Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Quán cơm treo Sài Gòn

Hồng Nhung: Thứ ba 27/08/2024, 14:26 (GMT+7)

Có một quán cơm nhỏ nhưng rất đặc biệt trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM. Quán triển khai hình thức “ cơm treo” do bạn Thành Công, 23 tuổi làm chủ quán.

Cơm treo là hình thức phỏng theo mô hình cafe treo ở Ý đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và đói nghèo gia tăng. Thời gian gần đây ở TP HCM bắt đầu xuất hiện vài quán ăn triển khai theo hình thức cơm tương tự.

Thành Công cũng bắt đầu triển khai hình thức này từ đầu tháng 5. Anh đặt thùng nhựa giữ nhiệt trước cửa quán, đóng biển có nội dung "Cơm treo gửi tới cô chú khó khăn. Mở lên, nếu có cơm hãy lấy một phần".

'Cơm treo gửi tới cô chú khó khăn. Mở lên, nếu có cơm hãy lấy một phần'.

"Cơm treo gửi tới cô chú khó khăn. Mở lên, nếu có cơm hãy lấy một phần".

Trong quán cơm 80 m2, Công dán trên tường ba tờ thông tin giải thích về hình thức: "Không phải là cơm từ thiện, nó là phần chia sẻ lại của khách cho những cô chú có hoàn cảnh khó khăn khi đi ngang quán mình. Ví dụ một phần ăn như thế là 35 ngàn, khách có thể mua để treo lại thùng giữ nhiệt trước quán, mình bán với giá 20 ngàn thôi nhưng chất lượng vẫn là 35 ngàn. Mọi người cũng thích, mình thấy là lần sau có dịp đi ngang quán, họ sẽ treo lại 2 hoặc là 3 phần"

Đúng là mới đầu nghe đến cái tên cơm treo ai cũng thấy lạ, có người nghĩ đó là tên một món ăn được chế biến với hình thức mới, nhưng dần dần mọi người truyền tai nhau thì bắt đầu có nhiều người đến để ủng hộ. Khách đến nhận là trẻ em, người già bán vé số, nhặt ve chai, bán hàng rong ngang qua. Vậy là giữa nhịp sống hối hả của Sài Gòn, tấm bảng “cơm treo” nho nhỏ ở một góc đường đã trở thành điểm đến ấm lòng của những người có hoàn cảnh khó khăn. 

Thành Công nói, từ ngày mở cơm treo, anh chưa bao giờ chủ động kêu gọi khách hàng "treo" cơm lại quán. Anh không chọn cách giới thiệu về cơm treo bằng lời, thay vào đó anh truyền tải thông điệp qua những dòng chữ ghi chú trong quán. Vì như đã chia sẻ anh chưa bao giờ gọi đây là cơm từ thiện mà đơn giản chỉ là sự sẻ chia bát cơm giữa người với người. Một hộp cơm có thể không lớn, nhưng mỗi suất cơm treo luôn đảm bảo có thịt và canh như một suất bình thường.

Mới đầu cơm treo có giá 25 ngàn, nhưng về sau khi thấy các em học sinh cũng có nhu cầu muốn "treo" cơm, anh hạ giá xuống 20.000 đồng để vừa vặn túi tiền của nhiều người. Quán mở cửa từ 16h đến 0h, khách muốn đến ủng hộ cơm treo có thể đến trong khung giờ đó. Lắm lúc, có những ngày không có phần cơm nào được treo lại, anh Công cũng chủ động làm thêm vài suất, để vào thùng vì anh muốn  khi các cô chú mở thùng ra đều thấy có cơm trong đó.

"Cơm 'treo' là ngẫu nhiên, cũng không phải là hình thức phát từ thiện định kỳ nên người nhận không bị ngại. Anh cũng luôn dặn nhân viên là hãy luôn tạo sự thoải mái, tự nhiên mỗi khi có người đến lấy cơm. Cứ để cô chú tự mở thùng lấy cơm rồi rời đi một cách lặng lẽ, như vậy đỡ tạo cảm giác ngại ngùng hơn.

