ghế từ chiều. Các suất cơm đều được nấu bằng tình thương và phải đảm bảo sức khỏe, cơm ngon, canh ngọt vì những thực khách ở đây sức khỏe vốn đã yếu. 

Thực đơn sẽ được thay đổi theo từng ngày, gồm: 1 món chính, 2 món phụ, 1 món canh và 1 đồ tráng miệng. Những ngày đầu tiên quán bán chừng 150 suất, nhưng thời điểm hiện tại quán bán ra từ 350-700 suất mỗi ngày.

Hiện tại quán cơm “Nụ cười Shinbi” do vợ chồng anh chị Võ Tiên Lâm và chị Nguyễn Trà My quản lý

Hiện tại quán cơm “Nụ cười Shinbi” do vợ chồng anh chị Võ Tiên Lâm và chị Nguyễn Trà My quản lý

Với số lượng thực khách đông như vậy nhưng lại chỉ có chừng 20 tình nguyện viên phục vụ nên quán cũng gặp phải những khó khăn về nhân lực, chưa kể lượng bệnh nhân đến ăn mỗi ngày đều khác nhau nên việc tính toán, ước chừng lượng thức ăn để nấu cũng là bài toán được cân nhắc, mỗi ngày quán sẽ nấu một lượng món ăn vừa đủ, những người đến khi hết cơm quán sẽ nấu mì hoặc thay bằng món khác. Tránh việc nấu quá nhiều xong bị thừa, lãng phí thức ăn.

Tuy là như vậy nhưng ai cũng vui vẻ dành những nụ cười thay lời cảm ơn đến các thành viên Shinbi vì họ đều biết rằng tất cả mọi thành viên đã nỗ lực cân đối mọi chi phí, nhân lực để có được những bữa cơm ngon mỗi ngày.

Chị My cho biết: "Bọn mình không có đầu bếp cố định, chỉ có duy nhất một người được trả lương ở quán chị ấy có thể nấu được món đơn giản, quản lý và dọn dẹp quán. Còn lại có 4 người sẽ tham gia vào việc nấu nướng nhưng hầu hết là những người không phải đầu bếp chuyên nghiệp. Có một chị đã từng mở quán cơm, 1 bạn cũng làm nhà hàng,1 anh tình nguyện viên ban đầu không biết nấu nhưng giờ nấu rất ngon. Đại khái là khi mọi người đến đây bằng cái tâm và sự học hỏi của mình thì đều làm được rất nhiều việc bởi vì từ những người chuyên môn rất ít nhưgn khi đến quán đều cố gắng tạo ra những món ăn đầy đủ dinh dưỡng"

Mỗi suất cơm chỉ có giả 2 ngàn đồng

Mỗi suất cơm chỉ có giả 2 ngàn đồng

Đối với những bệnh nhân ung thư điều trị dài ngày không phải ai cũng có đủ điều kiện để kiên trì chữa bệnh nên đối với họ những bữa cơm 2k đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí để chăm lo thêm vào tiền thuốc men, có thêm chút sức lực để chống chọi với bệnh tật, và có thêm nghị lực, niềm tin vào cuộc sống.. Hơn thế nữa khi đến quán mua cơm họ đều được phục vụ bằng sự tận tâm nhất nên đó chính là lý do vì sao Shinbi vẫn nhận 2 nghìn đồng mỗi suất để các bệnh nhân không có cảm giác phải mắc nợ ai.

Đến với Shinbi có rất nhiều hoàn cảnh đáng thương, có nhà thì cả hai người mắc ung thư, có những bạn nhỏ 6 tháng tuổi đã theo bố mẹ chữa bệnh. Nhưng chị My nhớ nhất là hình ảnh của bạn Minh ở Bắc Giang mỗi ngày đều mang theo một chiếc cốc giấy đến quán mua cơm vì hoàn cảnh khó khăn không có cả cặp lồng mang về cho chồng.

