Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Mới đây Bộ GTVT đã phát đi cảnh báo về dự án này. Để cán đích tiến độ theo hợp đồng đã kí, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, các nhà thầu sẽ làm gì để thúc tiến độ các dự án này?
Trong 3 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đầu tư theo phương thức PPP, dự án Diễn Châu–Bãi Vọt đáng lo ngại nhất vì sản lượng thi công thấp, tiến độ chậm.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại gói thầu XL-01, Nhà thầu Công ty TNHH Hòa Hiệp đang bố trí các mũi thi công ba ca liên tục hầm Thần Vũ (một trong những hạng mục thi công khó nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam bởi đi xuyên qua địa hình hiểm trở và có độ dài lớn); đồng thời bổ sung máy móc, thiết bị “gánh vác” phần việc của một số nhà thầu yếu và đang bị chậm tiến độ trong liên danh.
Ông Võ Sơn Hải, Chỉ huy trưởng thi công Bắc hầm Thần Vũ, Nhà thầu Hòa Hiệp cho biết: "Đường găng tiến độ lớn nhất của Hòa Hiệp có 3 điểm chính, một là cầu Hưng Đức – Cầu dài nhất trên tuyến, thứ hai là cầu Sơn Dương 2 do lấy lại của đơn vị bị chậm và thứ ba là hầm Thần Vũ, bởi vì thay đổi thiết kế cửa hầm phía Nam nên mất thời gian khoảng 3 tháng.
Hiện tại chúng tôi đang khắc phục khó khăn bằng cách, đối với hầm thi công cuốn chiếu. Cụ thể vừa đào phần vòm và song song là đào phần hạ nền, để đến khi thông hầm thì sẵn sàng có công địa để thực hiện các công việc kế tiếp".
Cũng theo ông Võ Sơn Hải hiện nay nguồn cát phục vụ dự án đang rất khan hiếm và bị đẩy giá lên khá cao; vật liệu đất đắp K95 đang cần khoảng 400 nghìn m3, đơn vị đang tận dụng tối đa đất, đá trong khu vực để sử dụng, về lâu dài địa phương cần sớm cấp phép các mỏ vật liệu.
Tại gói thầu XL-02, dù đã gần 19h tối nhưng trên công trường thi công cầu Ồ Ồ người lao động vẫn miệt mài thi công, quyết bám sát tiến độ đã cam kết. Chia sẻ với phóng viên ông Trương Minh Tiến, Chỉ huy trưởng Dự án Diễn Châu–Bãi Vọt (Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn) cho biết, với khối lượng 5,42km đường và 6 cầu chiều dài hơn 3km, lại thi công trong khu vực rừng núi khó khăn nhưng đơn vị vẫn quyết về đích sớm hơn từ 2-3 tháng so với hợp đồng đã kí.
"Hiện nay đường găng tiến độ của dự án trước hết đó là phải xử lý nền đất yếu (cắm bấc thấm, thời gian gia tải từ 8-10 tháng) hiện tại đơn vị đã hoàn thành đắp chờ lún 2,6km đường; đường găng thứ hai là thi công 2 cầu lớn là cầu Thần Vũ 2 và cầu Ồ Ồ. Hiện tại bây giờ chúng tôi thi công 3 ca 4 kíp làm thông suốt để đảm bảo tiến độ của dự án", ông Tiến cho biết/
Theo Ban quản lý dự án 6, tiến độ của Hợp đồng BOT ký giữa Bộ GTVT với Liên danh Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án, công tác thi công nền đường và đường công vụ phải hoàn thành trước ngày 23/2/2023.
Tuy nhiên hiện tại khối lượng thi công giếng cát mới đạt hơn 81%, bấc thấm hơn 97%, khối lượng đắp cát mới đạt 1,4 triệu m3/2,1 triệu m3, đường công vụ còn hơn 1km chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, các cầu vượt kênh, sông suối nhỏ phải hoàn thành trước ngày 23/2/2023, nhưng hiện tại vẫn còn 4/8 cầu cầu chưa triển khai thi công…
Dự án Diễn Châu–Bãi Vọt hiện có 4 gói thầu xây lắp, trong đó gói thầu XL-04 đang chậm tiến độ nhất, các nhà thầu chưa huy động đủ máy móc thiết bị theo yêu cầu để bù tiến độ.
Ông Nguyễn Phi Sơn, Ban điều hành dự án phân tích một số nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ: "Công tác giải ngân vốn nhà nước vẫn đảm bảo, còn vốn vay thương mại tuy đã thông suốt nhưng do biến động lãi suất liên tục nhà nước đang phải điều tiết làm sao đảm bảo nguồn vốn vay phù hợp; các điều kiện liên quan đến rủi ro vay vốn hiện các ngân hàng đang thắt chặt.
Một vấn đề nữa là bài toán vật tư, vật liệu tương đối nan giải, nguồn cấp đã khó nhưng khó nữa là vấn đề vận tải đang bị ép giá và giá rất cao. Trong bối cảnh 1 doanh ngiệp cùng lúc thực hiện nhiều dự án cũng dẫn đến phân tán máy móc thiết bị cũng là một yếu tố khó khăn".
Cũng theo ông Nguyễn Phi Sơn khó khăn còn rất nhiều, đặc biệt là vật liệu cát đá dự báo sẽ tăng và rất khan hiếm khi các nhà thầu đồng loạt triển khai thi công móng mặt đường. Để đảm bảo tiến độ, các nhà thầu cần phải bổ sung kịp thời nguồn vốn ngắn hạn để mua cát, đất đắp và thi công các hạng mục đường. Đồng thời tiếp tục huy động nhân lực, thiết bị triển khai đồng loạt các mũi thi công, đặc biệt là các hạng mục đường găng đang chậm tiến độ; tổ chức tăng ca tăng kíp để bù tiến độ.
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…