Anh Thành Công bắt đầu triển khai hình thức 'Cơm treo' từ đầu tháng 5

Anh Thành Công bắt đầu triển khai hình thức "Cơm treo" từ đầu tháng 5

Tuy hành động xuất phát từ tấm lòng và mô hình nhỏ nhưng Thành Công từng gặp không ít những lần khách hàng đặt hoài nghi về anh: "Có nhiều người họ nghĩ mình bán một phần cơm 20 ngàn là có lời rồi, nhưng mà thời buổi kinh tế khó khăn, vật chất cũng tăng nên là một phần cơm 20 ngàn thì không có lời gì hết, thậm chí là lỗi tiền nhân viên, mặt bằng. Nhưng mà những lời đó cũng không có bao nhiêu người nên mình cũng không nghĩ gì tới"

"Cơm treo" ra đời cũng dựa trên lòng tin và sự tự nguyện. Nếu bạn đủ tin tưởng thì gửi gắm vào đây, nếu không thì có thể chọn cách thức khác – Anh Công chia sẻ thêm.

Sài Gòn hoa lệ là thế nhưng có những người muốn ăn cơm sườn, cả nhà phải dành dụm tiền đến cả tháng mới đủ mua một hộp cơm nhỏ cho 3 người. Mỗi người đến với quán lại là có một câu chuyện cuộc đời riêng. Vậy nên từ khi thực hiện mô hình này Thành Công cũng như rất nhiều người đến quán đều cảm thấy hạnh phúc khi được nhìn thấy những nụ cười, ánh mắt, rồi cái thở phào nhẹ nhõm vì đêm nay không còn sợ đói từ những mảnh đời "thiếu ăn thiếu mặc" .

Bạn Long chia sẻ: "Mình ở gần đây và có tới quán này ăn một lần nên được biết đến mô hình cơm treo của quán, mình thấy có nhiều người ăn xong họ đều mua lại một phần để đó nên mình làm theo thôi. Nhưng sau đó mình cảm thấy rất vui vì làm được điều ý nghĩa. Số tiền không quá nhiều nhưng lại giúp đỡ được các cô chú khó khăn nên sau này mình có quay lại quán vài lần và lần nào cũng treo lại một phần như  thế"

Quán cơm nhỏ nhưng rất đặc biệt trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM

Quán cơm nhỏ nhưng rất đặc biệt trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM

Những hộp cơm treo đem đến những bữa ăn no cho người khó khăn xa lạ là tấm lòng của những người âm thầm tốt bụng không đòi hỏi ai biết tới. Việt Nam là thế, chỉ cần một bàn đưa ra thì sẽ có bàn tay khác nắm lấy để không ai bị bỏ lại phía sau và cùng nhau lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp.

----

Các bạn thân mến.

Thiên lý hữu tình hôm nay xin được khép lại tại đây. Nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Hồng Nhung/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thoát nước ở nông thôn

Thoát nước ở nông thôn

Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.

Xe buýt là phương tiện ưu tiên, không có nghĩa được bỏ qua vi phạm

Xe buýt là phương tiện ưu tiên, không có nghĩa được bỏ qua vi phạm

Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè

Giá cafe trong nước và thế giới đều biến động mạnh

Giá cafe trong nước và thế giới đều biến động mạnh

Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.

Xin đừng lạm dụng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xin đừng lạm dụng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.

Lưu thông trên cao tốc: Tại sao đường càng đẹp, tai nạn lại càng nhiều?

Lưu thông trên cao tốc: Tại sao đường càng đẹp, tai nạn lại càng nhiều?

Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?

Không hiểu tiếng Việt

Không hiểu tiếng Việt

Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 2):  Ùn tắc liên miên nhưng cầu đường vẫn “ế”

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 2): Ùn tắc liên miên nhưng cầu đường vẫn “ế”

Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.