Bạn Minh cho biết: "Em với chồng đi ra Hà Nội chữa bệnh, sang quán ăn cơm. Quán rất là tốt, chị My với mọi người nấu cơm ở đấy rất nhiệt tình vui vẻ. Em cảm giác có một tình yêu cho những bệnh nhân và người nhà nhà em. Em sang quán ăn cơm rất nhiều lần rồi, quán có một tình yêu to đùng luôn ạ. Em ăn một bữa cơm mà rất hạnh phúc dù trong lòng đi chữa bệnh rất là buồn. Em rất biết ơn chị Trà My và quán nụ cười Shinbi. Chị đấy có một tấm lòng vàng đến với các bệnh nhân"

Đối với những bệnh nhân ung thư điều trị dài ngày những bữa cơm 2k giúp họ tiết kiệm được rất nhiều chi phí

Đối với những bệnh nhân ung thư điều trị dài ngày những bữa cơm 2k giúp họ tiết kiệm được rất nhiều chi phí

Cảm ơn những chia sẻ của Minh để Thiên lý hữu tình hôm nay có thể gửi đến các thành viên của Shinbi như một lời tri ân dành cho sự tử tế. Mong rằng thời gian tới quán sẽ có thể nhân rộng mô hình và thêm cơ sở để có thể mang được nhiều “ nụ cười” cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn với thông điệp dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất thì hãy luôn giữ nụ cười trong tim để mạnh mẽ vượt qua mọi sóng gió.

---

Các bạn thân mến.

Thiên lý hữu tình hôm nay xin được khép lại tại đây. Nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.

Hồng Nhung/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Bán trú không cơm”: Phụ huynh nhận định không nên dạy trẻ học đối phó

“Bán trú không cơm”: Phụ huynh nhận định không nên dạy trẻ học đối phó

Tại trường THCS Lương Định Của (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đang có hình thức “bán trú không cơm” gây xôn xao dư luận. Đây thực chất là cách xoay sở của các phụ huynh trong khi vấn đề suất ăn bán trú của trường chưa được cải thiện trong thời gian dài.

Trường chuẩn phải là những ngôi trường hạnh phúc

Trường chuẩn phải là những ngôi trường hạnh phúc

Ở các đô thị lớn, việc đăng ký cho con cái được học ở những ngôi trường đạt chuẩn ngày càng khó khăn.Và sự khó khăn đó khiến cho rất nhiều người trong chúng ta đôi khi quên mất rằng điều quan trọng nhất ở một môi trường giáo dục chính là cảm nhận của học sinh về niềm hạnh phúc và sự tử tế.

Còn đâu vỉa hè phường Hàng Buồm?

Còn đâu vỉa hè phường Hàng Buồm?

Vừa qua, Kênh VOV Giao thông nhận được nhiều ý kiến của người dân về tình trạng khu vực vỉa hè trên nhiều tuyến phố của phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Hà Nội: Kiểm soát toàn bộ cửa hàng kinh doanh trái cây, cách nào thực hiện?

Hà Nội: Kiểm soát toàn bộ cửa hàng kinh doanh trái cây, cách nào thực hiện?

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025”, trong đó đặt mục tiêu tới năm 2025, 100% cửa hàng kinh doanh trái cây có đăng ký kinh doanh, được cấp biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”.

Biển báo thay vì barie “khóa” đường: Cách chống ùn tắc hiệu quả, hạn chế tranh cãi

Biển báo thay vì barie “khóa” đường: Cách chống ùn tắc hiệu quả, hạn chế tranh cãi

Có lẽ câu chuyện gây tranh luận sôi nổi nhất về giao thông đô thị những ngày qua là việc khu dân cư trục Thượng Định, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đặt barie sắt vào khung giờ cao điểm ngăn xe máy vào ngõ, với mục đích tránh ùn tắc, hạn chế tai nạn, phiền toái trong sinh hoạt.

Tài xế chia sẻ cách hóa giải bạo lực giao thông

Tài xế chia sẻ cách hóa giải bạo lực giao thông

Những vụ việc vặt gương nhau, đập vỡ kính xe vì không nhường đường, thậm chí dùng tay chân để giải quyết va chạm giao thông thời gian gần đây có xu hướng diễn biến phức tạp. Việc chuẩn bị tâm lý và cách ứng xử để hóa giải bạo lực giao thông có lẽ cần được xem là một kỹ năng quan trọng.

Vũ điệu sắc màu trên cây lộc vừng cổ thụ

Vũ điệu sắc màu trên cây lộc vừng cổ thụ

Sau sự kỳ thú, tò mò về cây lộc vừng 9 gốc đặc biệt nhất ở Hồ Gươm trong chuyến hành trình trước của Bộ hành qua phố, hôm nay, chúng ta hãy thêm vài bước chân tới đoạn ngay ngã 3 phố Trần Nguyên Hãn-ĐInh Tiên Hoàng để lắng nghe câu chuyện đầy sắc màu trên cây lộc vừng cổ thụ nhé.